Ma Trận SWOT Là Gì? Vai Trò, ứng Dụng Của Phân Tích SWOT

Ma trận SWOT là gì? Phân tích ma trận SWOT có vai trò như thế nào với doanh nghiệp. Đồng thời làm thế nào để triển khai phân tích SWOT một cách hiệu quả, quá trình phân tích tồn tại những ưu, nhược điểm nào. Tại sao việc sử dụng ma trận SWOT lại quan trọng đến vậy. Trong bài viết này Trinhducduong.com sẽ cùng các ban đi trả lời tất cả những câu hỏi đó.

Tóm Tắt Nội dung

Tổng quan về ma trận SWOT là gì?

Trong thế kỷ 21 với sự bùng nổ của khoa học công nghệ và kết nối, việc đưa doanh nghiệp phát triển vượt qua sóng gió là không dễ dàng. Để có thể sống sót doanh nghiệp cần phân tích vấn đề khách quan, chủ quan ảnh hướng đến tình hình kinh doanh của mình. Lúc này SWOT đóng một vai trò vô cùng quan trọng không chỉ với hoạt động kinh doanh mà cả marketing… Vậy Swot là gì mà nó lại quan trọng đến vậy.

Ma trận SWOT là gì?

Ma trận SWOT hay mô hình SWOT là một công cụ giúp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức của doanh nghiệp, dự án kinh doanh hay một chương trình marketing. Ma trận SWOT hình thành từ 4 yếu tố: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ). Ma trận SWOT sử dụng với mục đích phân tích chiến lược và lập kế hoạch dựa trên yếu tố nội tại (chủ quan), và yếu tố tác động bên ngoài (khách quan). Thông thường để dễ dàng phân tích người ta chia mô hình SWOT thành 4 phần trong một hình vuông. Vì vậy Mô hình SWOT thường được gọi với cái tên ma trận SWOT

Ma trận SWOT xuất hiện một cách đầu đủ từ năm 1964 tại tại Zurich Thuỵ Sĩ. Tại đây họ tiến hành thay thế F ( Fault) trong SFOT thành W (Weakness) trong SWOT. Sau đó đến năm 1966 phiên bản đầu tiên của ma trận SWOT được giới thiệu thông qua công trình nghiên cứu tại tập đoàn Erie Technological. Những năm tiếp theo học thuyết về ma trận SWOT liên tục được phát triển. Cuối cùng vào năm 2004 ma trận SWOT được hoàn thiện và chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới.

Ma trận SWOT là gì

Phân tích ma trận SWOT là gì?

Tôi đã nhắc tới các thành tố của ma trận SWOT bao gồm: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ). Vậy phân tích cụ thể của các thành tố xuất hiện trong ma trận SWOT này là gì nhé. Với các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ trước khi tung ra thị trường họ cần phải thực hiện nghiên cứu ma trận SWOT

S – Strengths (Điểm mạnh) trong ma trận SWOT

S là viết tắt của Strengths hay còn gọi là điểm mạnh của doanh nghiệp hoặc sản phẩm. Đây là khái niệm để chỉ điểm đặc điểm vượt trôi, độc đáo, khác biệt của sản phẩm hoặc doanh nghiệp. Điểm mạnh bản chất là giá trị gia tăng từ chuỗi giá trị cho khách hàng mà đối thủ không thể tạo ra. Ví dụ: Điểm mạnh của một sản phẩm có thể là giá rẻ hơn các đối thủ trên thị trường. Nhưng bản chất giá rẻ đó bắt nguồn từ chi phí đầu vào, chi phí tạo ra sản phẩm, chi phí marketing,…

Điểm mạnh bao gồm cả yếu tố trực tiếp hoặc giám tiếp tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Điểm mạnh được phân tích dựa trên việc đặt các câu hỏi về lợi thế mà bạn đang sở hữu: Con người, thương hiệu, chất lượng, kỹ năng, mối quan hệ, công nghệ, tính mới… Một vài yếu tố khác mà chúng ta thường nhắc đến về điểm mạnh của sản phẩm, dự án hay doanh nghiệp như:

      • Lợi thế về nguồn lực: Bao gồm các yếu tố của doanh nghiệp không liên quan đến sản phẩm, dịch vụ: Nguồn lực, cơ sở vật chất, tài sản, tài chính, marketing, con người, công nghệ, quy trình, văn hoá, quản trị, hệ thống kỹ thuật…
      • Lợi thế về sản phẩm dịch vụ: Bao gồm các yếu tố lợi thế mà sản phẩm, dịch vụ trực tiếp mang lại: Giá cả, chất lượng sản phẩm, tính mới, thành phần, công thức…

W – Weaknesses (Điểm yếu) trong ma trận SWOT

W là viết tắt của Weaknesses hay còn gọi là Điểm yếu của sản phẩm, dịch vụ, dự án hay doanh nghiệp. Điểm yếu được hiểu là các yếu tố bạn làm chưa tốt bằng đối thủ; và các yếu tố bạn cảm thấy cần cải tiến nhưng chưa thực hiện được. Một sản phẩm, hay doanh nghiệp chắc chắn tồn tại vô số các điểm yếu khác nhau.

Để có thể tìm ra được điểm yếu của sản phẩm, bạn nên dò lại 1 lượt tất cả các yếu tố của sản phẩm. Sau đó xem xét lại yếu tố nào mình chưa làm tốt so với đối thủ, yếu tố nào có thể cải thiện được nhưng chưa được cải thiện. Tất cả chúng đều là điểm yếu (Weaknesses) của doanh nghiệp hoặc sản phẩm, dự án. Đôi khi việc phân biệt giữa điểm mạnh và điểm yếu không phải dễ dàng. Ví dụ: 1 sản phẩm giá cao có thể làm điểm mạnh cũng có thể làm điểm yếu; nó còn tuỳ vào phân khúc khách hàng và loại đối thủ mà doanh nghiệp hướng tới. Bằng cách đặt ra một loạt các câu hỏi bạn sẽ dễ dàng tìm ra điểm yếu của mình như:

      • Quy trình nào bạn có thể làm được mà chưa làm?
      • Yếu tố nào đối thủ làm được mà bạn chưa làm được
      • Quy trình, yếu tố nào bạn có thể cải thiện, cải tiến, đổi mới?
      • Yếu tố cần mà đối thủ có bạn chưa có?
      • Con người, cơ sở vật chất, địa điểm… điều gì bạn còn yếu kém?

O – Opportunities (Cơ hội) trong ma trận SWOT

O là viết tắt của Opportunities hay còn gọi là cơ hội trong ma trận Swot. Đây là chữ cái biểu thị cho các yếu tố thuận lợi từ môi trường bên ngoài tác động vào doanh nghiệp. Opportunities chỉ thực sự là cơ hội khi mà nó phù hợp với năng lực của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể chớp lấy cơ hội phát triển. Khi nhắc đến cơ hội trong kinh doanh người ta thường nghĩ tới các yếu tố thuận lợi giúp đẩy nhanh quá trình chiếm lĩnh thị trường, thị phần. Thông thường các yếu tố cơ hội thường đến từ các hỗ trợ, hoặc những gì mà đối thủ chưa làm. Việc nhìn nhận các cơ hội trong kinh doanh giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư phát triển một cách đúng mức. Các yếu tố về cơ hội của doanh nghiệp bao gồm:

      • Các chính sách hỗ trợ từ nhà nước, và tổ chức khác
      • Sản phẩm dịch vụ mới đang được chấp nhận và nở rộ.
      • Công nghệ ứng dụng mới phát triển
      • Các điều kiện thiên nhiên, khi hậu, thổ nhưỡng phù hợp.
      • Con người, nhân công…

T – Threats (Thách thức) trong ma trận SWOT

T là viết tắt của từ Threats (Thách thức) trong ma trận SWOT. Đây là từ biểu thị các thách thức, khó khăn từ bên ngoài tác động vào doanh nghiệp, hoặc các mối đe doạ tiềm tàng. Trong quá trình phát triển luôn xuất hiện các yếu tố khiến công ty dễ bị ảnh hưởng, rung lắc, làm chậm hoặc phá huỷ hoạt động của doanh nghiệp.

Trong quá trình phát triển yếu tố thách thức tồn tại ở 2 dạng gồm: Thách thức được dự báo trước, và thách thức phát sinh. Vì vậy khi triển khai dự án mới các doanh nghiệp cần tiên lượng được các yếu tố rủi ro, thách thức. Từ đó đưa ra các phương án giải quyết phù hợp, né tránh hoặc vượt qua các thách thức. Đồng thời doanh nghiệp cũng nên có các chiến lược về dự phòng rủi ro; nhằm chuẩn bị cho các thách thức phát sinh trong quá trình triển khai, vận hành. Những câu hỏi liên quan đến thách thức trong ma trận SWOT bao gồm:

      • Đối thủ nào đã có và có thể xuất hiện sau này?
      • Doanh nghiệp mới có thể vượt lên nhờ công nghệ trong tương lai không?
      • Quy trình vận hành, giá cả, chất lượng sản phẩm có dễ dàng bị sao chép, cạnh tranh không?
      • Hành vi, nhu cầu của khách hàng trong tương lai sẽ thay đổi ra sao?
      • Các vấn đề chính trị, xã hội, chính sách của quốc gia sẽ tác động như thế nào?
      • Tình hình thiên tai, địch hoạ, tác động ra sao tới doanh nghiệp?

Mở rộng ma trận SWOT là gì?

Mở rộng ma trận SWOT là khái niệm chỉ việc áp dụng các chiến lược khác nhau dựa trên mô hình SWOT. Việc kết hợp các ký tự trong 4 yếu tố này giúp bạn dễ dàng tìm ra thế mạnh cũng như các giải pháp cho doanh nghiệp. Dưới đây là các chiến lược mở rộng của ma trận SWOT

Chiến lược S-O Trong ma trận SWOT mở rộng.

Là chiến lược kết hợp giữa Strengths và Opportunities nhằm sử dụng điểm mạnh của doanh nghiệp đi khai thác các cơ hội sẵn có. Chiến lược này còn gọi là chiến lược khai phá, S-O giúp doanh nghiệp nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Chiến lược S-O thông thường diễn ra trong thời gian ngắn, được thực hiện trước và có mức độ ưu tiên cao. Chiến lược này giúp doanh nghiệp tận đụng được cơ hội, bứt tốc và giảm chi phí, công sức.

Chiến lược W-O Trong ma trận SWOT mở rộng.

W-O Là chiến lượng kết hợp giữa 2 yếu tố Weaknesses và Opportunities. Chiến lược này tập trung vào khắc phục các điểm yếu của doanh nghiệp, nhằm đón đầu hoặc tận dụng các cơ hội sẵn có. W-O gắn với mục tiêu lớn, cơ hội lớn trong tương lai. Các chiến lược W-O thường được triển khai quyết liệt, tiêu tốn nhiều nguồn lực và thời gian.

Việc áp dụng W-O Trong ma trận SWOT thường được cân nhắc rất kỹ. Nó thể hiện tầm nhìn, quyết tâm của lãnh đạo doanh nghiệp. Bởi lẽ nếu thực hiện khắc phục điểm yếu để đón đầu cơ hội, mà cơ hội không đến, hoặc cơ hội vụt qua. Lúc này chiến lược W-O  sẽ gây lãng phí và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lực của doanh nghiệp.

Chiến lược S-T Trong ma trận SWOT mở rộng.

Chiến lược S-T là chiến lược sử dụng các điểm mạnh, nguồn lực sẵn có nhằm hạn chế các nguy cơ có thể xảy đến. Thông thường các doanh nghiệp sử dụng sức mạnh nhằm thâu tóm, đàn áp, chiếm lĩnh thị trường nhằm loại bỏ nguy cơ tiềm tàng. Việc sử dụng thế mạnh kết hợp với tốc độ ra đòn nhanh chóng giúp doanh nghiệp hạn chế các rủi ro với chi phí thấp nhất.

Chiến lược W-T Trong ma trận SWOT mở rộng.

Chiến lược W-T là chiến lược tìm kiếm các điểm yếu, từ đó khắc phục, hoặc đưa ra phương án dự phòng nhằm hạn chế các nguy cơ từ bên ngoài. Doanh nghiệp vừa phải liên tục rà soát các các điểm yếu, vừa dự đoán rủi ro có thể xảy đến. Thông thường chủ doanh nghiệp lựa chọn giải pháp né tránh các nguy cơ thay vì đối đầu trực tiếp. Chiến lược W-T là chiến lực phòng thủ diễn ra trong thời gian trung hạn.

Mở rộng ma trận SWOT

Ưu nhược điểm và cách triển khai ma trận SWOT là gì?

Bất kì một mô hình, hay chiến lược nào cũng tồn tại trong mình những điểm mạnh, điểm yếu của riêng nó. Việc hiểu rõ về ưu nhược điểm và ứng dụng của ma trận SWOT sẽ giúp bạn triển khai nó một cách tốt hơn cho doanh nghiệp của mình. Vậy ưu nhược điểm, ứng dụng và cách triển khai ma trận Swot như thế nào? Chúng ta sẽ tiếp tục cùng nhau tìm hiểu nhé.

Ưu, nhược điểm của ma trận SWOT

Ưu Điểm của ma trận SWOT

Ma trận Swot là ma trận vô cùng nổi tiếng gần như bất kì ai học về kinh doanh và quản trị đều biết tới mô hình này. Vậy mô hình ma trận SWOT có gì đặc biệt?

      • Dễ dàng thực hiện: Ưu điểm đầu tiên của SWOT là dễ dàng thực hiện. Mặc dù kết quả phân tích doanh nghiệp theo mô hình này có thể khác nhau tuỳ vào năng lực của các cá nhân và tổ chức thực hiện. Nhưng một cách tổng quát việc phân tích SWOT được đánh giá là khá dễ dàng thực hiện
      • Miễn phí: Do nền tảng lý thuyết của mô hình tương đối dễ hiểu và dễ dàng thực hiện vì vậy việc triển khai phân tích SWOT là miễn phí. Những người trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh thường hiểu và tự mình thực hiện phân tích. Tất nhiên để có kết quả phân tích chính xác các doanh nghiệp lớn vẫn thực hiện thuê các chuyên gia phân tích.
      • Kết quả quan trọng: Ý nghĩa và vai trò thực sự của mô hình SWOT là giúp doanh nghiệp nhận vị thế; điểm mạnh; điểu yếu, những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra giải phpas phù hợp tận dụng nguồn lực, khắc phục điểm yếu để phát triển doanh nghiệp.
      • Ý tưởng mới: Bằng việc tiến hành phân tích mổ sẻ tình hình của doanh nghiệp, quá trình nghiên cứu thị trường. Các doanh nghiệp sẽ có cơ hội tìm ra các ý tưởng mới đột phá cho doanh nghiệp của mình. Từ đó thúc đẩy đổi mới, sáng tạo không ngừng, hạn chế các rủi ro trong tương lai

Nhược điểm của ma trận SWOT:

Bởi việc dễ dàng thực hiện vì vậy việc áp dụng ma trận SWOT tồn tại những nhược điểm mà bạn cần lưu ý. Trong đó quá trình nghiên cứu đối thủ, phân tích tình hình thường mang tính cảm tính. Kết quả phân tích chưa chuyên sâu là nhược điểm lớn nhất của mô hình này. Với các công ty nhỏ việc phân tích mô hình đối thủ, phân tích tình hình nội tại là không dễ dàng. Vì vậy để có kết quả phân tích khách quan, bạn cần tiếp cận thông tin đa chiều, mở rộng phân tích và thực hiện thường xuyên.

Các phân tích đánh giá của ma trận SWOT nên được thực hiện dựa trên số liệu đánh giá cụ thể. Các dữ liệu đầu vào cần so chỉ số so sánh hoặc mục tiêu chi tiết. Có như vậy việc đánh giá và phân tích mới đảm bảo tính khách quan chi tiết. Bạn cũng cần lưu ý thêm rằng khi tiến hành phân tích dữ liệu của đối thủ cần thực hiện nhan chóng và liên tục. Bởi lẽ sự biến động của thị trường, tốc độ phát triển của doanh nghiệp đối thủ là liên tục. Chính vì vậy nếu không cập nhật  và thực hiện nhanh chóng dữ liệu phân tích của bạn sẽ trở nên lỗi thời.

Ứng dụng của ma trận Swot là gì?

Trong quá trình xây dựng và phát triển của doanh nghiệp việc phân tích SWOT thực sự cần thiết. Với các doanh nghiệp nhỏ, người phân tích SWOT thường là nhà sáng lập, và ban lãnh đạo. Tuy vậy việc sử dụng ma trận SWOT không chỉ dừng lại ở hoạt động kinh doanh. Mô hình này được ứng dụng một cách rộng rãi trong nhiều khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp cụ thể như sau:

Ứng dụng 1: Xây dựng chiến lược.

Nói đến chiến lược chúng ta nghĩ đến các kế hoạch với tầm nhìn trung hạn dài hạn. Bạn không thể xây dựng được chiến lược cho doanh nghiệp nếu không hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và thách thức với doanh nghiệp của mình. Chính vì vậy các kế hoạch kinh doanh, phát triển sản phẩm, xây dựng doanh nghiệp đều cần trải qua bước phân tích SWOT. Ma trận SWOT cho bạn cái nhìn tổng quan, xác định các yếu tố bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp. Từ kết quả phân tích đó bạn sẽ xây dựng được chiến lược kinh doanh, chiến lược phát triển doanh nghiệp phù hợp.

Ứng dụng 2: Phát triển ý tưởng mới.

Các ý tưởng mới không bỗng nhiên xuất hiện, ý tưởng chỉ xuất hiện khi tồn tại các vấn đề cần giải quyết. Việc phân tích ma trận SWOT cho bạn cái nhìn tổng quan về điểm yếu của doanh nghiệp. Từ đó thúc đẩy quá trình nghiên cứu sáng tạo không ngừng của tổ chức. Việc nghiên cứu đối thủ thường xuyên giúp bạn dễ dàng nắm bắt các công nghệ, mô hình mới.

Ứng dụng 3: Hỗ trợ ra quyết định.

Hoạt động kinh doanh có vô vàn vấn đề, kéo theo đó là hàng loạt lựa chọn để giải quyết vấn đề khác nhau. Việc phân tích SWOT giúp bạn tạo lập hệ thống thứ tự ưu tiên trong giải quyết vấn đề. Không phải cứ xuất hiện điểm yếu là khắc phục, cũng không phải cứ có điểm mạnh là không tối ưu thêm. Dựa trên phân tích nguồn lực thực tế, và biến động của môi trường bạn sẽ dễ dàng đưa ra quyết định hơn.

Ứng dụng 4: Phòng ngừa rủi ro.

Môi trường kinh doanh luôn có những rủi ro thường trực cả bên trong lẫn bên ngoài. Cách tốt nhất để đối phó với rủi ro là ngăn ngừa, hạn chế, hoặc có kế hoạch đối phó sớm. Nhưng bài toán đặt ra là làm thế nào để có thể nhận thấy rủi ro sẽ xảy ra trong tương lai. Rõ ràng chỉ thông qua các phân tích, nghiên cứu kỹ lưỡng, liên tục cả đối thủ, môi trường, và cả bản thân doanh nghiệp bạn mới có thể nhận ra những rủi ro tiềm tàng. Từ đó kết quả phân tích bạn sẽ đưa ra được kế hoạch đối phó tương ứng.

Ứng dụng 5: Xây dựng kế hoạch tiếp thị.

Không chỉ ứng dụng trong xây dựng phát triển doanh nghiệp và sản phẩm. Ma trận SWOT còn được sử dụng như một công cụ để phân tích các kế hoạch tiếp thị. Người ta tiến hành phân tích các chiến lược marketing của đối thủ, từ đó đưa ra giải pháp marketing và tiếp thị phù hợp. Việc này là cực kì quan trọng, nó giúp chiến dịch marketing trở nên hiệu quả và tiết kiệm hơn rất nhiều. Ngoài ra ma trận SWOT còn được nhiều người sử dụng để phân tích hỗ trợ cho quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân rất hiệu quả.

Ứng dụng của ma trận SWOT

Cách triển khai phân tích SWOT

Cách triển khai phân tích ma trận SWOT được thực hiện tuần tự theo 5 bước. Đồng thời việc phân tích cần thực hiện liên tục và định kì tránh việc tụt hậu. Các bước thực hiện triển khai phân tích như sau:

Bước 1: Nghiên cứu tình hình doanh nghiệp

Luôn là như vậy, trước khi thực hiện các kế hoạch bạn cần phân tích thật kỹ vấn đề nội tại doanh nghiệp. Ở bước này, bạn thực hiện nghiên cứu dựa trên hiểu biết cơ bản mang tính cảm tính cá nhân trước. Hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng, cán bộ công nhân viên và chủ doanh nghiệp để xem xét. Các vấn đề nội tại của doanh nghiệp bao gồm các ưu, nhược điểm, những vấn đề cần phát huy và cải thiện. Các vấn đề về nhân sự, công nghệ, văn hoá doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, chất lượng sản phẩm dịch vụ….

Bước 2: Nghiên cứu, phân tích đối thủ

Bước tiếp theo trong nghiên cứu SWOT là bạn tiến hành phân tích đối thủ và môi trường kinh doanh. Bạn tiến hành phân tích đối thủ thông qua đánh giá về những gì họ làm được và chưa làm được. Việc phân tích đối thủ cũng tương tự như phân tích doanh nghiệp của bạn. Hãy nhìn nhận đối thủ một cách khách quan qua số liệu phân tích

Ở bước này bạn chưa cần quan tâm đến việc bạn có thể cải thiện hoặc vượt qua đối thủ được hay không. Hãy cố gắng liệt kê càng nhiều càng tốt các ưu, nhược điểm của đối thủ một cách khách quan nhất. Hạn chế thấp nhất tính cảm tính trong việc đánh giá đối thủ và môi trường kinh doanh.

Bước 3: Phân tích các cơ hội, thách thức với doanh nghiệp

Sau khi phân tích tình hình nội tại, phân tích đối thủ lúc này bạn tiến hành phân tích các cơ hội, thách thức của doanh nghiệp mình. Bằng việc so sánh, đối chiếu các ưu điểm nhược điểm của doanh nghiệp với đối thủ. Từ đó bạn sẽ nhìn thấy các cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp bạn đang phải đối mặt.

Đừng vội đưa ra giải pháp ngay lập tức, hãy tìm cách để xem doanh nghiệp của bạn có gì và chưa có gì. Nếu bạn vừa so sánh vừa nhận xét sẽ mất đi tính khách quan trong nhìn nhận vấn đề. Sau khi so sánh lúc này bạn mới thực hiện đánh giá dựa trên tiềm lực của doanh nghiệp.

Bước 4: Xây dựng kế hoạch hành động.

Bây giờ sau khi đã nhìn thấy cơ hội, thách thức, điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp, bạn cần đưa ra kế hoạch hành động. Trong kế hoạch hành động bạn cần chia làm 4 nhóm kế hoạch bao gồm: Kế hoạch cải thiện, kế hoạch phát triển, kế hoạch đối phó và dự phòng rủi ro.

      • Kế hoạch cải thiện: So với đối thủ, và tình hình thực tế, bạn có thể cải thiện được gì để doanh nghiệp, và sản phẩm dịch vụ tốt hơn.
      • Kế hoạch phát triển: Những điểm mạnh, ưu điểm của bạn có thể phát triển tốt hơn không. Làm sao để giữ vững vị trí dẫn đầu mà không bị sao chép và vượt mặt.
      • Kế hoạch đối phó: Với những kế hoạch và chiến lược của đối thủ, bạn nên né tránh, đối đầu, cạnh, tranh hay cộng sinh cùng đối thủ.
      • Dự phòng rủi ro: Những rủi ro hiện hữu và tiềm tàng từ thay đổi công nghệ, môi trường kinh doanh luôn hiện hữu. Vậy nếu rủi ro phát sinh xảy ra, bạn đã có kế hoạch nào để đối phó.

Bước 5: Tối ưu hoá và lặp lại

Bước cuối cùng trong phân tích SWOT là thực hiện tối ưu hoá, triển khai và lặp lại. Sau khi lập được kế hoạch thực hiện bạn sẽ tiến hành áp dụng vào thực tế. Việc phân tích ma trận SWOT không phải chỉ thực hiện một lần. Trong quá trình kinh doanh bạn cần liên tục tiến hành phân tích nhằm tìm ra các vấn đề của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra giải pháp phù hợp giúp doanh nghiệp phát triển một cách bền vững.

Kết luận về Ma trận SWOT

Trên đây là những chia sẻ của trinhducduon.com về mô hình SWOT cũng như ứng dụng của nó trong thực tiễn. Qua đó giúp bạn hiểu hơn về SWOT, cách thức triển khai  nó vào thực tiễn như thế nào. Nội dung chính trong bài viết bạn cần nắm được bao gồm:

      • Ma trận SWOT là gì?
      • Phân tích ma trận SWOT được thực hiện ra sao?
      • Ma trận SWOT mở rộng là gì?
      • Ưu nhược điểm của mô hình SWOT ra sao?
      • Ứng dụng của ma trận SWOT là gì?
      • Làm thế nào để có thể triển khai ma trận SWOT?

Những gì được chia sẻ trong bài viết dựa trên kiến thức và hiểu biết cá nhân của người biên tập. Vì vậy không thể tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong uốn nhận được những đóng góp thiện chí từ phía bạn đọc. Mọi ý kiến đóng góp của bạn vui lòng để lại ở phần bình luận của bài viết này. Chúng tôi luôn lắng nghe và tiếp thu để có những nội dung tốt hơn trong tương lai.

Bài viết liên quan

  • Giải pháp Marketing cho doanh nghiệp nhỏ? Chiến lược MarketingGiải pháp Marketing cho doanh nghiệp nhỏ? Chiến lược Marketing
  • Account Based Marketing là gì? Marketing tập trung từng khách hàngAccount Based Marketing là gì? Marketing tập trung từng khách hàng
  • Chiến lược marketing của Pizza hut? Chúng ta học hỏi được gì?Chiến lược marketing của Pizza hut? Chúng ta học hỏi được gì?
  • Dịch vụ Marketing – Làm dịch vụ trước khi làm MarketingDịch vụ Marketing – Làm dịch vụ trước khi làm Marketing
  • Ambush Marketing là gì? Ưu nhược điểm của Ambush MarketingAmbush Marketing là gì? Ưu nhược điểm của Ambush Marketing
  • Làm thế nào để xây dựng customer insight? Các bước xây dựng?Làm thế nào để xây dựng customer insight? Các bước xây dựng?

Từ khóa » Swot Matrix Là Gì