Swot Matrix Là Gì
Có thể bạn quan tâm
Mục lục
Nội dung chính Show- SWOT là gì?
- Phân tích SWOT là gì?
- Hướng dẫn lập ma trận SWOT (TOWS Matrix)
- Ma trận SWOT là gì?
- Ví dụ: Phân tích SWOT về Nike
- Điểm yếu
- Thách thức
SWOT là gì?
SWOT là cụm từ viết tắt của Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (Cơ hộ), Threats (Thách thức).
SWOT trong doanh nghiệp được thể hiện chi tiết như sau:
Strengths (Điểm mạnh) chẳng hạn như:
| Weaknesses (Điểm yếu) chẳn hạn như:
|
Opportunities (Cơ hội) chẳn hạn như
| Threats (Thách thức) chẳn hạn như:
|
trong đó điểm mạnh và điểm yếu là yếu tố nội tại, cơ hội và thách thức là yếu tố ngoại tại.
Phân tích SWOT là gì?
Phân tích SWOT là công việc tìm kiếm và phân tích các khía cạnh liên quan mật thiết đến Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (Cơ hộ), Threats (Thách thức) của một tổ chức/cá nhân, từ đó đưa ra giải pháp cụ thể cho tổ chức/cá nhân đó nhằm phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu, tận dụng thời cơ và tránh đi (vượt qua) thách thức.
Hướng dẫn lập ma trận SWOT (TOWS Matrix)
Ma trận SWOT là gì?
Ma trận SWOT (hay còn được biết đến là TOWS Matrix) là sơ đồ được lập ra dựa trên các thành tố cơ bản của SWOT, trong đó thể hiện sự tương tác giữa các yếu tố nội tại (điểm mạnh, điểm yếu) và ngoại tại (cơ hội và thách thức).
Một ma trận SWOT sẽ được xây dựng dựa trên bố cục cơ bản sau
Ma trận SWOT | Strengths - Điểm mạnh | Weaknesses - Điểm yếu |
Opportunities - Cơ hội | S-O: Tận dụng và phát huy điểm mạnh để nắm lấy cơ hội | O-W: Tận dụng cơ hội để khắc phục và hạn chế điểm yếu |
Threats - Thách thức | S-T: Tận dụng điểm mạnh để vượt qua và hạn chế thách thức | W-T: Tối thiểu hóa điểm yếu để thoát khỏi các nguy cơ, thách thức |
Ví dụ: Phân tích SWOT về Nike
Nike là một trong những nhãn hàng thời trang lớn bật nhất thế giới, được thành lập vào năm 1964. Đây là một doanh nghiệp chuyên cung cấp các sản phẩm trang phục thể thao như giày dép, quần áo, phụ kiện cho các vận động viên chuyên nghiệp, nghiệp dư và những người chơi thể thao. Chính vì độ nội tiếng của thương hiệu, ta thử áp dụng phân tích SWOT vào Nike để có thể hiểu sâu hơn về phương pháp này.
Strengths - Điểm mạnh
- Đến thời điểm hiện tại (2021), Nike là một thương hiệu tầm cỡ thế giới với nhiều dòng sản phẩm được ưa chuộng bởi đại đa số những người tiêu dùng. Đây là lợi thế cạnh tranh mà ít có thương hiệu nào khác trong cùng lĩnh vực có thể sánh bằng.
- Nike có nguồn tài chính dồi dào, đội ngũ nhân sự tài ba và luôn cải tiến. Trong nhiều năm nay, Nike liên tục thu hút thêm các nhà đầu tư lớn nhỏ, từ đó có nguồn vốn dồi dào cho các hoạt động cải tiến sản phẩm. Các sản phẩm mới nổi bật gần đây có thể kể đến như Air Max 97/1, Nike Air Max 270 và Nike React Element 87.
- Nike được ưa chuộng đông đảo bởi cộng đồng người tiêu dùng ở khu vực Bắc Mỹ - điều mà hầu hết các doanh nghiệp trên thế giới đều mơ ước.
Weaknesses - Điểm yếu
- Hệ thống kênh phân phối hiện tại của Nike được cho là chưa đủ sức đáp ứng lượng cầu to lớn trên thị trường. Điều này khiến Nike mất đi lượng khách hàng lớn.
- Ở khu vực Châu Á, độ phủ sống của Nike tương đối yếu hơn so với Addidas. Trong những năm gần đây, Addidas đã tận dụng khai thác triệt để điểm yếu này chiếm lấy thị phần tại khu vực đông dân bật nhất thế giới.
- Mức giá cao là yếu tố ngăn cản Nike chạm đến cộng đồng người tiêu dùng có thu nhập thấp.
Opportunities - Cơ hội
- Các môn thể thao mới ngày càng ra đời. Điều này tạo ra vô số cơ hội cho Nike để khai thác các thị phần mới.
- Sự phát triển về công nghệ giúp Nike có thể cho ra nhiều sản phẩm cải tiến hơn.
Threats - Thách thức
- Sự xuất hiện của Addias là minh chứng cho việc Nike không thể ngủ quên trên chiến thắng.
- Một doanh nghiệp đa quốc gia luôn đi cùng với trách nhiệm với cộng đồng quốc tế và thường xuyên đối diện với luật pháp quốc tế. Trong những năm gần đây, Nike đối diện không ít với những vụ kiện liên quan đến cạnh tranh & độc quyền.
Bài viết này cần thêm liên kết tới các bài viết khác để giúp nó bách khoa hơn. Xin hãy giúp cải thiện bài viết này bằng cách thêm các liên kết có liên quan đến ngữ cảnh trong văn bản hiện tại. |
Phân tích SWOT là một trong 5 bước tạo thành chiến lược sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, bao gồm: xác lập tôn chỉ của doanh nghiệp, phân tích SWOT, xác định mục tiêu chiến lược, hình thành các mục tiêu và kế hoạch chiến lược, xác định cơ chế kiểm soát chiến lược. SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) - là một mô hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp.[1][2]
Sơ đồ minh hoạ của Phân tích SWOT
Vào những năm 1960 đến năm 1970, Viện Nghiên cứu Stanford, Menlo Park, California đã tiến hành một cuộc khảo sát tại hơn 500 công ty có doanh thu cao nhất do Tạp chí Fortune bình chọn, nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân vì sao nhiều công ty thất bại trong việc thực hiện kế hoạch. Nhóm nghiên cứu gồm các nhà kinh tế học Marion Dosher, Ts. Otis Benepe, Albert Humphrey, Robert F. Stewart và Birger Lie đã đưa ra "Mô hình phân tích SWOT" nhằm mục đích tìm hiểu quá trình lập kế hoạch của doanh nghiệp, tìm ra giải pháp giúp các nhà lãnh đạo đồng thuận và tiếp tục thực hiện việc hoạch định, thay đổi cung cách quản lý.
Công trình nghiên cứu này được thực hiện trong 9 năm, với hơn 5000 nhân viên làm việc cật lực để hoàn thành bản thu thập ý kiến gồm 250 nội dung thực hiện trên 1100 công ty, đơn vị. Kết thúc, nhóm nghiên cứu này đã tìm ra 7 vấn đề chính trong việc tổ chức, điều hành doanh nghiệp hiệu quả. Đã xác định ra "Chuỗi lôgíc", hạt nhân của hệ thống như sau:
- Values (Giá trị);
- Appraise (Đánh giá);
- Motivation (Động cơ);
- Search (Tìm kiếm);
- Select (Lựa chọn);
- Programme (Lập chương trình);
- Act (Hành động);
- Monitor and repeat steps 1, 2 and 3 (Giám sát và lặp lại các bước 1, 2 và 3).
Nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Standford cho rằng, nên bắt đầu bước thứ nhất bằng cách yêu cầu đánh giá ưu điểm và nhược điểm của doanh nghiệp. Lãnh đạo doanh nghiệp nên bắt đầu hệ thống này bằng cách tự đặt câu hỏi về những điều "tốt" và "xấu" cho hiện tại và tương lai. Những điều "tốt" ở hiện tại là "Những điều hài lòng" (Satisfactory), và những điều "tốt" trong tương lai được gọi là "Cơ hội" (Opportunity); những điều "xấu" ở hiện tại là "Sai lầm" (Fault) và những điều "xấu" trong tương lai là "Nguy cơ" (Threat). Công việc này được gọi là phân tích SOFT. Năm 1964, nhóm nghiên cứu quyết định đổi chữ F thành chữ W và từ đó SOFT đã chính thức được đổi thành SWOT.
Nội dung phân tích SWOT bao gồm 6 bước:
- Sản phẩm
- Quá trình
- Khách hàng
- Phân phối
- Tài chính
- Quản lý
Điểm mạnh (duy trì, xây dựng và làm đòn bẩy), là những tố chất nổi trội xác thực và rõ ràng
Bao gồm:
- Trình độ chuyên môn
- Các kỹ năng có liên quan, kinh nghiệm công tác
- Có nền tảng giáo dục tốt
- Có mối quan hệ rộng và vững chắc
- Có trách nhiệm, sự tận tâm và niềm đam mê công việc
- Có khả năng phản ứng nhạy bén nhanh đối với công việc
Điểm yếu
Điểm yếu như:
- Những tính cách không phù hợp với công việc, những thói quen làm việc tiêu cực.
- Thiếu kinh nghiệm công tác hoặc kinh nghiệm không thích hợp.
- Thiếu sự đào tạo chính quy, bài bản.
- Hạn chế về các mối quan hệ.
- Thiếu sự định hướng hay chưa có mục tiêu rõ ràng.
- Kỹ năng nghề nghiệp chưa cao.
Cơ hội
Cơ hội (đánh giá một cách lạc quan), là những sự việc bên ngoài không thể kiểm soát được, chúng có thể là những đòn bẩy tiềm năng mang lại nhiều cơ hội thành công, bao gồm:
- Các xu hướng triển vọng.
- Nền kinh tế phát triển bùng nổ.
- Cơ hội nghề nghiệp mới rộng mở.
- Một dự án đầy hứa hẹn được giao phó.
- Học hỏi được những kỹ năng hay kinh nghiệm mới.
- Sự xuất hiện của công nghệ mới.
- Những chính sách mới được áp dụng.
Thách thức
Thách thức (các trở ngại), là những yếu tố gây ra các tác động tiêu cực cho sự nghiệp, mức độ ảnh hưởng của chúng còn tùy thuộc vào những hành động ứng biến.
Các thách thức hay gặp là:
- Sự cơ cấu và tổ chức lại ngành nghề.
- Những áp lực khi thị trường biến động.
- Một số kỹ năng trở nên lỗi thời.
- Bạn không sẵn sàng với phát triển của công nghệ.
- Sự cạnh tranh gay gắt, với công ty cũng như với cá nhân.
- cần nâng cao hiệu quả công ty
- Lập một bảng gồm bốn ô, tương ứng với bốn yếu tố của mô hình SWOT.
- Trong mỗi ô, nhìn nhận lại và viết ra các đánh giá dưới dạng gạch đầu dòng, càng rõ ràng càng tốt.
- Thẳng thắn và không bỏ sót trong quá trình thống kê. Bạn cũng nên quan tâm đến những quan điểm của mọi người.
- Biên tập lại. Xóa bỏ những đặc điểm trùng lặp, gạch chân những đặc điểm riêng biệt, quan trọng.
- Phân tích ý nghĩa của chúng.
- Vạch rõ những hành động cần làm, như củng cố các kỹ năng quan trọng, loại bỏ các mặt còn hạn chế, khai thác các cơ hội, bảo vệ bản thân khỏi các nguy cơ, rủi ro.
- Định kỳ cập nhật biểu đồ SWOT, làm tăng thêm tính hoàn thiện và hiệu quả cho kế hoạch gây dựng sự nghiệp, chắc chắn tìm ra con đường dẫn đến thành công.
- ^ Humphrey, Albert (tháng 12 năm 2005). “SWOT Analysis for Management Consulting” (PDF). SRI Alumni Newsletter. SRI International. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2013.
- ^ “Albert Humphrey The "Father" of TAM”. TAM UK. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2012.
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Phân tích SWOT. |
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Phân_tích_SWOT&oldid=66735439”
Từ khóa » Swot Matrix Là Gì
-
Ma Trận SWOT Là Gì? Và Ứng Dụng Trong Chiến Lược Kinh Doanh
-
Ma Trận SWOT Là Gì? Khái Niệm, Cấu Trúc Và ý Nghĩa - Luận Văn 24
-
Ma Trận SWOT Là Gì? Chi Tiết Cách Phân Tích Ma Trận SWOT
-
Khái Niệm Ma Trận SWOT Là Gì? - Luận Văn 123
-
Phân Tích SWOT Là Gì? 3 Phút để Hiểu SWOT Như Một Chuyên Gia
-
Ma Trận SWOT Là Gì? | Các Yếu Tố Cấu Tạo Nên SWOT
-
Phân Tích SWOT Là Gì? Hướng Dẫn Lập Ma Trận SWOT
-
Ma Trận SWOT Và Những điều Bạn Cần Biết - Marketingtrongtamtay
-
Phân Tích SWOT Là Gì? Tổng Quan Về Mô Hình SWOT
-
SWOT Là Gì? Phân Tích Và Xây Dựng Mô Hình SWOT Hiệu Quả
-
Ma Trận SWOT Là Gì? Ý Nghĩa Và Ví Dụ Cụ Thể Về Mô Hình SWOT
-
Ma Trận SWOT: Bước đi Cho Mọi Chiến Lược Marketing Thành Công
-
Swot Là Gì? Phân Tích Swot – Kiến Thức Mới Cập Nhật - Nef Digital
-
Ma Trận SWOT Là Gì? Vai Trò, ứng Dụng Của Phân Tích SWOT
-
Mô Hình SWOT Là Gì? Phân Tích Ví Dụ Của Coca, Vinamilk - Hoài AnZ
-
Phân Tích Swot Là Gì? Làm Thế Nào Để Xây Dựng Ma Trận SWOT ...