Mã Vạch Là Gì ? Làm Sao Biết Mã Vạch Đó Là Của Nước Nào ?

Ngày nay khi các ứng dụng điện thoại thông minh đã ngày càng phát triển thì người tiêu dùng cũng ngày càng tìm hiểu kỹ về sản phẩm mà họ mua hơn và quét mã vạch là 1 việc gần như là không thể thiếu mỗi khi mua hàng của các chị em. Vậy mã vạch là gì và các mã vạch nào đại diện cho các nước nào ? Mời mọi người cùng tìm hiểu nhé !

Mã vạch là gì ?

Mã vạch là 1 dạng mã hóa thông tin dưới dạng hình ảnh mà ở đây là các vạch trên sản phẩm mà máy có thể đọc được. Nguyên thủy thì mã vạch lưu trữ dữ liệu theo bề rộng của các vạch được in song song cũng như của khoảng trống giữa chúng, nhưng ngày nay chúng còn được in theo các mẫu của các điểm, theo các vòng tròn đồng tâm hay chúng ẩn trong các hình ảnh. Mã vạch có thể được đọc bởi các thiết bị quét quang học gọi là máy đọc mã vạch hay được quét từ hình ảnh bằng các phần mềm chuyên biệt.

Nội dung của mã vạch là thông tin về sản phẩm như: Nước đăng ký mã vạch, tên doanh nghiệp, lô, tiêu chuẩn chất lượng đăng ký, thông tin về kích thước sản phẩm, nơi kiểm tra...

Mã vạch được sử dụng rộng rãi trên thế giới và dùng để máy xác định được sản phẩm sau mỗi lần quét. Có thể nói mã vạch là 1 mã số của mỗi loại sản phẩm dưới dạng hình ảnh.

Các dữ liệu chứa trong mã vạch thay đổi tùy theo ứng dụng. Trong trường hợp đơn giản nhất là một chuỗi số định danh được sử dụng như là chỉ mục trong cơ sở dữ liệu trong đó toàn bộ các thông tin khác được lưu trữ. Các mã EAN-13 và UPC tìm thấy phổ biến trên hàng bán lẻ làm việc theo phương thức này.

Trong các trường hợp khác, mã vạch chứa toàn bộ thông tin về sản phẩm, mà không cần cơ sở dữ liệu ngoài. Điều này dẫn tới việc phát triển mã vạch tượng trưng mà có khả năng biểu diễn nhiều hơn là chỉ các số thập phân, có thể là bổ sung thêm các ký tự hoa và thường của bảng chữ cái cho đến toàn bộ bảng mã ký tự ASCII và nhiều hơn thế. Việc lưu trữ nhiều thông tin hơn đã dẫn đến việc phát triển của các ma trận mã (một dạng của mã vạch 2D), trong đó không chứa các vạch mà là một lưới các ô vuông. Các mã vạch cụm là trung gian giữa mã vạch 2D thực thụ và mã vạch tuyến tính, và chúng được tạo ra bằng cách đặt các mã vạch tuyến tính truyền thống trên các loại giấy hay các vật liệu có thể in mà cho phép có nhiều hàng.

Mã vạch có 2 dạng đặc trưng là mã vạch tuyến tính (dạng vạch) và mã vạch ma trận (mã QR Code).

Mã vạch tuyến tính là gì ?

Đây là thế hệ mã vạch đầu tiên, mã vạch "một chiều" được tạo thành từ các đường thẳng và khoảng không gian có độ rộng khác nhau tạo ra các mẫu cụ thể.

Mã vạch tuyến tính có rất nhiều loại khác nhau như: Mã bưu điện Australia, mã vạch Codabar, mã vạch Code 25, mã vạch Code 11, mã vạch Farmacode or Code 32, mã vạch Code 39, mã vạch Code 49, mã vạch code 93, mã vạch Code 128, mã vạch CPC Binary, mã vạch EAN 2, mã vạch EAN 5, mã vạch EAN-8, mã vạch EAN-13, mã vạch GS1-128 hay còn gọi là mã vạch EAN 128, mã vạch GS1 DataBar (RSS), mã vạch ITF-14, mã vạch JAN, mã vạch MSI, mã vạch Pharmacode,...

Mã vạch ma trận là gì ?

Mã ma trận, cũng được gọi là mã vạch 2D hoặc chỉ đơn giản là mã 2D, là một cách hai chiều để thể hiện thông tin. Nó tương tự như mã vạch tuyến tính (1 chiều), nhưng có thể biểu diễn nhiều dữ liệu hơn trên một đơn vị diện tích.

Đối với chúng ta thì mã vạch ma trận được gọi chung là mã QR Code và chỉ cần bật máy quét ở điện thoại lên là có thể quét ra được.

Mã vạch mà chúng ta thường thấy trên các sản phẩm.

Khi mua hàng, chúng ta thường thấy các mã vạch với các số đầu là 893 của Việt Nam với 13 chữ số. Đây là loại mã vạch mà chúng ta thường thấy nhất và được áp dụng cho hầu hết các sản phẩm trên toàn thế giới với tên gọi là mã vạch EAN-13.

Đa phần các quốc gia trên thế giới đều sử dụng mã vạch này cho các sản phẩm của họ nhưng không phải là tất cả, sẽ có 1 số quốc gia cũng cũng như 1 số doanh nghiệp sẽ chọn 1 số loại mã vạch khác cho sản phẩm của họ, nên nếu bạn mua phải 1 sản phẩm có mã vạch lạ không phải là 13 số thì cũng đừng bất ngờ nhé.

EAN-13 hay EAN.UCC-13 hoặc DUN-13 là một loại mã vạch trước đây thuộc quyền quản lý của Hệ thống đánh số sản phẩm châu Âu (tiếng Anh: The European Article Numbering system, viết tắt: EAN), ngày nay thuộc quyền quản lý của EAN-UCC sử dụng 13 chữ số.

Gọi là EAN-13 vì trong chuỗi mã hóa của nó có đúng 13 số, trong đó số cuối cùng là số kiểm tra. Cũng giống như UPC (EAN.UCC-8 hay EAN.UCC-12), nó là loại mã vạch liên tục sử dụng bốn loại kích thước các vạch.

EAN-13 thường sử dụng 3 (hoặc 2) ký tự đầu tiên làm mã quốc gia hay mã loại hình sản phẩm (tồn kho, báo chí). Các số này không thay đổi theo từng quốc gia và do tổ chức EAN quốc tế quy định. Các loại mã vạch thuộc UPC trên thực tế là một tập con của EAN-13. Các máy quét đọc được các mã vạch EAN có thể đọc rất tốt các mã vạch UPC. Tuy nhiên, các máy quét UPC không nhất thiết phải đọc được các mã vạch EAN.

4 hoặc 5 số tiếp theo sẽ là mã doanh nghiệp hay nhà sản xuất của sản phẩm phẩm đó.

Năm số tiếp theo đó là mã sản phẩm của nhà sản xuất, do nhà sản xuất tự điều chỉnh. Thông thường để dễ quản lý, người ta hay đánh mã sản phẩm từ 00000 đến 99999. Như vậy có thể có tới 100.000 chủng loại sản phẩm khác nhau đối với một nhà sản xuất.

Và số cuối cùng là số kiểm tra, phụ thuộc vào 12 số trước nó.

Làm sao biết mã vạch đó là của nước nào ?

Các mã quốc gia của các nước trên mã vạch thường là 2-3 số đầu trên mã vạch, vì vậy chỉ cần nhìn 3 số đầu trên mã vạch người ta sẽ biết là sản phẩm được sản xuất tại nước nào.

Ví dụ như mã vạch 893 là của Việt Nam, mã vạch 885 là của Thái Lan, mã vạch 693 là của Trung Quốc.

Các bạn có thể tra các mã quốc gia trên mã vạch tại đây:

  • 00-01 ~ Mỹ | Mã vạch có 2 số đầu là 00 hoặc 01 là sản phẩm được sản xuất tại Mỹ.
  • 20-29 ~ Dự trữ để sử dụng khu vực (cửa hàng/kho tàng).
  • 30-37 ~ Pháp | Mã vạch có 2 số đầu từ 300-379 là sản phẩm được sản xuất tại Pháp.
  • 400-440 ~ Đức | Mã vạch có 3 số đầu từ 400-440 là sản phẩm được sản xuất tại Đức.
  • 45, 49 ~ Nhật Bản | Mã vạch 450 đến 459 là của nước Nhật, mã vạch 490 đến 499 cũng là của nước Nhật.
  • 46 ~ Liên bang Nga | Mã vạch 460, 461, 462, 463, 464, 465, 466, 467, 468, 469 là của nước Nga.
  • 471 ~ Đài Loan | Mã vạch 471 là của Đài Loan.
  • 474 ~ Estônia | Mã vạch 474 là của nước Estonia.
  • 475 ~ Latvia | Mã vạch 475 là của nước Latvia.
  • 477 ~ Litva | Mã vạch 477 là của nước Litva.
  • 479 ~ Sri Lanka | Mã vạch 479 là của nước Sri Lanka.
  • 480 ~ Philippines | Mã vạch 480 là của nước Philippines.
  • 482 ~ Ukraina | Mã vạch 482 là của nước Ukraina.
  • 484 ~ Moldova | Mã vạch 484 là của nước Moldava.
  • 485 ~ Acmênia | Mã vạch 485 là của nước Acmenia.
  • 486 ~ Gruzia | Mã vạch 485 là của nước Gruzia.
  • 487 ~ Kazakhstan | Mã vạch 487 là của nước Kazakhstan.
  • 489 ~ Hồng Kông | Mã vạch 489 là của Hongkong.
  • 50 ~ Vương quốc Anh | Mã vạch 500, 501, 502, 503, 504, 505, 506, 507, 508, 509 là của Vương Quốc Anh.
  • 520 ~ Hy Lạp | Mã vạch 520 là của nước Hy Lạp.
  • 528 ~ Liban | Mã vạch 528 là của nước Liban.
  • 529 ~ Síp | Mã vạch 529 là của Đảo Síp.
  • 531 ~ Macedonia | Mã vạch 531 là của nước Macedonia.
  • 535 ~ Malta | Mã vạch 535 là của Malta.
  • 539 ~ Ai Len | Mã vạch 539 là của Ireland.
  • 54 ~ Bỉ & Luxembourg | Mã vạch 540, 541, 542, 543, 544, 545, 546, 547, 548, 549 là của Bỉ và Luxembourg.
  • 560 ~ Bồ Đào Nha | Mã vạch 560 là của nước Bồ Đào Nha.
  • 569 ~ Iceland | Mã vạch 569 là của nước Iceland.
  • 57 ~ Đan Mạch | Mã vạch 570, 571, 572, 573, 574, 575, 576, 578, 579 là của nước Đan Mạch.
  • 590 ~ Ba Lan | Mã vạch 590 là của nước Ba Lan.
  • 594 ~ Rumani| Mã vạch 594 là của nước Rumani.
  • 599 ~ Hungary | Mã vạch 599 là của nước Hungary.
  • 600-601 ~ Nam Phi | Mã vạch 600 và mã vạch 601 là của nước Nam Phi.
  • 609 ~ Mauritius | Mã vạch 609 là của Mauritius.
  • 611 ~ Maroc | Mã vạch 611 là của nước Maroc.
  • 613 ~ Algérie | Mã vạch 613 là của nước Algerie.
  • 619 ~ Tunisia | Mã vạch 619 là của nước Tunisia.
  • 622 ~ Ai Cập | Mã vạch 622 là của nước Ai Cập.
  • 625 ~ Jordani | Mã vạch 625 là của nước Jordani.
  • 626 ~ Iran | Mã vạch 626 là của nước Iran.
  • 640-649 ~ Phần Lan | Mã vạch 640, 641, 642, 643, 644, 645, 646, 647, 678, 649 là của nước Phần Lan.
  • 690-695 ~ Trung Quốc | Mã vạch 690, 691, 692, 693, 694, 695 là của nước Trung Quốc.
  • 70 ~ Na Uy | Mã vạch 700, 701, 702, 703, 704, 705, 706, 707, 708, 709 là của nước Na Uy.
  • 729 ~ Israel | Mã vạch 729 là của nước Israel.
  • 73 ~ Thụy Điển | Mã vạch 730, 731, 732, 733, 734, 735, 736, 737, 738, 739 của nước Thủy Điển.
  • 740 - 745 ~ Guatemala, El Salvador, Honduras, Nicaragua, Costa Rica & Panama.
  • 746 ~ Cộng hòa Dominicana | Mã vạch 746 là của Cộng hòa Dominicana.
  • 750 ~ México | Mã vạch 750 là của nước Mexico.
  • 759 ~ Venezuela | Mã vạch 759 là của nước Venezuela.
  • 76 ~ Thụy Sĩ | Mã vạch 760, 761, 762, 763, 764, 765, 766, 767, 768, 769 là của nước Thụy Sĩ.
  • 770 ~ Colombia | Mã vạch 770 là của nước Colombia.
  • 773 ~ Uruguay | Mã vạch 773 là của nước Uruguay.
  • 775, 785 ~ Peru | Mã vạch 775 và 785 là mã vạch của nước Peru.
  • 777 ~ Bolivia | Mã vạch 777 là của nước Bolivia.
  • 779 ~ Argentina | Mã vạch 779 là của nước Argentina.
  • 780 ~ Chile | Mã vạch 780 là của nước Chile.
  • 784 ~ Paraguay | Mã vạch 784 là của nước Paraguay.
  • 786 ~ Ecuador | Mã vạch 786 là của nước Ecuador.
  • 789 ~ Brazil | Mã vạch 789 là của nước Brazil.
  • 80-83 ~ Ý | Mã vạch từ 800 đến 839 đều là mã vạch của Italia.
  • 84 ~ Tây Ban Nha | Mã vạch 840, 841, 842, 843, 844, 845, 846, 847, 848, 849 là của nước Tây Ban Nha.
  • 850 ~ Cuba | Mã vạch 850 là của nước Cuba.
  • 858 ~ Slovakia | Mã vạch 858 là của nước Slovakia.
  • 859 ~ Cộng hòa Czech | Mã vạch 859 là của nước Cộng hòa Czech.
  • 860 ~ Nam Tư | Mã vạch 860 là của nước Nam Tư.
  • 869 ~ Thổ Nhĩ Kỳ | Mã vạch 869 là của nước Thổ Nhĩ Kỳ.
  • 87 ~ Hà Lan | Mã vạch 870, 871, 872, 873, 874, 875, 876, 877, 878, 879 là của nước Hà Lan.
  • 880 ~ Hàn Quốc | Mã vạch 880 là của nước Hàn Quốc.
  • 885 ~ Thái Lan | Mã vạch 885 là của nước Thái Lan.
  • 888 ~ Singapore | Mã vạch 888 là của nước Singapore.
  • 890 ~ Ấn Độ | Mã vạch 890 là của nước Ấn Độ.
  • 893 ~ Việt Nam | Mã vạch 893 là của nước Việt Nam.
  • 899 ~ Indonesia | Mã vạch 899 là của nước Indonesia.
  • 90-91 ~ Áo | Mã vạch từ 900 đến 919 đều là của Áo.
  • 93 ~ Úc | Mã vạch 930, 931, 932, 933, 934, 935, 936, 937, 938, 939 là của nước Australia.
  • 94 ~ Tân Tây Lan | Mã vạch 940, 941, 942, 943, 944, 945, 946, 947, 948, 949 là của Tân Tây Lan.
  • 955 ~ Malaysia | Mã vạch 955 là của Malaysia.
  • 977 ~ ISSN (báo chí).
  • 978 ~ ISBN (sách).
  • 979 ~ ISMN (nhạc).
  • 980 ~ Biên lai thanh toán tiền.
  • 99 ~ Vé, phiếu.

Bên cạnh những mã vạch thật được cấp bởi GS1 thì cũng có tình trạng 1 số mã vạch giả được tạo nhầm mục đích đăng sản phẩm lên các sàn thường thương mại điện quốc tế như Amazon, Alibaba,... nên mỗi mã vạch đều có 1 số quy tắc riêng để tạo nên 1 mã vạch chuẩn GS1.

Số kiểm tra là số thứ 13 của EAN-13. Nó không phải là một số tùy ý mà phụ thuộc vào 12 số đứng trước đó và được tính theo quy tắc sau:

  • Lấy tổng tất cả các số ở vị trí lẻ (1,3,5,7,9,11) được một số A.
  • Lấy tổng tất cả các số ở vị trí chẵn (2,4,6,8,10,12). Tổng này nhân với 3 được một số (B).
  • Lấy tổng của A và B được số A+B.
  • Lấy phần dư trong phép chia của A+B cho 10, gọi là số x. Nếu số dư này bằng 0 thì số kiểm tra bằng 0, nếu nó khác 0 thì số kiểm tra là phần bù (10-x) của số dư đó.

Số kiểm tra được thêm vào cuối chuỗi số có 12 chữ số ban đầu tạo ra chuỗi số EAN-13 có 13 chữ số. Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất mã vạch, số này đã được thêm vào cuối chuỗi, nhưng các phần mềm in ấn mã vạch nên có phần kiểm tra lại số này trước khi in, nhằm tránh các sai lầm do sai sót dữ liệu.

Làm sao để quét mã vạch ?

Ngày nay người tiêu dùng đã mặc định là sản phẩm nào cũng có mã vạch và có mã vạch là phải check ra thì đó mới là hàng thật chính hãng. Nhưng thực chất không phải vậy ! Các bạn có thể tải các ứng dụng (app) check mã vạch thông dụng như ICheck, Iconit,... Sau khi tải app này về điện thoại, các bạn chỉ cần vào app và quét mã vạch trên sản phẩm thôi, còn các bạn quét có ra kết quả không thì mình không chắc đâu nhé ^^

Tại sao sản phẩm không có mã vạch ?

Mã vạch thật ra chỉ là 1 mã số dùng để xác định 1 sản phẩm nào đó mà thôi, và nếu không cần xác định sản phẩm đó giữa 1 kho hàng thì hầu như không cần mã vạch. Để được cấp 1 mã vạch thì cần tốn tiền và 1 số nhà sản xuất không muốn tốn tiền như vậy. Bên cạnh đó, sau khi đã được cấp mã vạch rồi thì các nhà sản xuất cần phải liên hệ với các app để yêu cầu họ thêm mã vạch của họ vào app và phải tốn thêm 1 mớ tiền nữa nên họ không thích, thế thôi. Và các cơ quan chức năng không hề bắt buộc 1 sản phẩm phải có mã vạch khi tung ra thị trường nên 1 số công ty, nhà sản xuất vẫn rất không quan tâm. Họ chỉ xin cấp mã vạch khi sản phẩm đó được vào các siêu thị, bạn có thể thấy tất cả các sản phẩm được bán tại siêu thị đều có mã vạch.

Tại sao sản phẩm có mã vạch nhưng quét không ra kết quả ?

Như mình đã nói ở trên, không phải sản phẩm nào cũng quét mã vạch ra cả đâu. Có 1 điều đáng nói là mọi người hay lầm tưởng rằng quét mã vạch có thể biết được đó là hàng thật hàng giả, nhưng không, không hề phát hiện được đâu các bạn nhé !

Còn vì sao sản phẩm có mã vạch mà quét không ra thì có 2 nguyên nhân:

Nguyên nhân thứ nhất là người tạo app quét mã vạch đó đã không thêm mã vạch của phẩm mà bạn quét vào app của họ. Tại sao lại như vậy ? Đơn giản vì họ không biết sự tồn tại của mã vạch đó. Như mình đã nói ở trên, sau khi xin được mã vạch, thì nhà sản xuất sản phẩm phải đi tìm các bên tạo app và đưa tiền cho họ để họ thêm mã vạch sản phẩm đó vào app, nếu không check mã vạch sẽ không ra đâu. Bên cạnh đó, các sản phẩm nước ngoài thì các app của Việt Nam mình làm sao biết được mà cho vào app ? Nên rất nhiều sản phẩm của nước ngoài sẽ check không ra, trừ khi sản phẩm đó có nhà phân phối tại Việt Nam và họ đi đăng ký với các app mà thôi.

Còn nguyên nhân thứ 2 check mã vạch không ra đó chính là mã vạch đó là giả và GS1 họ không hề cấp phép cho mã vạch đó. Tại sao lại như vậy ? Như mình đã nói ở trên, hiện nay ở 1 số sàn thương mại điện tử lớn như Amazon, Alibaba thì họ bắt buộc sản phẩm muốn đăng lên sàn của họ phải có mã vạch và các mã vạch không được trùng nhau. Do đó, để có thể đăng được lên sàn nhưng không muốn mất tiền đi đăng ký, người ta đã làm giả mã vạch theo các nguyên tắc mã vạch đến từ GS1 mà thật ra GS1 chưa hề cấp phép cho mã vạch đó tồn tại nên các app cũng không hề có thông tin gì về mã vạch đó.

Từ khóa » đầu Mã Vạch 32