Mách Bạn 2 Cách Làm Tôm Trong Nháy Mắt Của đầu Bếp Nhà Hàng

Tôm là nguyên liệu vô cùng quen thuộc trong gian bếp. Tuy nhiên, sơ chế sao cho tôm không bị nát, vẫn còn tươi ngon thì cần có bí kíp. Hãy cùng VinID tham khảo 2 cách làm tôm vừa sạch vừa tiết kiệm thời gian của đầu bếp nhà hàng bạn nhé!

Nội dung chính

  • 1. Cách làm sạch tôm, giữ vỏ cho món nộm, hấp, nướng
  • 2. Cách làm tôm sống chỉ giữ phần thịt cho món gỏi, canh, xào
  • 3. Cách chọn tôm tươi ngon
  • 4. Mẹo bảo quản tôm giữ được lâu, tươi như mới
    • 4.1. Bảo quản tôm bằng cách cấp đông cùng với nước
    • 4.2. Một số cách bảo quản tôm khác

1. Cách làm sạch tôm, giữ vỏ cho món nộm, hấp, nướng

  • Bước 1: Giữ tôm chặt trên tay, dùng đầu ngón tay trỏ và ngón tay cái một bên để giữ chặt phần đầu, đầu ngón tay cái và ngón tay trỏ còn lại dùng để giữ chặt phần thân tôm (điểm gần với khớp nối giữa đầu và thân).
  • Bước 2: Gập nhẹ phần đầu với thân, đồng thời bóp túi phân ra ngoài.
  • Bước 3: Nắm giữ và kéo một phần chỉ đen bị lộ ra. Cuối cùng, rửa tôm lại với nước sạch là xong.
Cách sơ chế tôm nguyên vỏ
Cách sơ chế tôm nguyên vỏ

2. Cách làm tôm sống chỉ giữ phần thịt cho món gỏi, canh, xào

Bước 1: Bóc vỏ đầu tôm bằng cách kéo và xoay.

  • Đặt tay ở mắt tôm và xoay mạnh để kéo đầu tôm ra.
  • Đầu tôm kéo ra có thể bỏ hoặc dùng để nấu nước hầm sẽ thêm vị ngọt.

Bước 2: Bóc chân tôm bằng cách dùng tay nắm những chiếc chân nhỏ và bóc ra.

Bước 3: Bóc vỏ tôm bằng ngón tay cái.

  • Một tay giữ phần đuôi tôm.
  • Từ phần đầu to của tôm, tay còn lại đặt ngón cái bên dưới vỏ và trượt dần về phía đuôi, vừa trượt vừa tách vỏ tôm.
  • Bạn có thể để nguyên đuôi tôm để cầm khi ăn hoặc có thể loại bỏ vỏ ở đuôi, tuỳ vào món ăn bạn nấu.

Bước 4: Loại bỏ sợi chỉ đen để tôm không bị đắng.

  • Dùng dao rạch một đường nhỏ dọc theo lưng tôm để tìm sợi chỉ đen. Sợi chỉ đen dễ tìm thấy ở gần đuôi, chỗ có một vết lõm trên thân tôm.
  • Dùng mũi dao kéo sợi chỉ lên và dùng tay bóc sợi chỉ ra ngoài. 
Sợi chỉ đen có vị đắng nên khi sơ chế cần loại bỏ để tôm ngon hơn
Sợi chỉ đen có vị đắng nên khi sơ chế cần loại bỏ để tôm ngon hơn

Bước 5: Rửa sạch tôm dưới vòi nước và để vào rổ cho ráo nước để khi chế biến tôm được chín đều.

Lưu ý: Nếu sơ chế xong nhưng vẫn chưa chế biến ngay, bạn nên ướp tôm với đá hoặc cho vào tủ lạnh.

3. Cách chọn tôm tươi ngon

Tôm càng tươi, món ăn càng “chuẩn”
Tôm càng tươi, món ăn càng “chuẩn”

Phần thân và đầu tôm: màu sắc tươi tự nhiên, tôm chắc khoẻ.

  • Tôm tươi sẽ có dáng thẳng hoặc phần thân hơi cong, thịt có độ căng chắc, tôm to vừa và không dày lên khác thường.
  • Chọn tôm có phần vỏ linh hoạt, còn nguyên vẹn, đầu và chân vẫn gắn chặt với thân. Vỏ tôm ngon phải có độ bóng, trơn, sống, giữa thân tôm màu sáng trong.
  • Tôm hỏng là tôm có phần chân đã bị đen hoặc thân uốn cong thành hình tròn, cần chú ý quan sát kĩ để tránh mua phải.

Phần đuôi tôm: đuôi xếp gọn, khớp càng hẹp, tôm càng tươi.

  • Phần đuôi của tôm tươi thường được xếp gọn. 
  • Tránh mua tôm có đuôi xoè, lỏng lẻo hoặc mất vây vì đó là tôm đã đánh bắt khá lâu, bị ướp các chất bảo quản gây mất vị ngon và ảnh hưởng sức khoẻ người tiêu dùng.
  • Bạn nên kiểm tra phần đuôi tôm bằng cách đưa tôm ra ánh sáng, kéo dài thân tôm và quan sát kĩ độ rộng các khớp trên lớp vỏ và thịt. Độ rộng của khớp tỉ lệ thuận với thời gian bảo quản tôm. Vậy nên, nên chọn mua những con tôm có độ khớp càng hẹp càng tươi.
  • Ngoài ra, không nên mua những con tôm có cảm giác sạn dưới ngón tay hoặc bị nhớt, dính vào tay.

Một số cách chọn tôm ngon theo từng loại:

  • Tôm sắt: màu sắc còn tươi, vỏ bóng, trơn, màu hồng trắng nhưng nếu màu tôm chuyển sang hồng đậm thì đó là tôm để lâu, không nên mua.
  • Tôm he: con nhảy tanh tách, có màu hồng trắng và mắt xanh.
  • Tôm hùm: Càng tôm có màu xanh trong, vỏ tươi và có độ bóng. Bạn nên mua tôm còn bơi khoẻ thay vì tôm đông lạnh.

4. Mẹo bảo quản tôm giữ được lâu, tươi như mới

Tôm cần được bảo quản đúng cách để giữ được độ tươi ngọt, đầu tôm chắc chắn, không chuyển đen.

4.1. Bảo quản tôm bằng cách cấp đông cùng với nước

Bảo quản tôm bằng cách cấp động với nước
Bảo quản tôm bằng cách cấp động với nước
  • Tôm rửa sạch, chia thành các phần vừa đủ dùng trong một lần, lần lượt cho tôm vào các hộp đựng thực phẩm, cho nước vào ngập tôm rồi đóng nắp hộp lại, bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh.
  • Nếu bạn muốn cấp đông nhanh để tôm giữ được độ tươi có thể bỏ vài viên đá vào trước khi đổ nước. Đây là cách cấp đông nhanh nhưng giúp tôm tránh được tình trạng tôm bị “bỏng” lạnh khi cấp đông bất ngờ khiến tôm bị đen và mất độ tươi ngon khi cấp đông lâu.
  • Khi cần mang tôm chế biến, bạn chỉ cần mở nắp hộp và rã đông như bình thường là có thể sử dụng.

4.2. Một số cách bảo quản tôm khác

  • Tôm rửa sạch, cho vào bọc nhựa hoặc khay nhựa, thêm vào một ít nước để đầu tôm không bị chuyển đen rồi cho vào ngăn đá.
  • Khi cần dùng, rã đông tôm trong ngăn mát khoảng 4 tiếng.
  • Nếu bảo quản để chế biến ngay, sau khi làm sạch tôm, cắt bỏ phần đầu và chân, cho tôm vào hộp cùng một ít nước và để vào ngăn mát tủ lạnh.

Với những chia sẻ bổ ích trên, VinID tin rằng bạn đã nắm rõ cách làm tôm và những lưu ý chọn tôm ngon cũng như cách bảo quản để tôm giữ được độ tươi ngon vốn có. Đừng quên tải app VinID hoặc đến ngay siêu thị VinMart để mua tôm đạt chất lượng cao bạn nhé!

Banner CTA Đi chợ online 750

>>> Vỏ tôm có canxi không? <<<

Từ khóa » Cách Bật Tôm Không Tay