Mách Bạn Cách Dạy Trẻ Tư Duy Phản Biện Hiệu Quả Tại Nhà

Theo các nhà giáo dục, tư duy phản biện sẽ giúp trẻ đạt thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống sau này. Đó thật sự là một trong những kỹ năng sống cần thiết mà bất cứ đứa trẻ nào cũng cần được rèn luyện. Song không phải ai cũng biết dạy con tư duy phản biện, nhiều ông bố bà mẹ hiện nay còn bị "đứng hình" hay rơi vào tình trạng lúng túng, bối rối mỗi khi con trẻ hỏi về vấn đề này.

Hiểu một cách đơn giản thì tư duy phản biện là khả năng thấu hiểu và đánh giá được những dữ liệu thu thập được thông qua quá trình quan sát, giao tiếp, truyền thông và tranh luận. Việc rèn luyện tư duy phản biện sẽ giúp bạn nâng cao các kỹ năng nhìn nhận, đánh giá để đi đến hoàn thiện một vấn đề được chặt chẽ hơn. Từ đó giúp cho các con chủ động, linh hoạt và sáng tạo hơn trong việc tiếp cận kiến thức cũng như áp dụng kiến thức vào thực tế. Dưới đây là 5 bước để bạn có thể dạy con Critical Thinking hiệu quả ngay tại nhà.

Bước 1: Quan sát và rút ra kết luận

Mỗi khi trẻ bắt đầu quan sát các chi tiết của một đối tượng hay thông tin nào đấy, bố mẹ hãy giúp con rút ra kết luận hay phỏng đoán về đối tượng ấy dựa trên sự quan sát của con. Khi trẻ có thể so sánh hai câu chuyện với nhau có nghĩa là trẻ đã nhận biết được những điểm giống và khác giữa của các nhân vật, của cốt truyện và có sự phân tích về những tình tiết khác. Đây là một sự khởi đầu quan trọng của kỹ năng quan sát khoa học trong cuộc sống.

Bước 2. Làm phép so sánh và tương phản

Đây là bước mà trẻ chỉ ra sự giống và khác nhau của một vấn đề. Để làm được điều này, trẻ sẽ phải phân tích và phân loại thông tin. Ví dụ đơn giản của hoạt động này là mẹ để bé so sánh một quả táo với một quả cam. Cách này sẽ khuyến khích tư duy phản biện của trẻ.

Bước 3: Phân tích

Bố mẹ có thể dạy con thông qua việc thảo luận và phân tích câu chuyện. Bạn hãy yêu cầu con kể lại một câu chuyện mà bạn đã đọc cho bé nghe. Điều này giúp trẻ làm quen với việc ghi nhớ và nắm bắt ý chính của từng câu chuyện. Sau đó, hãy khuyến khích trẻ liên hệ câu chuyện với chính cuộc sống của chúng hoặc những sự việc xung quanh chúng. Đặt những câu hỏi có tính chất gợi mở để khuyến khích con trẻ tự do tư duy sáng tạo, phát triển hết mức khả năng diễn đạt suy nghĩ của chúng. Cuối cùng, hãy đề nghị con phân tích nhân vật và các yếu tố trong câu chuyện. Đây là cơ hội tốt giúp con so sánh các vấn đề với nhau.

Bước 4: Hợp tác

Hãy để con tham gia những hoạt động tập thể. Chơi và làm việc cùng với bạn bè, người thân chính là những dịp để trẻ thỏa sức sáng tạo, chia sẻ ý tưởng của chúng và học hỏi ở những người xung quanh mà không ngần ngại. Điều này có thể dẫn đến những cuộc tranh luận, hãy khuyến khích trẻ phải bảo vệ quan điểm của chúng.

Bước 5: Đặt câu hỏi

Bản chất của tất cả trẻ con là luôn tò mò và đặt câu hỏi về mọi thứ. Thế nên bố mẹ không chỉ cần tập trung khuyến khích chúng đặt câu hỏi mà đôi khi hãy thay đổi vai trò một chút bằng cách đặt câu hỏi với trẻ, "chất vấn" trẻ để trẻ có dịp bảo vệ quan điểm của mình. Ví dụ như, hãy kể cho trẻ nghe một câu chuyện mà không có hồi kết sau đó đề nghị trẻ kết thúc câu chuyện theo ý tưởng của mình. Có thể hỏi trẻ những câu như: "Con nghĩ sau đó sẽ xảy ra chuyện gì" cho những câu chuyện cổ tích đã trở nên quen thuộc.

Ở các nước phương Tây như Anh, Mỹ, Canada, các trường học luôn chú trọng đến việc rèn luyện Tư Duy Phản Biện, Văn Hóa Phản Biện cho trẻ. Với mỗi bài học, các em thường thực hiện theo hệ thống PEE (Point – Nêu ra, Envidence – Bằng chứng, Explain – Giải thích) để thể hiện quan điểm của mình. Bên cạnh đó, giáo viên cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động tranh biện. Một lớp sẽ chia ra làm nhiều nhóm để bảo vệ những ý kiến đối lập. Ví dụ có nhóm sẽ nói rằng mùa hè đẹp nhất, nhóm kia lại khẳng định mùa đông đẹp hơn. Sau khi tranh biện xong, cả lớp sẽ ngồi lại với nhau để tổng kết lại vấn đề cũng như các kỹ năng đã được rèn luyện.

Trẻ nên học Tư Duy Phản Biện càng sớm càng tốt. Bởi khả năng trí tuệ có ngay từ khi sinh ra nhưng nó phát triển mạnh mẽ nhất trong giai đoạn 6-15 tuổi. 16 tuổi, bộ não gần như đã trưởng thành, việc thay đổi tư duy, lối tiếp cận sẽ càng khó khăn hơn.

Sau 8 năm nghiên cứu chuyên sâu về giáo dục trong nước và quốc tế, GPA đã mang đến một chương trình giảng dạy hoàn toàn khác biệt, đào tạo song hành cả tiếng Anh và Tư Duy Phản Biện. Các lớp học của chúng tôi được áp dụng mô hình "Lớp học đảo ngược" (Flipped classroom) - Một trong những mô hình dạy và học tiên tiến nhất hiện nay.

Ý tưởng chủ chốt của "Lớp học đảo ngược" là học sinh tư duy về chủ đề trước khi tới lớp còn thời gian trên lớp để dành cho việc thảo luận. Lợi ích lớn nhất của mô hình này là phát triển tốt hơn năng lực của từng học sinh bằng cách tăng thời gian cho việc đào sâu suy nghĩ (high level thinking) và giảm thời gian tiếp thu bị động (low level thinking). Chương trình học không chỉ thú vị mà còn đem đến cho học viên đầy đủ: Ngôn ngữ - Tư Duy – Kỹ Năng và Trải Nghiệm – những nhân tố thiết yếu để bước vào thế giới với sự tự tin.

Từ khóa » Cách Dạy Trẻ Tư Duy Phản Biện