Mách Bạn Những Cách Giảm ê Buốt Răng Hiệu Quả Tại Nhà | Medlatec
1. Những nguyên nhân gây ê buốt răng
Ê buốt răng là tình trạng phổ biến mà rất nhiều người mắc phải khi họ ăn một số thực phẩm quá lạnh hay quá nóng, những loại đồ ăn quá chua hoặc thậm chí khi hít phải những luồng không khí lạnh. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp khiến răng bị ê buốt.
Do đánh răng sai cách: Vệ sinh răng miệng là việc cần làm hằng ngày của mỗi chúng ta, nhưng không phải ai cũng vệ sinh răng miệng đúng cách. Nếu bạn có thói quen đánh răng quá mạnh, dùng bàn chải lông quá cứng, không thay bàn chải thường xuyên, đánh răng quá nhiều lần trong ngày,... sẽ khiến men răng bị mòn và vì thế khi ăn những đồ ăn quá chua, quá nóng hay quá lạnh, những thực phẩm này sẽ có tác động đến tủy răng - chứa nhiều dây thần kinh - khiến răng dễ gặp phải tình trạng ê buốt, đau và khó chịu.
Răng ê buốt khi ăn thực phẩm quá lạnh
Dùng nước súc miệng trong thời gian dài: Nước súc miệng rất tốt để sát khuẩn, giúp hơi thở thơm mát. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, khi ngà răng bị lộ do men răng đã hỏng, thì việc bạn sử dụng loại nước súc miệng có nhiều axit trong một thời gian dài sẽ khiến răng bạn ê buốt và tổn thương nhiều hơn.
Nghiến răng khi ngủ: Đây là một thói quen rất hại cho răng. Khi bạn nghiến răng, hai hàm răng của bạn sẽ bị ghì và siết chặt, tạo áp lực lên răng và tạo ra những tiếng ken két. Nó sẽ khiến cho răng của bạn mòn dần và gây ra tình trạng ê buốt.
Ăn nhiều thực phẩm có tính axit: Những thực phẩm có tính axit có nguy cơ cao để lại những mảng bám thực phẩm trên răng và nếu như bạn không vệ sinh răng miệng cẩn thận thì đây sẽ là cơ hội cho khuẩn bệnh phát triển và gây ra những vấn đề về răng như sâu răng, viêm nướu và cả tình trạng bào mòn men răng khiến răng bị ê buốt.
Một số bệnh lý răng miệng: Khi răng của bạn bị nứt mẻ, hay mắc một số bệnh về răng như bệnh tụt nướu, viêm nướu,… chân răng của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng và dễ xảy ra tình trạng ê buốt.
Thực hiện các thủ thuật nha khoa: Khi bạn thực hiện một số thủ thuật nha khoa như làm trắng răng, bọc răng giả hoặc một số thủ thuật khác sẽ khiến răng của bạn có thể gặp phải tình trạng ê buốt trong khoảng 4 đến 6 tuần đầu, sau đó tình trạng này sẽ không còn. Nếu thấy bất thường, bạn nên hỏi bác sĩ nha khoa điều trị cho mình để được tư vấn kịp thời và chi tiết.
Tình trạng răng ê buốt không đơn giản chỉ khiến bạn gặp khó khăn khi ăn những món yêu thích của mình, nhất là đối với trẻ em, nó có thể gây ra chứng biếng ăn. mà còn ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác trong sinh hoạt, chẳng hạn như kèm theo hơi thở có mùi dẫn tới khó khăn khi giao tiếp và những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe răng miệng.
2. Những cách giúp giảm ê buốt răng hiệu quả tại nhà
Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn giảm ê buốt răng hiệu quả tại nhà:
Nhai lá ổi: Nhai lá ổi hoặc bạn cũng có thể sử dụng loại gel bôi có tinh chất lá ổi để bôi lên răng. Đây là cách giúp răng giảm đau và ê buốt rất hiệu quả. Theo các chuyên gia trong lá ổi có chứa flavonoid giúp giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn rất tốt và nhờ đó có thể hạn chế tình trạng ê buốt, đau nhức răng.
Nhai lá ổi có thể giúp giảm ê buốt răng
Dùng tỏi: Theo dân gian, tỏi là loại thực phẩm rất hiệu quả trong điều trị viêm nhiễm. Chất allicin giúp kháng khuẩn và có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn trên răng, rất tốt để điều trị tình trạng ê buốt răng. Bạn có thể xay nhuyễn tỏi và đắp vào răng bị ê buốt để cải thiện tình trạng này.
Súc miệng bằng nước muối ấm để giảm tình trạng ê buốt răng
Súc miệng bằng nước muối ấm: Đây là cách có thể làm hạn chế mảng bám trên răng và giúp răng bạn sạch hơn và khỏe hơn, giảm tình trạng ê buốt, đau nhức răng.
Không đánh răng quá mạnh: Nhiều người cho rằng, đánh răng quá mạnh là cách tốt nhất để loại bỏ mảng bám trên răng nhưng điều này là hoàn toàn sai. Việc bạn đánh răng quá mạnh chính là nguyên nhân gây ra tình trạng bào mòn men răng và ê buốt răng. Vì thế, bạn nên loại bỏ thói quen này. Thay vì thế hay sử dụng loại bàn chải lông mềm và đánh răng nhẹ nhàng.
Đánh răng đúng cách để giảm ê buốt răng
Lựa chọn kem đánh răng dành riêng cho răng ê buốt: Khi răng bạn đang nhạy cảm và thường xuyên bị ê buốt, bạn nên lựa chọn sản phẩm kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm với dược liệu tự nhiên.
Liệu pháp Florua: Đây là cách bổ sung fluor cho những vùng răng nhạy cảm để men răng khỏe hơn, giảm đau và ê buốt, đồng thời ngăn ngừa sâu răng.
Không nên ăn những thực phẩm có tính axit: Khi răng của bạn đang nhạy cảm, bạn không nên dùng những loại thực phẩm có tính axit vì nó sẽ khiến răng của bạn bị đau nhiều hơn.
Trên đây là một số biện pháp giảm ê buốt răng hiệu quả tại nhà. Nếu nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức răng, ê buốt răng là do những bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, sâu răng, tụt lợi,… thì bạn không nên chủ quan mà cần phải đi khám nha khoa càng sớm càng tốt. Các bác sĩ sẽ giúp bạn chẩn đoán bệnh và điều trị theo nguyên nhân để giúp bạn không những giảm tình trạng đau nhức, ê buốt răng mà còn bảo vệ răng của bạn, phòng tránh những hậu quả sức khỏe răng miệng nghiêm trọng.
Các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khuyên bạn nên vệ sinh răng miệng hàng ngày và nên kiểm tra răng miệng định kỳ để bảo vệ răng một cách tốt nhất. Nếu có những vấn đề về răng, bạn có thể gọi cho chúng tôi theo số 1900565656 để được tư vấn và đặt lịch khám sớm nhất với các chuyên gia đầu ngành.
Để được tư vấn trực tiếp cùng bác sĩ và hiểu rõ tình trạng răng - miệng của mình, Quý khách hàng cũng có thể liên hệ ngay đội ngũ tiến sĩ, bác sĩ trên 15 năm kinh nghiệm của Hệ thống nha khoa MedDental - Medlatec tại:
- Tổng đài: 1900 4000 66 | Đường dây nóng: 0969 789 888
- Website: meddental.vn
- Địa chỉ cơ sở:
- Cơ sở 1: 87 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Cơ sở 2: 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
- Cơ sở 3: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
- Cơ sở 4: 42-44-66 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội
- Cơ sở 5: 31 Ngõ 23 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội
Từ khóa » ê Nướu Răng
-
Cách Xử Lý Khi Bị ê Buốt Chân Răng | Vinmec
-
Ê Buốt Răng – Từ Khó Chịu đến Hư, Mất Răng
-
RĂNG Ê BUỐT LÀ GÌ? CÁCH KHẮC PHỤC NHƯ THẾ NÀO?
-
Nguyên Nhân ê Buốt Răng, Cách Chăm Sóc Và điều Trị | Hapacol
-
Cách Xử Lý Khi Bị ê Buốt Chân Răng An Toàn, Hiệu Quả
-
Răng Bị ê Buốt: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh
-
Ê Buốt Răng Là Gì? Nguyên Nhân Dẫn Đến Tình Trạng Ê Buốt
-
Vì Sao Bạn Bị ê Buốt Chân Răng? Hiểu Rõ để Phòng Ngừa - Hello Bacsi
-
TOP 10 Cách Chữa Trị Ê Buốt Chân Răng Tại Nhà Hiệu Quả
-
[Hỏi đáp] Răng Bị ê Buốt Khi Uống Nước Lạnh Là Do đâu
-
Vì Sao Uống Nước Lạnh Bị Buốt Răng? | Colgate®
-
Cách Trị Ê Buốt Răng Hiệu Quả & Nhanh Chóng | Colgate®
-
Răng Nhạy Cảm, Dễ ê Buốt | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương