Nguyên Nhân ê Buốt Răng, Cách Chăm Sóc Và điều Trị | Hapacol
Ê buốt răng thường xảy ra đột ngột trong một khoảng thời gian ngắn và khiến bạn luôn cảm thấy không thoải mái khi ăn uống. Bạn có thể cảm thấy đau nhói do dây thần kinh trong răng tiếp xúc với tác nhân gây ê buốt. May mắn thay, răng nhạy cảm có thể điều trị và cải thiện được. Trong bài viết này, Hapacol sẽ giúp bạn biết được nguyên nhân và phải làm gì để hạn chế tình trạng ê buốt răng.
1. Ê buốt răng là gì?
Ê buốt răng hay còn gọi là răng nhạy cảm, là tình trạng răng miệng khá phổ biến khiến cho người mắc phải khó chịu hoặc đau buốt khi ăn một số thực phẩm quá cứng hay quá nóng hoặc lạnh. Tuy tình trạng răng ê buốt không quá nghiêm trọng nhưng trong một số trường hợp đây là biểu hiện của bệnh lý đau răng, viêm nướu, viêm nha chu…
Ở một chiếc răng khỏe mạnh, lớp men răng cứng chắc ngoài cùng sẽ bảo vệ lớp ngà răng bên trong mềm hơn và chân răng sẽ được nướu bảo vệ. Khi men răng bị mòn hoặc tổn thương (nứt, mẻ) hoặc đường viền nướu bị tụt sẽ khiến lớp ngà răng lộ ra ngoài. Lớp ngà răng có hàng ngàn ống ngà dẫn trực tiếp đến dây thần kinh trong răng (tủy răng). Khi tiếp xúc với các yếu tố nóng, lạnh hay chất có tính axit… sẽ khiến các dây thần kinh bên trong răng bị kích thích gây đau và ê buốt.
Xem thêm: Bị đau răng nên ăn gì? Bạn đã biết chưa?
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng răng bị ê buốt?
2.1. Đánh răng sai cách
Khi bạn chưa bị ê buốt răng nhưng thói quen đánh răng quá mạnh, sử dụng bàn chải đánh răng có lông cứng, đánh răng nhiều lần trong ngày… là những nguyên nhân gây mòn men răng, dẫn đến các phần tử từ các thực phẩm mà bạn ăn hàng ngày tiếp xúc vào tủy răng (nơi chứa nhiều dây thần kinh, mạch máu và mô liên kết của răng) và khiến răng trở nên nhạy cảm và dễ bị ê buốt.
2.2. Sử dụng nước súc miệng trong thời gian dài
Một số loại nước súc miệng có chứa axit nên nếu ngà răng đã bị lộ, bạn sẽ cảm thấy ê buốt răng khi súc miệng mỗi ngày. Từ đó, răng càng trở nên nhạy cảm hơn và lớp ngà răng có nguy cơ bị tổn thương thêm.
2.3. Thói quen nghiến răng
Thói quen xấu này khiến men răng mòn dần theo thời gian, kéo theo hệ lụy là ê buốt răng. Chứng nghiến răng (bruxism) là tình trạng hai hàm răng bị ghì và siết, nghiến chặt tạo áp lực lên răng và có thể phát ra âm thanh ken két. Bạn có thể nghiến răng một cách vô thức khi thức hoặc nghiến răng khi đang ngủ (sleep bruxism).
2.4. Ăn thực phẩm có tính axit
Các thực phẩm có tính axit gây hại đến lớp men răng, dẫn đến ê buốt răng. Một số loại thực phẩm có tính axit phổ biến như: ngũ cốc, đường, cá, một số chế phẩm từ sữa, thực phẩm giàu protein, soda và các đồ uống ngọt khác. Nếu bạn không bảo vệ răng miệng đúng cách, các mảng bám thực phẩm tích tụ trên răng sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… khiến men răng bị bào mòn dẫn đến ê buốt răng.
2.5. Các bệnh lý răng miệng
- Tụt nướu: Tình trạng này thường xảy ra ở những người mắc bệnh nha chu và sẽ gây lộ ngà răng, gây ê buốt chân răng.
- Viêm nướu: Mô nướu bị viêm, đau gây ảnh hưởng đến chân răng.
- Nứt hay mẻ răng: Những vết nứt trên răng tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ cùng các mảng bám dẫn đến viêm nhiễm vào tủy răng. Trong trường hợp nghiêm trọng, bạn có nguy cơ bị áp xe chân răng và nhiễm trùng nặng.
2.6. Sau các thủ thuật nha khoa
Răng sẽ nhạy cảm hơn sau khi cạo vôi, làm láng chân răng, bọc mão răng giả hay các quy trình phục hình răng khác. Thông thường, tình trạng ê buốt răng vì những lý do này sẽ biến mất sau 4–6 tuần. Trong thời gian này, bạn nên xin tư vấn của các nha sĩ để chăm sóc răng miệng đúng cách.
3. Hậu quả của ê buốt răng
Tùy theo mức độ mà ê buốt chân răng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của bạn. Điển hình như do không thể thưởng thức món ăn yêu thích của mình nên người bệnh, nhất là người lớn tuổi và trẻ em sẽ có nguy cơ bị biếng ăn. Bên cạnh đó, thói quen nghiến răng khi ngủ sẽ khiến bạn khó để có một giấc ngủ ngon. Điều này về lâu dài sẽ làm cơ thể bạn dần bị suy nhược, đau quai hàm và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát. Ngoài ra, nếu triệu chứng ê buốt răng đi kèm với hơi thở có mùi hôi, quanh nướu bị sưng đỏ và chảy máu do bệnh viêm nướu, người bệnh còn có xu hướng ngại giao tiếp xã hội.
4. Làm thế nào để hết ê buốt răng? Cách chăm sóc và điều trị khi bị ê răng
Khi bị ê buốt răng, cách tốt nhất để chữa trị hiệu quả là thực hiện các phương pháp bảo vệ và chăm sóc men răng để những tác nhân kích thích không tác động đến dây thần kinh trong răng. Nếu bạn đã gặp phải tình trạng răng nhạy cảm, một số men răng chắc chắn đã bị mòn hay tổn thương. Do đó, để ngăn chặn và không để tình trạng răng bị ê buốt tiến triển thêm, bạn nên lưu ý 6 cách chăm sóc răng bị ê buốt dưới đây:
4.1. Không đánh răng quá mạnh
Nhiều người có suy nghĩ đánh răng thật mạnh có thể giúp loại bỏ những mảng bám trên răng, thế nhưng điều đó sẽ khiến men răng của bạn bị mài mòn dẫn đến ê buốt răng. Đánh răng sát đường viền nướu có khả năng làm men răng mòn nhanh hơn.
Tốt nhất là bạn nên sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm và để bàn chải tạo thành một góc 45º với đường nướu rồi chải lên xuống nhẹ nhàng. Khi đó, bạn sẽ giữ được men răng sạch sẽ và khỏe mạnh.
4.2. Sử dụng kem đánh răng dành riêng cho răng ê buốt
Khi chọn kem đánh răng cho người có hàm răng nhạy cảm (răng ê buốt) cần đọc rõ thành phần ghi trên bao bì để tránh mua sản phẩm chất lượng kém, chứa những hóa chất độc hại như chất tạo màu, Sodium Lauryl Sulfate, Triclosan,…
Các bạn có thể sử dụng các loại kem đánh răng với thành phần dược liệu tự nhiên, đặc biệt phù hợp với những người có hàm răng nhạy cảm bởi tính an toàn, công dụng ưu việt và có lợi cho sức khoẻ. Một số thương hiệu kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm phổ biến như: Sensodyne, Oral B Sensitive, Colgate Pro-relief, Ngọc Châu,…
4.3. Liệu pháp Florua
Liệu pháp Florua là bổ sung florua vào các khu vực nhạy cảm của răng để tăng cường sức khỏe men răng, giảm đau, giảm cảm giác ê buốt răng và ngăn ngừa sâu răng. Florua thường được sử dụng dưới dạng chất lỏng và thuốc viên, liệu pháp này làm giảm sự phân hủy bởi các axit từ thực phẩm, tăng khả năng tái khoáng hóa và giảm hoạt động của vi khuẩn
4.4. Tránh những thực phẩm có tính axit
Soda, kẹo ngọt, các nguồn carbohydrate có nhiều đường đều tấn công vào men răng và có khả năng gây khiến bé bị sâu răng hàm và ê buốt răng. Thay vào đó, bạn nên ăn các thực phẩm giúp cung cấp độ ẩm cho miệng, chống lại axit và vi khuẩn tác động làm mòn men răng như:
- Rau quả giàu chất xơ.
- Phô mai.
- Sữa không đường.
- Sữa chua nguyên chất.
Nước bọt cũng giúp chống lại tác hại của vi khuẩn trong miệng. Bạn cũng có thể uống trà xanh, trà đen hoặc nhai kẹo cao su không đường. Nếu bạn vừa ăn những thực phẩm có tính axit, đừng đánh răng ngay sau khi ăn. Hãy chờ một khoảng 1 giờ hoặc lâu hơn để men răng ổn định trở lại trước khi bạn chải răng.
Xem thêm: Những cách trị đau răng tại nhà hiệu quả
4.5. Bỏ thói quen nghiến răng
Nghiến răng lâu ngày sẽ khiến men răng mòn dần, khiến răng có cảm giác bị ê buốt. Thói quen này do căng thẳng, stress gây ra hoặc do chứng nghiến răng khi ngủ.
Bạn nên gặp các bác sĩ chuyên khoa tư vấn tâm lý hoặc các chuyên gia về giấc ngủ để tiến hành kiểm tra, xác định xem bạn có bị chứng ngưng thở khi ngủ hay không và nghiến răng khi ngủ ở mức độ nào. Trong thời gian này, Hapacol khuyên bạn nên mang dụng cụ bảo vệ răng hàm để tránh những tổn thương cho răng gây ra bởi nghiến, siết hoặc nghiền răng.
4.6. Đến nha sĩ nếu ê buốt răng do các bệnh lý răng miệng
Đôi khi tình trạng ê buốt răng có thể là dấu hiệu của bệnh lý răng miệng, chẳng hạn như:
Teo rút nướu theo tự nhiên
Khi trên 40 tuổi, nướu sẽ có dấu hiệu teo rút lại và để lộ ra chân răng. Phần răng này không có men răng bảo vệ nên nhạy cảm hơn rất nhiều so với thân răng. Do đó, hãy đến nha sĩ sớm để được tư vấn trám cổ chân răng, bảo vệ chân răng khi thấy nướu bắt đầu bị teo lại, tụt xuống dưới đường nướu bình thường.
Bệnh nướu răng
Mảng bám và cao răng tích tụ lâu ngày trên răng tạo điều kiện cho bệnh nướu răng phát triển và có thể phá hủy xương ổ răng. Để điều trị, nha sĩ sẽ tiến hành làm sạch răng sâu bao gồm cạo vôi và làm láng chân răng dưới đường nướu. Cách tốt nhất để xử lý bệnh nướu răng triệt để là phẫu thuật kết hợp sử dụng thuốc.
Nứt răng hay nứt vết trám
Vết nứt răng có khả năng kéo dài đến tận chân răng và bạn sẽ cảm nhận được những cơn đau buốt răng khi ăn hoặc uống đồ lạnh. Nếu bạn cảm thấy những dấu hiệu này, hãy đến nha sĩ để được tư vấn và trám lại các vết nứt trên bề mặt răng.
Bạn đừng vì sợ ê buốt răng mà ngại thực hiện các thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày. Đánh răng 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa vào buổi tối để giữ răng miệng luôn sạch sẽ, khỏe mạnh. Bên cạnh đó, hãy nhớ đến phòng khám nha khoa kiểm tra định kỳ 2 lần mỗi năm để bảo vệ răng miệng một cách toàn diện.
5. Hướng dẫn phòng tránh ê buốt răng
Giữ gìn vệ sinh răng miệng là điều quan trọng để ngăn ngừa bị lộ ngà cũng như các bệnh nha chu. Chải răng đúng cách đồng thời sử dụng các loại kem đánh răng có độ mài mòn thấp giúp giảm nguy cơ mắc phải hiện tượng răng ê buốt. Hạn chế sử dụng các đồ ăn có chứa axit để giúp phòng ngừa ê buốt răng.
Lời khuyên nên sử dụng các loại kem đánh răng có độ mài mòn thấp thêm các loại kem có chứa fluor để bảo vệ răng chống lại sâu răng. Bên cạnh đó, nha sĩ cũng có thể sử dụng một số phương pháp điều trị răng ê buốt tại phòng nha gồm thoa fluor và dùng keo dán lên răng. Nếu răng bị hư hại nhiều có thể sử dụng chiếu laser để sử dụng.
Xem thêm: Làm sao để trị ê buốt răng sau sinh?
Nguồn tham khảo:https://hapacol.vn/tin-tuc/7-cach-chua-dau-rang-hieu-qua/
Tooth Sensitivity: Causes, Remedies & Treatment. https://www.livescience.com/44377-sensitive-teeth.html
What Can You Do About Sensitive Teeth? https://www.webmd.com/oral-health/guide/tooth-sensitivity#1
What causes sensitive teeth, and how can I treat them? https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/adult-health/expert-answers/sensitive-teeth/faq-20057854
Vui lòng đăng nhập để dùng chức năng này
Từ khóa » ê Nướu Răng
-
Cách Xử Lý Khi Bị ê Buốt Chân Răng | Vinmec
-
Ê Buốt Răng – Từ Khó Chịu đến Hư, Mất Răng
-
RĂNG Ê BUỐT LÀ GÌ? CÁCH KHẮC PHỤC NHƯ THẾ NÀO?
-
Cách Xử Lý Khi Bị ê Buốt Chân Răng An Toàn, Hiệu Quả
-
Răng Bị ê Buốt: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh
-
Mách Bạn Những Cách Giảm ê Buốt Răng Hiệu Quả Tại Nhà | Medlatec
-
Ê Buốt Răng Là Gì? Nguyên Nhân Dẫn Đến Tình Trạng Ê Buốt
-
Vì Sao Bạn Bị ê Buốt Chân Răng? Hiểu Rõ để Phòng Ngừa - Hello Bacsi
-
TOP 10 Cách Chữa Trị Ê Buốt Chân Răng Tại Nhà Hiệu Quả
-
[Hỏi đáp] Răng Bị ê Buốt Khi Uống Nước Lạnh Là Do đâu
-
Vì Sao Uống Nước Lạnh Bị Buốt Răng? | Colgate®
-
Cách Trị Ê Buốt Răng Hiệu Quả & Nhanh Chóng | Colgate®
-
Răng Nhạy Cảm, Dễ ê Buốt | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương