Mách Mẹ Cách Xử Lý Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Sôi Bụng đi Ngoài Nhiều Lần
Có thể bạn quan tâm
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài nhiều lần khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Bởi đây là tình trạng nguy hiểm và có có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ trong tương lai. Bài viết bên dưới, chúng tôi sẽ chia sẻ với bố mẹ nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị đi ngoài hiệu quả, an toàn.
Menu xem nhanh:
- 1. Trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài nhiều do những nguyên nhân nào?
- 1.1 Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột
- 1.2 Trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần do không dung nạp đường lactose
- 1.3 Trẻ bị đi ngoài do chế độ ăn uống của mẹ
- 1.4 Trẻ dùng thuốc kháng sinh trong khoảng thời gian dài
- 2. Cách xử lý trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài nhiều
- 2.1 Cho trẻ sử dụng men vi sinh
- 2.2 Điều chỉnh chế độ ăn uống với trẻ ăn dặm
- 2.3 Bổ sung cho trẻ dùng các sản phẩm lợi khuẩn Probiotics
- 2.4 Chú ý đổi tư thế bế trẻ
- 2.5 Chú ý thay đổi sữa cho trẻ
1. Trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài nhiều do những nguyên nhân nào?
Tình trạng sôi bụng đi ngoài ở trẻ thường do nguyên nhân gây ra. Dưới đây là những nguyên nhân mà cha mẹ cần lưu ý:
1.1 Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột
Nguyên nhân có thể là do các loại virus hoặc vi khuẩn như khuẩn có tên là: Salmonella, Shigella, khuẩn coli. Các loại vi khuẩn này phát triển rất mạnh mẽ và có thể lấn át vi khuẩn có lợi, từ đó gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột của trẻ và dẫn tới việc sôi bụng, đi ngoài.
1.2 Trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần do không dung nạp đường lactose
Trẻ nhỏ có thể bị sôi bụng, đi ngoài do không dung nạp đường lactose khi bú sữa công thức. Nguyên nhân được cho là do cơ thể không tiết đủ lượng enzyme lactase cần thiết để hấp thụ hết lượng đường Lactose có trong sữa công thức này.
1.3 Trẻ bị đi ngoài do chế độ ăn uống của mẹ
Trẻ sơ sinh nhận nguồn thực phẩm chủ yếu từ sữa mẹ. Do đó, chế độ ăn uống của mẹ cũng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sữa cũng như sức khỏe của trẻ, nhất là đối với những trẻ đang bú sữa mẹ hoàn toàn. Hay nói cách khác, nếu mẹ ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, hoặc đồ ăn ôi thiu hoặc để lâu ngày… sẽ khiến cho vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng tấn công và khiến cho bé bị sôi bụng, đầy hơi, đi ngoài.
1.4 Trẻ dùng thuốc kháng sinh trong khoảng thời gian dài
Trẻ sơ sinh nếu phải điều trị bằng thuốc kháng sinh trong khoảng thời gian dài sẽ khó tránh khỏi những tác dụng phụ ngoài ý muốn của thuốc. Trong đó có hiện tượng tiêu chảy, sôi bụng, táo bón…
Bên cạnh đó, việc trẻ bị sôi bụng, đi ngoài cũng có thể do nguyên nhân bị nhiễm khuẩn từ núm vú, bình sữa, gặm nướu không được vệ sinh sạch sẽ.
2. Cách xử lý trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài nhiều
2.1 Cho trẻ sử dụng men vi sinh
Việc bổ sung men vi sinh được xem là giải pháp an toàn và nhiều người lựa chọn khi gặp các vấn đề về tiêu hóa. Bởi khi bị tiêu chảy, số lượng vi khuẩn có lợi ở đường ruột của trẻ bị suy giảm nghiêm trọng. Trong khi đó vi khuẩn có hại lại phát triển không ngừng và gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột.
2.2 Điều chỉnh chế độ ăn uống với trẻ ăn dặm
– Nếu như trẻ sơ sinh đang trong quá trình ăn dặm, cha mẹ nên chú ý về chế độ dinh dưỡng của trẻ. Nên cho trẻ dùng những loại thực phẩm có tính ngọt dịu và có chứa tinh bột, chế biến thức ăn ở dạng lỏng như: cháo, súp… vừa giúp trẻ dễ tiêu hóa vừa có thể bù nước cho trẻ.
– Hạn chế cho trẻ dùng các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, nước uống có ga, bánh, kẹo, đồ ngọt…
2.3 Bổ sung cho trẻ dùng các sản phẩm lợi khuẩn Probiotics
Probiotics là thành phần có chứa những lợi khuẩn rất cần thiết cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh. Do đó, cha mẹ có thể cho con sử dụng các loại sữa bổ sung có chứa Probiotics. Trong những trường hợp cần thiết, cha mẹ cũng có thể cho bé ăn thêm sữa chua. Đây là nguồn bổ sung lợi khuẩn tự nhiên dồi dào và rất an toàn và giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn.
2.4 Chú ý đổi tư thế bế trẻ
– Nếu trẻ có hiện tượng bị sôi bụng, đi ngoài, quấy khóc, cha mẹ nên thay đổi tư thế bế bé. Bên cạnh đó, cha mẹ có thể vuốt nhẹ lên lưng để bé ợ hơi ra.
– Nên đặt bé nằm ngửa xuống giường sau đó có thể nâng gối của bé lên và gập đầu gối bé liên tục để giúp bé giảm triệu chứng sôi bụng, đầy hơi từ đó hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ được tốt hơn.
2.5 Chú ý thay đổi sữa cho trẻ
Đối với trẻ dùng sữa công thức, cha mẹ nên chọn loại sữa không chứa đường thành phần lactose. Bởi thành phần này là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị sôi bụng, tiêu chảy…. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lưu ý pha sữa theo đúng hướng dẫn của từng loại sữa. Chú ý rửa sạch và tiệt trùng bình sữa, dụng cụ pha, núm vú và tay trước khi cho bé bú.
Ngoài ra, với những trẻ bú mẹ hoàn toàn thì mẹ nên thực hiện chế độ ăn uống dinh dưỡng và khoa học. Bởi các loại thực phẩm mẹ ăn hàng ngày cũng sẽ góp phần khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng như: giá đỗ, món ăn chiên rán, nước có gas, đồ ngọt… Chính vì vậy mà mẹ nên hạn chế ăn những thực phẩm này để giúp giảm lượng khí sinh ra trong bụng trẻ khi trẻ bú sữa từ mẹ.
Bài viết của chúng tôi trên đây chắc hẳn đã giúp cha mẹ có cái nhìn tổng quan nhất về hiện tượng trẻ sơ sinh bị sôi bụng, tiêu chảy để từ đó có thể chăm sóc trẻ một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần lưu ý, ngay khi trẻ có dấu hiệu của bệnh, cha mẹ nên nhanh chóng đưa con tới bệnh viện để được bác sĩ tư vấn thăm khám và điều trị đúng cách.
Từ khóa » Sôi Bụng Cho Trẻ Sơ Sinh
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Sôi Bụng Có ảnh Hưởng đến Sức Khoẻ Không?
-
Trẻ Sơ Sinh Sôi Bụng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Bụng Kêu ọc ọc ở Trẻ Sơ Sinh | Vinmec
-
Trẻ Bị Sôi Bụng: Nguyên Nhân Do đâu, Mẹ Nên Làm Thế Nào?
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Sôi Bụng đi Ngoài: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Sôi Bụng Và đi Ngoài: Nguyên Nhân & Cách điều Trị
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Sôi Bụng - Huggies
-
Cách Xử Lý Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Sôi Bụng Tiêu Chảy Trong “nháy Mắt”
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Sôi Bụng: Nguyên Nhân Là Gì, điều Trị Ra Sao? - Docosan
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Sôi Bụng, Bụng Em Bé Sơ Sinh Kêu ọt ọt Là Do đâu?
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Sôi Bụng Và Xì Hơi Kèm Táo Bón Mẹ Nên Làm Gì?
-
5 Nguyên Nhân Khiến Trẻ Sơ Sinh Bị Sôi Bụng Và Giải Pháp - Imiale
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Sôi Bụng Đi Ngoài Phải Làm Sao?
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Sôi Bụng Và Xì Hơi: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Cách Xử Lý