Trẻ Sơ Sinh Bị Sôi Bụng - Huggies

MỤC LỤC BÀI VIẾT

  • Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sôi bụng là do đâu?
  • Dấu hiệu nhận biết bé sơ sinh sôi bụng
  • Trẻ sơ sinh bị sôi bụng xì hơi nhiều có sao không?
  • Trẻ sơ sinh bị sôi bụng phải làm sao?
  • Cách phòng ngừa trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài
  • Câu hỏi thường gặp về sôi bụng ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng xì hơi, đi ngoài hay bụng kêu ọc ọc là những vấn đề thường gặp trong quá trình sinh con nhưng lại khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Tình trạng này cũng gây nên cảm giác khó chịu, đầy hơi cho bé. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến việc trẻ sơ sinh bị sôi bụng. Cách chữa trị ra sao? Mẹ hãy cùng Huggies tìm hiểu ngay trong bài viết!

>> Tham khảo:

  • Các tuần khủng hoảng Wonder Week của trẻ và cách vượt qua
  • Trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu bú hoặc bú ít có đáng lo không?
  • Trẻ bị nôn không sốt: Nguyên nhân, Bố mẹ cần làm gì?

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sôi bụng là do đâu?

Trẻ sơ sinh sôi bụng thường gặp ở trẻ sơ sinh từ 3 tuần tuổi đến 18 tuần tuổi, do sự tắc nghẽn hoặc ứ đọng không khí trong các nếp gấp của đường ruột, khiến nhu động ruột tăng lên. Khi bị sôi bụng, trẻ sẽ phát ra âm thanh ọc ọc ở bụng, điều này có thể khiến trẻ khó chịu nhưng hoàn toàn không nguy hiểm, vì đây là một hiện tượng sinh lý bình thường. Một số nguyên nhân sau đây có thể khiến bụng trẻ sơ sinh bị sôi.

1. Chế độ dinh dưỡng của mẹ chưa hợp lý

Nếu trẻ sơ sinh còn trong thời kỳ bú sữa mẹ thì chế độ ăn uống của người mẹ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa và sức khỏe của trẻ sơ sinh. Người mẹ dùng thực phẩm như thế nào thì con cũng sẽ nhận nguồn dinh dưỡng từ thực phẩm ấy. Vì thế, nếu mẹ dùng thực phẩm lạ, có quá nhiều đạm, dầu mỡ, cay nóng hoặc đồ ôi thiu sẽ khiến chất lượng sữa bị ảnh hưởng, do đó trẻ uống sữa bị sôi bụng, tiêu chảy,...

>> Tham khảo: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu: Thực đơn cho bà bầu

2. Trẻ không dung nạp được lactose

Sữa và các sản phẩm làm từ sữa có chứa đường lactose. Vì ở giai đoạn mới sinh, cơ thể trẻ sơ sinh không tiết đủ lượng enzyme cần thiết để hấp thụ tất cả lượng đường lactose bên trong sữa. Việc này dẫn đến trạng thái dư thừa lactose và tích tụ lại ở đường ruột và gây nên hiện tượng sôi bụng ở trẻ.

>> Tham khảo:

  • Tìm hiểu về chứng không dung nạp đường lactose
  • Sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi: Cân nặng, Giấc ngủ

3. Trẻ bú không đúng cách

Đối với trẻ bú sữa mẹ kết hợp bú bình, nếu không đúng khớp ngậm hoặc nếu sữa chảy quá chậm hoặc quá nhanh, sẽ khiến trẻ nuốt phải nhiều không khí vào dạ dày, gây ra hiện tượng sôi bụng. Ngoài ra, nếu trẻ uống sữa công thức nhưng pha không đúng tỷ lệ hoặc sử dụng dụng cụ chứa và pha sữa không sạch sẽ, cũng có thể làm trẻ bị sôi bụng.

>> Tham khảo: Cách pha sữa cho trẻ sơ sinh đúng và chính xác nhất

4. Trẻ quá đói hoặc quá no

Trong quá trình ăn, nhu động ruột của trẻ co bóp và vận chuyển thức ăn, khiến bụng trẻ phát ra âm thanh ồng ộc, ùng ục. Đây chính là hiện tượng sôi bụng mà mẹ thường nghe thấy, đặc biệt khi trẻ ăn quá no.

Ngoài ra, khi trẻ bị đói, cũng có thể xuất hiện âm thanh sôi bụng. Lúc này, não sẽ tiết ra chất giống như hormone kích thích cảm giác thèm ăn, làm co các cơ trong dạ dày và tạo ra âm thanh.

5. Một số nguyên nhân khác

Trẻ khi dùng thuốc kháng sinh có thể gặp tác dụng phụ như sôi bụng, tiêu chảy hoặc táo bón. Những tác dụng phụ này thường xảy ra do thuốc kháng sinh làm thay đổi cân bằng vi khuẩn trong đường ruột.

Ngoài ra, trẻ có thể bị sôi bụng nếu nhiễm các loại vi khuẩn như Shigella, E.coli, Salmonella, hoặc virus đường ruột. Thường do thói quen mút tay, đồ chơi, ti giả không sạch. Khi những vi khuẩn này phát triển mạnh trong đường ruột, chúng sẽ làm mất cân bằng vi sinh, lấn át các lợi khuẩn, gây rối loạn tiêu hóa và dẫn đến sôi bụng cùng với các triệu chứng khác như tiêu chảy,...

> Tham khảo:

  • Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ: Nguyên nhân và cách chữa trị
  • Trẻ Bị Nhiễm Khuẩn Đường Ruột Bao Lâu Thì Khỏi? Nguyên Nhân, Triệu Chứng

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có thể là do nhiễm khuẩn đường ruột, bú không đúng cách

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có thể là do nhiễm khuẩn đường ruột, bú không đúng cách,... (Nguồn: Huggies)

Mẹ có biết:

Trong khoảng thời gian khắc phục triệu chứng trẻ bị sôi bụng, mẹ nên sử dụng loại tã có khả năng thấm hút tốt để thấm hút nhanh chóng các chất thải lỏng của bé. Đối với bé sơ sinh vốn có làn da nhạy cảm, mẹ nên ưu tiên lựa chọn tã dán có thành phần thiên nhiên dịu nhẹ, đảm bảo an toàn cho làn da của bé. Trong suốt hành trình phát triển của bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.

Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã cho bé đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé > Tham khảo:

  • Bé bị đầy bụng và nôn: Nguyên nhân và cách xử trí hiệu quả
  • Phân trẻ sơ sinh thế nào là bình thường? Màu sắc và mùi phân của bé
  • Mách mẹ các mẹo dỗ trẻ khóc đêm theo dân gian

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng xì hơi nhiều có sao không?

Với câu hỏi “Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không?”. Nếu hiện tượng sôi bụng ở trẻ sơ sinh do trẻ quá no, quá đói mà không kèm theo các triệu chứng khác như: đau bụng, chướng bụng, chán ăn, mệt mỏi,.. thì bố mẹ không cần lo lắng, đây là hiện tượng sinh lý bình thường.

Tuy nhiên, nếu trẻ bị sôi bụng kèm các vấn đề khác như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy,... thì có thể đây là biểu hiện của một số vấn đề như:

  • Rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn ruột: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường gặp các dấu hiệu như bụng sôi kèm đau, lúc thì táo bón, lúc thì tiêu chảy đi ngoài nhiều lần, bụng chướng, đầy hơi, biếng ăn,… Nếu tình trạng kéo dài có thể gây ra biến chứng như ruột kích thích, viêm đại tràng,...
  • Bệnh lý dạ dày – ruột: Có thể là các bệnh như viêm dạ dày tá tràng, viêm hang vị dạ dày,… Các biến chứng có thể gặp như: trẻ suy dinh dưỡng, trẻ biếng ăn,…
  • Một số rất hiếm bé có thể mắc bệnh Crohn (IBD): Đây là tình trạng gây ra viêm nhiễm, khiến thành tiêu hóa gây loét, chảy máu. Một số biểu hiện của bệnh như sôi bụng, đau bụng, có thể kèm theo sốt, buồn nôn, giảm thèm ăn, gầy sút,… Biến chứng nguy hiểm do bệnh Crohn là gây suy dinh dưỡng, thiếu máu, nguy hiểm nhất là thủng ruột, rò rỉ bàng quang,…

Trong trường hợp, bé bị sôi bụng do bệnh lý, bố mẹ cần theo dõi và đưa trẻ đi khám để xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp.

>> Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị sôi bụng xì hơi nhiều là do đâu?

Hiện tượng bụng trẻ sơ sinh sôi rất phổ biến và hầu như không gây nguy hiểm

Hiện tượng bụng trẻ sơ sinh sôi rất phổ biến và hầu như không gây nguy hiểm (Nguồn: Huggies)

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng phải làm sao?

1. Dùng kèm men vi sinh, lợi khuẩn Probiotics cho trẻ

Bổ sung men vi sinh cho bé và Probiotics được xem là giải pháp an toàn được nhiều bậc cha mẹ lựa chọn cho trẻ khi gặp các vấn đề về tiêu hóa. Nguyên do là khi bị tiêu chảy hoặc đi ngoài quá nhiều lần, số lượng vi khuẩn có lợi ở đường ruột của trẻ đang suy giảm đáng kể. Ngược lại, vi khuẩn có hại lại phát triển không ngừng và gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột.

Probiotics và men vi sinh là những thành phần có chứa lợi khuẩn rất cần thiết cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh. Do đó, cha mẹ có thể sử dụng các loại sữa bổ sung có chứa Probiotics hoặc men vi sinh để bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột của trẻ.

Trong trường hợp cần thiết, cha mẹ cũng có thể cho trẻ ăn thêm sữa chua. Vì sữa chua có nhiều lợi khuẩn tự nhiên, giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn.

>> Tham khảo: Có nên dùng sữa chua cho bé 6 tháng không?

2. Thay đổi chế độ ăn uống phù hợp với trẻ

Với những trẻ đang còn bú mẹ thì việc mẹ hạn chế dùng các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, nước uống có gas, đồ ngọt, đậu nành, quýt, cà chua, bắp cải,… giúp giảm lượng khí sinh ra trong bụng trẻ khi trẻ bú sữa từ mẹ.

Đối với những trẻ đang qua được giai đoạn ăn dặm thì cha mẹ nên chú ý về chế độ dinh dưỡng. Bố mẹ hãy chế biến thức ăn ở dạng lỏng như: cháo, súp,… giúp trẻ tiêu hóa nhanh và bù nước cho trẻ.

>> Tham khảo:

  • Trẻ Sơ Sinh Bị Sôi Bụng Mẹ Nên Ăn Gì Để Bé Mau Khỏi?
  • Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi kiểu Nhật và truyền thống trong 30 ngày

3. Thay đổi sữa công thức cho trẻ

Nếu trẻ không dung nạp lactose, bố mẹ nên chú ý chọn loại sữa công thức không chứa nhiều thành phần lactose theo chỉ định của bác sĩ. Vì đây là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị sôi bụng, tiêu chảy,... Bên cạnh đó, bố mẹ cần pha sữa theo đúng hướng dẫn của từng loại sữa, vệ sinh, tiệt trùng tuyệt đối bình sữa, ti bình và dụng cụ pha cho bé và rửa tay sạch sẽ trước khi pha sữa cho trẻ.

>> Tham khảo: 15 loại sữa cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi tốt được khuyên dùng

4. Massage cho trẻ

Để giúp trẻ đẩy lượng khí dư trong bụng ra ngoài và giảm tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng và nôn trớ, massage bụng là phương pháp rất hiệu quả. Sau khi bé bú khoảng 30 phút, mẹ có thể đặt bé nằm ngửa, dùng ngón trỏ và ngón giữa đặt cạnh rốn bé và ấn nhẹ. Sau đó, xoay tay nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ thành vòng tròn nhỏ quanh rốn.

Mẹ massage bụng cho trẻ giảm tình trạng bụng bé sôi hiệu quả

Mẹ massage bụng cho trẻ giảm tình trạng bụng bé sôi hiệu quả (Nguồn: Huggies)

5. Thay đổi tư thế bú của bé

Khi thấy trẻ sơ sinh bị sôi bụng, mẹ nên thử thay đổi tư thế bú của bé dù là bú sữa mẹ hay bú bình. Khi đang cho bú nhưng mẹ có thể nghe được tiếng sôi trong bụng bé, mẹ hãy đặt đầu bé tựa vào vai mẹ, vỗ nhẹ để trẻ ợ nóng. Mẹ có thể tham khảo tư thế cho con bú đúng cách mẹ nên ghi nhớ.

Ngoài ra, đối với các bé bú bình, mẹ nên hạn chế cho bé nuốt phải bọt khí trong quá trình bú sữa.

Mẹ nên đảm bảo bé bú đúng tư thế để không bị sôi bụng

Mẹ nên thay đổi tư thế bú khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng (Nguồn: Sưu tầm)

Gặp bác sĩ khi trẻ sơ sinh sôi bụng kéo dài

Nếu ba mẹ đã thực hiện đúng các hướng dẫn trên mà tình trạng sôi bụng của trẻ sơ sinh không được cải thiện nhiều, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa nhi. Bác sĩ sẽ tư vấn và điều trị kịp thời để xác định nguyên nhân và giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của trẻ.

>> Tham khảo: Làm gì khi trẻ sơ sinh đi phân có bọt, phân lỏng?

Cách phòng ngừa trẻ sơ sinh bị sôi bụng đi ngoài

Khi bé bị sôi bụng và đi ngoài, hệ tiêu hóa mất cân bằng khiến chức năng hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn bị giảm. Bé sẽ bị sụt cân, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển. Chính vì vậy, mẹ cần biết những cách phòng ngừa để đảm bảo sức khỏe cho bé. Dưới đây là các biện pháp phòng ngừa cũng như cách chữa sôi bụng cho trẻ sơ sinh mẹ có thể tham khảo:

  • Nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Nếu mẹ ít sữa, cần chú ý bổ sung những thực phẩm giúp tăng cường nguồn sữa, như các loại rau xanh, hạt, và thực phẩm giàu protein. Mẹ cũng có thể cho bé bú nhiều lần trong ngày để kích thích cơ thể sản xuất sữa hiệu quả hơn.
  • Nếu mẹ phải dùng sữa công thức, mẹ cần chú ý thành phần dinh dưỡng và chọn loại sữa phù hợp với bé, ít hoặc không chứa đường lactose.
  • Pha sữa và cho bé bú bình đúng cách, mẹ nên pha sữa ngay trước khi cho bé bú khoảng 5 - 10 phút để đảm bảo sữa tươi và dễ tiêu hóa. Khi pha, hãy để bình sữa đứng thẳng để bọt khí có thời gian phân hủy, đồng thời khuấy nhẹ sữa trong bình để tránh bong bóng khí, giúp giảm nguy cơ bé nuốt phải không khí khi bú.
  • Thực đơn ăn uống hàng ngày của mẹ phải cân bằng, không chứa nhiều dầu mỡ, chua, nóng,… Thay vào đó, mẹ nên bổ sung nhiều hoa quả tươi, ăn thực phẩm chế biến bằng cách luộc hoặc hấp và đảm bảo uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
  • Khi cho bé bú, mẹ nên chú ý xoa bụng, vỗ lưng cho bé ợ đúng cách sau khi bú để tránh sôi bụng.

>> Tham khảo:

  • Lượng sữa cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là chuẩn? Bảng ml sữa cho bé theo tuổi
  • Top 10 loại sữa cho mẹ sau sinh mổ nhanh phục hồi tốt nhất

Câu hỏi thường gặp về sôi bụng ở trẻ sơ sinh

Bụng trẻ sơ sinh bị sôi kêu ọc ọc là bị gì?

Bụng trẻ sơ sinh bị sôi kêu ọc ọc là hiện tượng sinh lý bình thường, do nhu động ruột tăng khi tiêu hóa thức ăn hoặc do trẻ nuốt phải không khí trong khi bú. Tuy nhiên, nếu kèm theo các triệu chứng như đau bụng, chướng bụng, tiêu chảy, mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân.

Tại sao trẻ sơ sinh sôi bụng xì hơi nhiều?

Tương tự như việc trẻ ợ hơi, trẻ sơ sinh xì hơi hơn 10 lần/ngày là điều hoàn toàn bình thường. Đây là phản xạ tự nhiên giúp đẩy bớt khí thừa trong bụng, giúp bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu.

>> Tham khảo: Trẻ ho về đêm: Nguyên nhân và cách trị ho cho bé

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng mẹ nên ăn gì?

Để cải thiện tình trạng sôi bụng ở trẻ sơ sinh, mẹ nên tăng cường ăn nhiều rau xanh như rau đay, rau khoai lang, rau mồng tơi và rau dền,... Những loại rau này cung cấp chất xơ và vitamin, giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn, giảm tình trạng sôi bụng và táo bón. Mẹ cũng nên bổ sung hoa quả tươi, giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ.

Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung hoa quả tươi, giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ. Các thực phẩm nhuận tràng như khoai lang, đu đủ, rau lang, và bổ sung sữa chua để cung cấp lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa. Mẹ có thể uống nước ấm hoặc bột sắn cũng giúp cải thiện tiêu hóa.

Theo Hello Motherhood, việc nghe những âm thanh phát ra từ bụng bé chứng tỏ hệ tiêu hoá của bé đang hoạt động và điều này vẫn tốt hơn là không nghe bất kỳ âm thanh nào. Vì thế, mẹ đừng quá lo lắng khi bé bị sôi bụng mà hãy tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ hay chuyên gia và xử lý phù hợp nhé. Bố mẹ có thể tham khảo thêm nhiều thông tin về cách chăm sóc bé tại Huggies nhé.

Như vậy, khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng mẹ nên thay đổi chế độ ăn uống, nếu bé bú sữa công thức thì mẹ nên thay đổi sữa phù hợp với con hơn. Nếu mẹ còn câu hỏi đang phân vân cần lời giải đáp. Hãy nhanh chóng gửi câu hỏi của mình về các Chuyên gia Huggies nào!

>> Chủ đề liên quan bố mẹ có thể tham khảo:

  • Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0-18 tuổi chuẩn WHO [Mới nhất]
  • Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1-11 tuổi tăng chiều cao, cân nặng

>> Sản phẩm Huggies được bố mẹ tìm mua nhiều: tã dán Huggies, tã quần Huggies, Miếng lót Huggies, Khăn ướt Huggies

>> Nguồn tham khảo:

  • What to Give a Child for Upset Stomach and Vomiting | Healthline
  • Child upset stomach remedies and medical treatments | Medical News Today

Từ khóa » Sôi Bụng Cho Trẻ Sơ Sinh