Mách Mẹ Thực đơn Cho Trẻ Từ 9-11 Tháng Tuổi đầy đủ Dinh Dưỡng
Có thể bạn quan tâm
Trong mỗi một giai đoạn phát triển, nhu cầu ăn uống của trẻ cũng sẽ khác nhau. Hiểu được tâm lý lo lắng của các bà mẹ, Hello Bacsi sẽ gợi ý thực đơn cho trẻ từ 9-11 tháng tuổi trong bài viết bên dưới để giúp mẹ chăm con tốt hơn.
Mời bạn cùng tìm hiểu!
Mẹ nên lưu ý gì về chuyện ăn uống khi trẻ được 9-11 tháng tuổi?
Mỗi giai đoạn phát triển, trẻ sẽ có một số cột mốc đáng nhớ. Ví dụ như trong giai đoạn 9-11 tháng tuổi, trẻ sẽ mọc răng, học cầm nắm đồ vật hay bắt đầu biết chán và bỏ ăn. Việc lưu ý từng thay đổi nhỏ sẽ giúp mẹ hiểu và chăm sóc cho trẻ tốt hơn. Sau đây là một số vấn đề giúp mẹ nắm rõ chuyện ăn uống của trẻ trong giai đoạn này:
- Trẻ có thể tập ăn những thực phẩm thô và không cần xay nhuyễn mịn.
- Trẻ sẽ bắt đầu học cách nhai sau khi mọc răng, mẹ có thể cho trẻ thử những thực phẩm được cắt hoặc xé nhỏ, nhưng mẹ nhớ nấu chín và mềm để dễ ăn và dễ tiêu hóa.
- Vị giác đang phát triển, nên mẹ hãy cho trẻ thử nhiều hương vị thức ăn khác nhau để con quen dần với mùi vị thức ăn và không bị kén ăn.
- Không nên ép trẻ ăn mà hãy để chúng tự quyết định khi nào ngừng ăn vì đã no
- Khi trẻ đã thành thạo các động tác cầm nắm, mẹ có thể sử dụng những bộ dụng cụ tập ăn, để giúp trẻ hình thành thói quen tự lập ăn uống.
4 thành phần không thể thiếu trong thực đơn cho trẻ từ 9-11 tháng tuổi
1. Rau củ
Rau củ sẽ cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, giúp trẻ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và phát triển khỏe mạnh. Một mẹo nhỏ dành cho mẹ là hãy cho trẻ ăn những loại rau củ với màu sắc khác nhau (hay còn gọi là ăn rau cầu vồng) để tạo hứng thú và giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Sau đây là một vài gợi ý về màu rau củ dành cho mẹ:
- Màu xanh lá cây có trong rau mồng tơi, rau dền, rau lang, đậu Hà Lan, đậu xanh, rau bina, măng tây, bí xanh…
- Màu cam có trong khoai lang, bí đỏ, cà rốt…
- Màu vàng như chuối, dưa lưới…
- Màu đỏ như cà chua nấu chín hay ớt chuông đỏ, dưa hấu…
2. Tinh bột và ngũ cốc
Đây là một trong những thành phần được gợi ý trong tháp dinh dưỡng của trẻ. Thay vì cho trẻ ăn cháo dinh dưỡng, mẹ có thể thay thế bằng cơm nhão hoặc ngũ cốc pha sữa. Khi trẻ đã học được cách nhai, mẹ có thể cho bé tập ăn phở/nui/mì mềm, nấu chín và cắt nhỏ hoặc ăn những lát bánh mì sandwich xé nhỏ để làm quen với nhiều loại thức ăn và không bị chán ăn vì ngán.
3. Chất đạm
Chất đạm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thể chất của trẻ, đồng thời, cũng giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể để tiêu hóa tốt hơn. Vậy nên, hãy bổ sung đầy đủ lượng protein mỗi ngày cho trẻ thông qua các thực phẩm như thịt bò, thịt gà, cá…
4. Sữa
Trong giai đoạn này, trẻ có thể vẫn bú sữa mẹ hoàn toàn hoặc bú sữa mẹ kết hợp sữa công thức hoặc đã chuyển hẳn sang sữa công thức. Tuy nhiên, dù là loại sữa nào thì cũng đừng quên cho trẻ uống 180-200ml sữa/cữ, mỗi 6-8 giờ/cữ để bổ sung đủ lượng calo giúp bé đủ năng lượng để hoạt động mỗi ngày.
Gợi ý mẫu thực đơn cho trẻ từ 9-11 tháng tuổi
Sau đây là gợi ý thực đơn giúp mẹ chuẩn bị những bữa ăn vừa ngon, vừa đầy đủ dinh dưỡng và đặc biệt là rất dễ thực hiện.
Gợi ý bữa sáng
- Bột yến mạch: Bắt đầu ngày mới với bột yến mạch là gợi ý đầu tiên dành cho mẹ. Hãy thử cho trẻ ăn bột yến mạch với sữa công thức hay nước. Mẹ cũng có thể cho thêm một ít chuối chín cắt lát hoặc trái cây mềm vào bột.
- Trứng: 1 chén trứng bác (trứng khuấy) và 1 ít rau luộc cắt nhỏ.
- Phô mai: Một cục phô mai nhỏ tán mịn, phết đều trên miếng bánh mì mềm sẽ là một món ăn vừa ngon lại vừa đủ dinh dưỡng.
Gợi ý bữa trưa
- Các loại cháo: Cháo rau củ, cháo bí đỏ hay cháo trứng, cháo cá (cháo cá lóc, cháo cá hồi…)
- Súp: Đun sôi nước dùng với rau, củ và mì mềm. Mẹ lưu ý nên cho trẻ ăn thức ăn ấm và mỗi lần chỉ nên dùng một ít để trẻ dễ hấp thu.
- Cơm nhão: Mẹ có thể bắt đầu tập cho con ăn cơm bằng cách trộn cơm mềm với các món ăn thanh đạm, ít dầu mỡ đã được nấu chín và bằm nhuyễn mà chúng ta ăn hằng ngày như đậu hũ sốt cà hay canh bí đỏ… Ngoài ra, đừng quên bổ sung thêm thịt gà, cá hay thịt heo trong các món ăn dặm để đảm bảo nguồn cung protein cho bé.
Gợi ý bữa tối
- Khoai tây/khoai lang/bí đỏ: Mẹ có thể cho trẻ ăn khoai tây/khoai lang/bí đỏ nghiền với phô mai hoặc rau bằm nhuyễn.
- Mì mềm hoặc cơm nhão: Nấu cơm mềm hoặc mì mềm với thịt và rau băm nhuyễn là một gợi ý dành cho bữa tối của trẻ, nhưng hãy nhớ chỉ sử dụng một lượng nhỏ gia vị thôi nhé. Mẹ hãy tham khảo thực đơn cho bé tập ăn cơm để chuẩn bị cho bé những bữa ăn thật hấp dẫn chất lượng.
Gợi ý ăn vặt
- Sữa: Khoảng 200ml sữa mẹ hoặc sữa công thức
- Sữa chua: Mẹ có thể tập cho trẻ dùng sữa chua không đường với trái cây tươi cắt nhỏ để tăng thêm hương vị.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp mẹ hiểu hơn về nhu cầu ăn uống của trẻ trong giai đoạn 9-11 tháng tuổi và sáng tạo ra được nhiều món ngon cho con yêu của mình.
[embed-health-tool-vaccination-tool]
Từ khóa » Thức ăn Dặm Cho Bé 11 Tháng Tuổi
-
Thực đơn Dinh Dưỡng Khoa Học Cho Trẻ 11 Tháng Chậm Tăng Cân
-
Thời Gian Biểu Và Chế độ ăn Dặm Cho Bé 11 Tháng Tuổi
-
Lịch Trình ăn, Ngủ Tham Khảo Cho Trẻ 11-12 Tháng Tuổi | Vinmec
-
Thực đơn Full 30 Ngày Cho Bé 11 Tháng ăn Dặm Truyền Thống
-
Gợi ý Thực đơn ăn Dặm Cho Bé 11 Tháng Chuẩn Chỉnh
-
Thực đơn ăn Dặm Cho Bé 11 Tháng Tuổi Tăng Cân "Vùn Vụt" - Mamamy
-
Siêu Ngon Thực đơn ăn Dặm Truyền Thống Cho Bé 11 Tháng Chuẩn ...
-
Thực đơn ăn Dặm Cho Bé 11 Tháng - HiChiu
-
Ý Tưởng Hay Khi Lên Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 11 Tháng - ZCARE
-
Mách Mẹ Cách Thiết Lập Chế độ ăn Dặm Cho Bé 11 Tháng Tuổi - Monkey
-
Thực đơn Cho Bé 11 Tháng Tuổi Viện Dinh Dưỡng Mới Nhất 2022
-
Con 11 Tháng Nhưng Chưa Bao Giờ Bỏ Bữa Nhờ Kho Thực đơn ăn ...
-
Thực đơn Full 30 Ngày Cho Bé 11 Tháng ăn Dặm Truyền Thống
-
Thực đơn ăn Dặm Hơn 30 Món Cho Bé - Kidsme VietNam