Mạch Môn: Tính Vị, Qui Kinh, Tác Dụng Dược Lý Và Ứng Dụng Lâm Sàng
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Mạch môn
Mạch môn
Đặt lịch
Mạch môn là vị thuốc quý, có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn. Dược liệu này được sử dụng trong bài thuốc trị táo bón, ho khan, ho có đờm, chảy máu cam, lao phổi, họng lở loét,…
1. Tên gọi, phân nhóm
Tên gọi khác: Mạch môn đông, lan tiên, cỏ lan, mạch đông, tóc tiên, thốn đông, dương cửu, dương thử, bất tử thảo, qua hoàng, tô đông, đại mạch đông,…
Tên khoa học: Ophiopogon japonicus
Họ: Mạch môn đông (danh pháp khoa học: Haemodoraceae)
2. Đặc điểm sinh thái
Mô tả:
Mạch môn là cây thân thảo sống nhiều năm, thân cây cao trung bình từ 10 – 40cm. Lá cây mọc từ gốc, dài, hẹp và thẳng, chiều rộng khoảng 1 – 4cm, dài từ 15 – 40cm, mép lá có răng cưa nhỏ.
Rễ chùm, có những chỗ phát triển thành củ nhỏ. Hoa có màu trắng đến tím nhạt, cuống dài 3 – 5mm. Quả mọng, màu tím đen hoặc xanh lam, đường kính khoảng 6mm. Mỗi quả có chứa 1 – 2 hạt.
Phân bố:
Cây mạch môn mọc nhiều ở Hải Hưng, Hà Bắc, Hà Sơn Bình.
3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản
Bộ phận dùng: Dùng củ để làm thuốc. Nên chọn củ to bằng đầu đũa, vỏ ngoài màu trắng vàng, mềm, thịt ngọt, không có dấu hiệu ẩm mốc. Củ có vị đắng và cứng không nên dùng (theo Dược Liệu Việt Nam).
Thu hái: Chỉ thu hái ở củ già trên 2 năm, thời điểm thu hái thích hợp là vào tháng 7 – 8. Sau đó đem loại bỏ rễ con và rửa sạch.
Chế biến:
+Chu mạch môn: Dùng mạch môn cho vào chậu, phun một ít nước cho củ hơi mềm. Áo bột chu sa bên ngoài, sau đó đem phơi khô (theo Dược Tài Học).
+Đem củ tươi tẩm nước nóng cho mềm, sau đó rút bỏ lõi. Đem sao nóng và để nguội khoảng 3 – 4 lần, đem tán bột (theo Lôi Công Bào Chích Luận).
+Rửa nhanh, để ráo cho vỏ se lại, dùng nhíp loại bỏ lõi. Bổ đôi, phơi khô hoặc đem sao vàng (theo Dược Liệu Việt Nam).
Bảo quản: Đậy kín và để nơi khô thoáng, tránh ẩm.
4. Thành phần hóa học
+Saponin, vitamin A và axit amin (theo Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+Ruscogenin, Stigmasterol, b-Sitosterol, Ophiopogon (theo Trung Dược Học).
5. Tác dụng dược lý
+Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
- Dược liệu có tác dụng bảo vệ bệnh thiếu máu cơ tim, chống rối loạn nhịp tim, tăng huyết lượng động mạch vành và cải thiện lực co bóp cơ tim. Trên thực nghiệm còn cho thấy dược liệu này có tác dụng an thần (theo Trung Dược Học).
- Dược liệu có tác dụng ức chế mạnh trực khuẩn đại trường, tụ cầu trắng và trực khuẩn thương hàn (theo Trung Dược Học).
- Bột mạch môn có khả năng ức chế E.coli và Staphylococcus albus (theo Chinese Hebral Medicine).
- Thực nghiệm trên thỏ cho thấy tiêm bắp nước sắc có tác dụng tăng/ hạ đường huyết (theo Trung Dược Học).
- Tác dụng nội tiết: Cồn hoặc nước sắc từ mạch môn tiêm cho thỏ nhận thấy tăng lượng dự trữ Glycogen (theo Chinese Hebral Medicine).
+Theo y học cổ truyền
Tác dụng:
- Chỉ thấu, an thần (theo Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
- Tư tân dịch, bổ vị âm, giải khát (theo Bản Thảo Chính Nghĩa).
- Dưỡng ẩm, thanh tâm, nhuận trường, ích vị sinh tân, trừ phiền và nhuận phế (theo Trung Dược Học).
- Cường âm ích tinh, điều trung, định phế khí, tăng cường sức khỏe, chỉ ẩu thổ, tiêu cốc, bảo thần, an ngũ tạng (theo Danh Y Biệt Lục).
- Nhuận phế, thanh tâm (theo Bản Thảo Hối Ngôn).
- Nhuận phế, trừ phiền, sinh tân, dưỡng âm, thanh tâm, ích vị (theo Trung Dược Đại Từ Điển).
- Thanh tâm, sinh tân, nhuận phế, dưỡng vị (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).
Chủ trị:
- Vị lạc mạch tuyệt, uống lâu nhẹ người, chống lão hóa, trị khí kết ở bụng và ngực, người gầy đoản khí, không đói (theo Bản Kinh).
- Giải phiền khát, trị phế nguy, tiết tinh, trị nhiệt độc, trì phù thũng mặt và tay chân, nôn ra mủ (theo Dược Tính Bản Thảo).
- Trị tâm phế hư nhiệt (theo Bản Thảo Diễn Nghĩa).
- Trị khát nước, ho ra máu, táo bón sau khi sinh và ở người cao tuổi, miệng khô (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).
- Trị mắt vàng, hư lao nhiệt, phiền khát, người nặng, dưới ngực đầy, miệng khô (theo Danh Y Biệt Lục).
- Trị đầu đau, ngũ lao thất thương (theo Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
- Trị hồi hộp, hay quên, phế nhiệt phế táo, hư suyễn, hư lao, tỳ vị táo, tâm khí bất túc, lo sợ, tinh thần tán loạn, hơi thở ngắn, ho ra máu, sốt khi về chiều, táo bón (theo Bản Thảo Hối Ngôn).
6. Tính vị
Vị ngọt, hơi đắng, tính hàn (theo Đông Dược Học Thiết Yếu, Trung Dược Đại Từ Điển).
Vị ngọt, tính bình (theo Bản Kinh).
Vị hơi đắng, tính hàn (theo Y Học Khởi Nguyên).
7. Qui kinh
Qui vào kinh Vị, Phế, Tâm (theo Đông Dược Học Thiết Yếu, Trung Dược Đại Từ Điển).
Qui vào kinh thủ Thiếu âm và Thái âm (theo Bản Thảo Mông Thuyên).
Qui vào kinh thủ Thái âm Phế (theo thang Dịch Bản Thảo).
Qui vào kinh Thiếu âm, túc Dương minh, thủ Thái âm (theo Bản Thảo Kinh Sơ).
8. Liều dùng, cách dùng
Dùng mạch môn ở dạng cao, thuốc sắc, tán bột làm hoàn,… Dùng 8 – 30g/ ngày.
9. Bài thuốc
Một số bài thuốc từ mạch môn:
- Bài thuốc trị viêm họng mạn, viêm phế quản mạn, lao phổi và hội chứng phế có kèm ho khan: Dùng bán hạ chế 6g, cam thảo 4g, đại táo 4 quả, mạch môn 20g, đảng sâm 12g, ngạch mễ 20g. Đem sắc uống cho đến khi hết bệnh.
- Bài thuốc trị chảy máu cam: Dùng mạch môn bỏ lõi 20g, sinh địa 20g đem sắc uống.
- Bài thuốc trị Tỳ và Phế có hư nhiệt bốc lên và họng lở loét: Dùng hoàng liên 20g, mạch môn 40g, đem tán nhuyễn, trộn mật ong làm hoàn. Viên hoàn to bằng hạt ngô đồng, mỗi lần dùng 20 viên uống với nước sắc mạch môn.
- Bài thuốc trị hư lao, cốt chưng, lao nhiệt, khách nhiệt và Tâm Phế có hư nhiệt: Dùng ngũ vị tử, miết giáp, địa hoàng, thiên môn, mạch môn, sa sâm, thanh hao, ngưu tất, thược dược, ngô thù du. Đem các vị tán bột, trộn mật làm viên.
- Bài thuốc trị khát uống nước không ngừng: Dùng mạch môn bỏ lõi 120g, ô mai nhục 20 quả. Đem sắc thuốc với 1 thăng nước, còn lại 7 hộc, chia đều uống hết trong ngày.
- Bài thuốc trị chứng hư thoát, mạch nhanh, ra mồ hôi nhiều, tim suy, huyết áp hạ: Dùng nhân sâm 8g, mạch môn 16g, ngũ vị tử 6g đem sắc uống. Nếu thấy bứt rứt, khó chịu thì dùng hoàng kỳ, đương quy mỗi thứ 8g, mạch môn 20g, chích thảo, ngũ vị tử mỗi thứ 4g đem sắc uống.
- Bài thuốc trị họng đau, ho ít đờm, Phế và Vị bị táo nhiệt, họng khô: Dùng mạch môn 1kg, thiên môn 1kg đem nấu thành cao. Sau đó thêm mạch nha 0.5kg khuấy đều. Mỗi lần dùng 1 – 2 thìa canh trước khi ăn, dùng trong vòng 3 ngày.
- Bài thuốc trị tâm phiền, khát, đơn độc phát ban, nhiệt bệnh làm tổn thương phần âm, tinh hồng nhiệt, thần trí mê muội: Dùng huyền sâm 20g, sinh địa 24g, đan sâm 16g, liên kiều 16g, mạch môn 12g, tê giác 4g, tinh tre 12g, kim ngân hoa 16g, hoàng liên 4g, đem sắc uống.
- Bài thuốc trị chảy máu cam không cầm, thổ huyết: Dùng mạch môn bỏ lõi 480g nghiền nát và vắt lấy nước cốt. Thêm mật ong vào, khuấy đều và chia thành 2 lần uống.
- Bài thuốc trị răng chảy máu: Dùng mạch môn sắc uống.
- Bài thuốc trị tiêu khát: Dùng hoàng liên, mạch môn sắc uống.
- Bài thuốc trị vinh khí muốn tuyệt: Dùng chích thảo 80g, mạch môn 40g, táo 2 quả, hàng mễ ½ hộc, trúc diệp 10 lá. Đem các vị sắc với 2 thăng nước, còn lại 1 thăng. Chia thành 3 lần uống và dùng hết trong ngày.
- Bài thuốc trị táo bón, phiền khát, bệnh nhiễm thời kỳ hồi phục, hư nhiệt: Dùng ngọc trúc 20g, đương quy 12g, sinh địa 12g, phục linh 8g, thiên hoa phấn 8g, chích thảo 4g, mạch môn 12g, hà thủ ô 16g, thục địa 16g, hoài sơn 16g, nữ trinh tử 8g, bạch thược 8g. Đem các vị sắc uống.
- Bài thuốc trị ho khan, họng đau, táo nhiệt hại phế và đờm dính: Dùng thạch cao 10g, cam thảo 4g, a giao 3g, tỳ bà diệp 4g, mạch môn 5g, tang diệp 12g, mè đen 4g, hạnh nhân 3g, đem sắc uống.
- Bài thuốc trị táo bón do âm hư: Dùng sinh địa 20g, mạch môn 20g với huyền sâm 12g đem sắc uống.
10. Kiêng kỵ
+Phế và Vị có nhiệt bên trong, không nên dùng (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).
+Tỳ Vị hư hàn, có thấp hoặc tiêu chảy, kiêng dùng (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+Bệnh nhân tiêu chảy, thận trọng khi dùng (theo Trung Dược Học).
Thông tin về dược liệu mạch môn chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Cần chủ động trao đổi với bác sĩ nhằm xác thực độ an toàn và hiệu quả của những bài thuốc từ dược liệu này trước khi áp dụng.
XEM THÊM
- Ô tặc cốt (mai mực) có tác dụng gì? Các bài thuốc chữa bệnh từ dân gian
- Cây Điền Thất: Vị Thuốc Chữa Táo Bón, Đau Nhức Xương
Từ khóa » Tác Dụng Mạch Môn đông
-
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Cây Mạch Môn | Vinmec
-
Mạch Môn đông Trị Ho, Bổ Phổi - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Mạch Môn: Công Dụng Bất Ngờ Không Phải Ai Cũng Biết! - YouMed
-
Các Bài Thuốc Quý Chữa Bách Bệnh Từ Mạch Môn - Dược Phẩm PQA
-
Công Dụng Chữa Bệnh Tuyệt Vời Của Cây Mạch Môn
-
Cây Mạch Môn - Tác Dụng Chữa Bệnh Và Bài Thuốc Hay Từ Dược Liệu
-
Cây Mạch Môn | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Vị Thuốc Mạch Môn đông | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Tìm Hiểu Về Mạch Môn - Công Dụng, Các Bài Thuốc, Những Lưu Ý
-
Mạch Môn, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Mạch Môn
-
Mạch Môn (Rễ): Loại Thuốc Quý Mang Nhiều Tác Dụng
-
Mạch Môn Có Tác Dụng Gì Đối Với Cơ Thể?
-
Thiên Môn đông Có Tác Dụng Chữa Bệnh Gì? • Hello Bacsi
-
Cây Mạch Môn Là Gì? 25+ Tác Dụng Của Mạch Môn - WikiOhana