Thiên Môn đông Có Tác Dụng Chữa Bệnh Gì? • Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Tên thường gọi: Thiên môn, thiên môn đông, dây tóc tiên
Tên khoa học: Asparagus cochinchinensis (Lour.) Merr.; Asparagus lucidus Lindl.
Họ: Thiên môn (Asparagaceae)
Tên nước ngoài: Cochinchinense asparagus, shiny asparagus
Tổng quan
Tìm hiểu về thiên môn đông
Thiên môn đông (còn gọi là thiên môn, dây tóc tiên) là loài cây bụi leo, sống lâu năm, dài từ 1–1,5m và có khi dài hơn. Rễ củ hình thoi có cuống dài, mọc thành chùm. Cành rất nhiều, hình trụ, mọc xoắn vào nhau thành bụi dày, nhẵn và có gai cong. Những cành nhỏ biến đổi thành lá được gọi là diệp chi hình lưỡi liềm, có đầu nhọn. Lá tiêu giảm thành những vảy nhỏ. Cụm hoa mọc ở kẽ diệp chi gồm 1–2 hoa màu trắng. Quả mọng, hình cầu có hạt màu đen.
Mùa hoa vào khoảng tháng 3–5 và mùa quả vào tháng 6–9.
Ở Việt Nam, thiên môn mọc hoang nhiều ở các tỉnh ven biển miền Trung và các đảo lớn như Phú Quốc, Côn Đảo. Hiện nay, thiên môn được trồng khắp nơi để làm thuốc, làm cảnh và hàng rào. Người dân thường trồng vào tháng 2–3 và thu hoạch vào tháng 9-10.
Bộ phận dùng của cây thiên môn đông
Người ta thường dùng rễ củ của dây tóc tiên để làm thuốc, rễ củ này được thu hái vào mùa thu ở những cây 2 năm tuổi. Sau khi thu hoạch, loại bỏ rễ con, tẩm nước cho mềm rồi đồ chín. Trong lúc rễ còn nóng, bóc lấy vỏ hoặc rút bỏ lõi, thái mỏng và đem phơi hay sấy khô. Lưu ý khi tẩm nước, không nên ngâm quá lâu sẽ làm giảm tác dụng của thiên môn đông. Vị lúc đầu ngọt nhưng về sau hơi đắng. Củ nào béo mẫm, vàng là tốt.
Thành phần hóa học trong thiên môn đông
Trong thiên môn có chất asparagin là một axit amin có tinh thể hình trụ. Ngoài ra, rễ củ thiên môn còn chứa phytosterol mà thành phần chính là β-sitosterol và stigmasterol.
Thân và lá dây tóc tiên có chứa flavonoid mà thành phần chính là rutin và một glycosid khác có aglycon là kaempferol.
Tác dụng, công dụng
Thiên môn đông có công dụng gì?
Các tác dụng dược lý của thiên mông đã được nghiên cứu gồm:
- Kháng khuẩn
- Ảnh hưởng đối với tế bào ung thư: nghiên cứu cho thấy thiên môn có tác dụng ức chế men dihydrogenase của tế bào bạch cầu lympho cấp tính, tế bào bệnh bạch cầu hạt mạn tính và tế bào bệnh bạch cầu đơn nhân
- Diệt ấu trùng ruồi và muỗi
- Tác dụng lợi tiểu nhờ hoạt chất asparagin
- Tác dụng lợi đờm, giảm ho, hạ nhiệt, lợi tiểu và bổ.
Theo y học cổ truyền, thiên môn có vị ngọt, đắng, tính đại hàn, quy vào các kinh phế, thận và có tác dụng tư âm, nhuận táo, thanh phế, hóa đờm, sinh tân.
Thiên môn đông được dùng để chữa phế ung, hư lao, ho, thổ huyết, nhiệt bệnh, tiêu khát (đái tháo đường), tân dịch hao tổn, táo bón. Trong dân gian còn hay dùng thiên môn làm thuốc bổ chữa ho, sốt.
Liều dùng
Liều dùng của thảo dược này có thể khác nhau tùy từng đối tượng sử dụng. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Liều dùng thông thường của thiên môn đông là bao nhiêu?
Bạn có thể dùng thiên môn từ 6–12g/ngày dưới dạng thuốc sắc hoặc cao lỏng, hoàn tán.
Một số bài thuốc có sử dụng thảo dược
Thiên môn đông có mặt trong những bài thuốc dân gian nào?
1. Chữa ho gà:
Thiên môn, mạch môn mỗi vị 12g; bạch bộ 10g; qua lâu nhân 5g; quất hồng 5g. Tất cả đem sắc lấy nước uống, chia làm 2 lần uống trong ngày.
2. Chữa ho có đờm, thổ huyết:
Thiên môn, mạch môn, ngũ vị tử (lượng bằng nhau) đem nấu thành cao, luyện với mật làm thành viên uống. Ngày dùng 4–5g.
3. Chữa phế hư, ho, sốt nhẹ, mệt mỏi:
Thiên môn đông, mạch môn mỗi vị 4,5g; nhân sâm 3g; ngũ vị tử 1,5g; sa sâm 12g; ngọc trúc, hạnh nhân, sơn dược mỗi vị 9g; nữ trinh tử, phục linh, bối mẫu, thiên thảo căn mỗi vị 6g. Tất cả nghiền thành bột, uống với nước sắc ngó sen.
4. Cao tam tài: thuốc bổ toàn thân, bổ tinh khí:
Thiên môn 10g; nhân sâm 4g; thục địa 10g. Thêm 600ml nước sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.
5. Chữa táo bón sau khi bị nhiệt bệnh, phân khô cứng, đại tiện khó khăn:
Thiên môn đông 10g; sinh địa 12g; đương quy, huyền sâm, hạt gai đay mỗi thứ 10g. Sắc lấy nước uống.
6. Chữa lở miệng lâu ngày:
Thiên môn, mạch môn đều bỏ lõi, huyền sâm. Lấy cả 3 vị lượng bằng nhau, tán nhỏ, luyện với mật, vo viên bằng hạt táo. Mỗi lần ngậm 1 viên.
Lưu ý, thận trọng
Khi dùng thiên môn đông, bạn nên lưu ý những gì?
Thiên môn dùng được cho những người phế ung, hư lao, thổ huyết, ho ra máu, tiêu khát, nhiệt bệnh tân dịch hao tổn, tiện bí.
Những người mà tỳ vị hư hàn, tiết tả không dùng được dược liệu này.
Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng thiên môn đông với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Mức độ an toàn của dược liệu thiên môn đông
Chưa có đủ thông tin về việc sử dụng thiên môn trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thảo dược này.
Tương tác có thể xảy ra với thiên môn đông
Sử dụng thiên môn có thể xảy ra tương tác với một số thuốc hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi muốn sử dụng bất kỳ dược liệu nào.
[embed-health-tool-bmi]
Từ khóa » Tác Dụng Mạch Môn đông
-
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Cây Mạch Môn | Vinmec
-
Mạch Môn đông Trị Ho, Bổ Phổi - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Mạch Môn: Công Dụng Bất Ngờ Không Phải Ai Cũng Biết! - YouMed
-
Các Bài Thuốc Quý Chữa Bách Bệnh Từ Mạch Môn - Dược Phẩm PQA
-
Công Dụng Chữa Bệnh Tuyệt Vời Của Cây Mạch Môn
-
Mạch Môn: Tính Vị, Qui Kinh, Tác Dụng Dược Lý Và Ứng Dụng Lâm Sàng
-
Cây Mạch Môn - Tác Dụng Chữa Bệnh Và Bài Thuốc Hay Từ Dược Liệu
-
Cây Mạch Môn | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Vị Thuốc Mạch Môn đông | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Tìm Hiểu Về Mạch Môn - Công Dụng, Các Bài Thuốc, Những Lưu Ý
-
Mạch Môn, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Mạch Môn
-
Mạch Môn (Rễ): Loại Thuốc Quý Mang Nhiều Tác Dụng
-
Mạch Môn Có Tác Dụng Gì Đối Với Cơ Thể?
-
Cây Mạch Môn Là Gì? 25+ Tác Dụng Của Mạch Môn - WikiOhana