[Macro] Tổng Cầu Trong Nền Kinh Tế (Aggregate Demand - AD) | Minh

Minh
  • Home
  • Economics
  • Finance
  • Technology
  • Lifestyle
[Macro] Tổng cầu trong nền kinh tế (Aggregate Demand - AD) MỤC LỤC A. Các thành phần của tổng cầu trong nền kinh tế mở. 1. Thu nhập khả dụng (Disposable Personal Income - DI) 2. Tiêu dùng và tiết kiệm 3. Đầu tư 4. Thu chi chính phủ 5. Xuất - Nhập khẩu và cán cân thương mại B. Xác định sản lượng cân bằng trong nền kinh tế mở. I. Phương pháp 1: Xác định dựa trên mối quan hệ giữa tổng cung (AS) và tổng cầu (AD) II. Phương pháp 2: Xác định dựa trên mối quan hệ giữa các khoản bơm vào và các khoản rò rỉ: C. Mô hình số nhân trong nền kinh tế mở. A. CÁC THÀNH PHẦN CỦA TỔNG CẦU TRONG NỀN KINH TẾ MỞ.
Tổng cầu AD cũng chính là tổng chi tiêu
Ta lần lượt đi khảo sát từng thành phần trong tổng cầu I. Thu nhập khả dụng (Disposable Personal Income - DI)là phần thu nhập còn lại cuối cùng mà dân chúng có thể sử dụng được; sau khi đã trừ đi thuế, trả tiền vay ngân hàng,... cộng cho số tiền thưởng,... (nếu có). Trong đó, Y: tổng thu nhập Tx: Tổng số thuế đã nộp (= thuế trực thu Td + gián thu Ti) TR: Nhận chi trợ cấp của chính phủ. T: thuế ròng. Thu nhập khả dụng này được hộ gia đình chi tiêu (C) và tiết kiệm (S): Biểu thức (3) trên cho ta biết, khi thu nhập khả dụng không đổi, tăng chi tiêu bấy nhiêu sẽ làm giảm tiết kiệm bấy nhiêu và ngược lại. Hai đại lượng C và S ngược chiều nhau. II. TIÊU DÙNG VÀ TIẾT KIỆM 1. Hàm số tiêu dùng: Hàm tiêu dùng phản ánh mức tiêu dùng dự kiến tương ứng ở mỗi mức thu nhập khả dụng của các hộ gia đình. Trong đó, C0là tiêu dùng tự định, là mức tiêu dùng tối thiểu, độc lập với thu nhập khả dụng. Nói cách khác nếu trong giai đoạn nào đó không có thu nhập (Yd = 0), các hộ gia đình cũng phải tiêu dùng một mức tối thiểu C0, bằng cách đi vay mượn hay chi tiêu vào khoản tiết kiệm. Cm là tiêu dùng biên hay được gọi đầy đủ là khuynh hướng tiêu dùng biên (MPC - Marginal Propensity to Consume), phản ánh mức thay đổi của tiêu dùng C khi Yd thay đổi 1 đơn vị. Vd: Ta có hàm tiêu dùng C = 800 + 0,6Yd (đơn vị tỷ đồng) thì + Mức tiêu dùng tự định C0 = 800 tỷ đồng (không phụ thuộc Yd) + Tiêu dùng biên Cm = 0,6. Nghĩa rằng: Khi Yd tăng thêm 1 tỷ đồng thì các hộ gia đình có xu hướng tăng tiêu dùng thêm 0,6.Yd = 0,6 tỷ đồng. 2. Hàm tiết kiệm: Hàm tiết kiệm phản ánh mức tiết kiệm S dự kiến tương ứng ở mỗi mức thu nhập khả dụng Yd của các hộ gia đình Trong đó, S0 là mức tiết kiệm tự định, độc lập với thu nhập khả dụng. Khi không có thu nhập (Yd = 0), các hộ gia đình cũng phải tiêu dùng một mức tối thiểu C0, sẽ phải vay mượn hay chi tiêu vào khoản tiết kiệm, lúc đó S có giá trị âm (S = S0 < 0). Sm là tiết kiệm biên (MPS) hay khuynh hướng tiết kiệm biên phản ánh mức thay đổi của tiết kiệm S khi Yd thay đổi 1 đơn vị. Tại sao Sm = 1 - Cm ? 3. Mối quan hệ giữa tiêu dùng và tiết kiệm III. ĐẦU TƯ 1. Nhu cầu đầu tư 2. Hàm đầu tư: phản ánh mức đầu tư dự kiến tương ứng ở mỗi mức sản lượng quốc gia
(2.1)
Trong đó, I0 : đầu tư tự định, không phụ thuộc vào sản lượng. Im: đầu tư biên (hay khuynh hướng đầu tư biên MPI) phản ánh mức thay đổi của đầu tư (I) khi sản lượng (Y) thay đổi 1 đơn vị.
(2.2)
Trong công thức 2.1, sản lượng Y đồng biến với đầu tư. Khi sản lượng tăng (Y ↑) ⇒ Nền kinh tế phát triển ⇒ Đầu tư tăng và ngược lại. Điều này được thể hiện qua đồ thị sau:
Im là độ dốc của đường I (Y)
Ví dụ: Hàm đầu tư I = 400 + 0,2Y (đơn vị: tỷ đồng) thì đầu tư tự định là 400 tỷ, đầu tư biên Im = 0,2, nghĩa rằng khi sản lượng quốc gia (Y) tăng thêm 1 tỷ thì đầu tư dự kiến tăng thêm 0,2Y = 0,2 tỷ. Trường hợp đặc biệt, nếu Im = 0. đầu tư không phụ thuộc sản lượng, hàm đầu tư có dạng I = I0 , đường biểu diễn hàm I sẽ là đường nằm ngang. IV. THU CHI CHÍNH PHỦ 1. Thu ngân sách: 1.1. Tổng quát: nguồn thu ngân sách đến từ các nguồn như sau - Thuế: trực thu và gián thu (nguồn thu quan trọng nhất). - Phí, lệ phí - Viện trợ nước ngoài. - Vay trong nước và ngoài nước 1.2. Hàm thuế ròng (T): phản ánh mức thuế ròng (T) phải thu của chính phủ tương ứng với mỗi mức sản lượng quốc gia Trong đó, T0 là thuế ròng tự định. Tm (hay MPT) là thuế ròng biên, phản ánh mức thay đổi của thuế ròng (T) khi sản lượng (Y) thay đổi 1 đơn vị. 2. Chi ngân sách: 2.1. Tổng quát: chia làm hai loại (1) Chi mua hàng hóa và dịch vụ chính phủ (G), gồm 2 bộ phận: + Chi thường xuyên - Cg, bao gồm chi trả lương cho cán bộ công nhân viên chức, chi cho giáo dục, quốc phòng - an ninh,... + Chi đầu tư phát triển (Ig), bao gồm chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (như trường học, bệnh viền, đường xá, cầu cống,...); chi hỗ trợ vốn cho các DNNN;... (2) Chi chuyển nhượng (Tr): là khoản tiền mà khi chính phủ chi ra không nhận lại (trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp người già, trợ cấp học bổng,... 2.2. Hàm chi mua hh&dv; Hàm chi chuyển nhượng Hai hàm trên đều là hàm hằng số (không phụ thuộc Y), phụ thuộc vào kế hoạch chi tiêu của chính phủ. Tại sao G không phụ thuộc sản lượng Y? 3. Tình trạng ngân sách (B) Trong đó, T là thu ngân sách G là chi ngân sách Ba trường hợp về tình trạng ngân sách: + Nếu Thu > Chi (T > G) thì ngân sách thặng dư hay bội thu (B > 0) + Nếu Thu = Chi (T = G) thì ngân sách cân bằng (B = 0) + Nếu Thu < Chi (T < G) thì ngân sách thâm hụt hay bội chi (B<0) V. XUẤT - NHẬP KHẨU VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 1. Xuất khẩu (X) 1.1. Khái quát: là lượng hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước và được bán ra ở nước ngoài. Xuất khẩu phụ thuộc vào các yếu tố: a. Sản lượng và thu nhập nước ngoài: hầu như không phụ thuộc sản lượng trong nước. b. Tỷ giá hối đoái 1.2. Hàm xuất khẩu (X) theo (Y): phản ánh mức xuất khẩu dự kiến ở mỗi mức sản lượng, không phụ thuộc vào sản lượng. 2. Nhập khẩu (M) 1.1. Khái quát: là lượng hàng hóa và dịch vụ sản xuất ở nước ngoài và được tiêu thụ trong nước. Nhập khẩu phụ thuộc + đồng biến vào sản lượng: Khi kinh tế trong nước phát triển: (Y) ↑ ⇒ Thu nhập tăng ⇒ Mua hàng nhập khẩu tăng: M ↑. + nghịch biến với tỷ giá hối đoái. 1.2. Hàm nhập khẩu (M) theo (Y): phản ánh mức nhập khẩu dự kiến ở mỗi mức sản lượng Trong đó, M0 là nhập khẩu tự định/hạn ngạch nhập khẩu hay quota nhập khẩu (là hằng số): là con số bộ công thương hoạch định mỗi năm cho mỗi sản phẩm. Mm (hay MPM) là nhập khẩu biên, phản ánh lượng nhập khẩu thay đổi khi thu nhập quốc gia thay đổi 1 đơn vị. 3. Cán cân thương mại (NX): hay cán cân ngoại thương/ xuất khẩu ròng Trong đó, X là xuất khẩu M là nhập khẩu Ba trường hợp về tình trạng ngân sách: + Nếu Xuất > Nhập (X > M) thì thặng dư thương mại hay xuất siêu (NX > 0) + Nếu Xuất = Nhập (X = M) thì cân bằng thương mại (NX = 0) + Nếu Xuất < Nhập (X < M) thì thâm hụt thương mại hay nhập siêu (NX < 0) B. XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG TRONG NỀN KINH TẾ MỞ Có 2 phương pháp xác định sản lượng cân bằng I. Phương pháp 1: Xác định dựa trên mối quan hệ giữa tổng cung (AS) và tổng cầu (AD): Tổng cung: AS = Y Tổng cầu: AD = C + I + G + X - M Sản lượng cân bằng là sản lượng mà tại đó tổng sản lượng sản xuất bằng tổng cầu dự kiến: AS = AD Ta có phương trình cân bằng: Tổng cung và tổng cầu không phải lúc nào cũng bằng nhau nhưng một khi chúng bằng nhau thì nền kinh tế nằm trong trạng thái cân bằng. II. Phương pháp 2: Xác định dựa trên mối quan hệ giữa các khoản bơm vào và các khoản rò rỉ: Từ phương trình cân bằng sản lượng cơ bản AS = AD, ta có: Y = C + I + G + X - M (1) Và theo định nghĩa thu nhập khả dụng Yd = Y - T = C + S ⇒ Y = C + S + T (2) Từ (1) (2), ta có sản lượng cân bằng khi: Ví dụ: Cho các hàm số Sản lượng cân bằng được xác định như sau: - Dựa trên mối quan hệ giữa AS và AD Ta có phương trình cân bằng: Y = AD = C + I + G + X - M Y = 300 + 0,7 (Y - 100 - 0,2.Y) + (100 + 0,1.Y) + 200 + 50 - (60 + 0,1.Y) với Yd = Y - T = Y - 100 - 0,2.Y Y = 520 + 0,56Y ⇒ Y = 1181,81 - Dựa trên mối quan hệ giữa các khoản bơm vào và các khoản rò rỉ Từ hàm C suy ra hàm S là (S): - 300 + 0,3.Yd Ta có phương trình cân bằng: S + T + M = I + G + X. - 300 + 0,3.(Y - 100 - 0,2.Y) + (100 + 0,2.Y) + (60 + 0,1.Y) = (100 + 0,1.Y) + 200 + 50 0,44.Y = 520 ⇒ Y = 1181,81
Hai phương pháp cho ra cùng mức sản lượng Y0 (hai điểm đỏ nằm trên 1 đường thẳng).
C. MÔ HÌNH SỐ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ MỞ Buổi sáng, A chi tiêu 10.000 VND để mua bánh mì ăn sáng. Câu hỏi đặt ra: + Số tiền này đi về đâu? + Số tiền này có ý nghĩa gì trong nền kinh tế? Khảo sát số tiền 10.000, ta có: Anh A chi tiêu u1 = 10.000 VND để mua bánh mì → Số tiền 10.000 VND trở thành thu nhập của anh B. Giả sử chi tiêu biên của tất cả là Cm = 0,8 (nghĩa rằng kiếm thêm 1 đồng chi tiêu 0,8 đồng) Anh B chi tiêu 0,8.u1 = 0,8 x 10.000 = 8.000 VND để mua sữa của chị C→ Số tiền 8.000 VND trở thành thu nhập của chị C. Chị C chi tiêu 0,8 x (0,8 x 10.000) = 0,82 x 10.000 = 6.400 VND để mua gạo của anh D → Số tiền 6.400 VND trở thành thu nhập của anh D. ... cứ như vậy. Giờ, ta cộng tổng chi tiêu của cả nền kinh tế lại (A + B + C + D + ...) (A + B + C + D + ...) là tổng của cấp số nhân lùi vô hạn, có dạng: Ở trường hợp trên, công bội là q = 0,8 và số hạng thứ nhất là u1 = 10.000. Do đó, Như vậy, với số tiền ban đầu là 10.000 VND, ta có tổng chi tiêu tăng thêm đến 50.000 VND. Tức, đã có một bội số đẩy chi tiêu từ 10.000 VND lên 50.000 VND: 10.000.k = 50.000 ⇒ k = 5. Ta gọi bội số k=5 là số nhân. 1. Khái niệm số nhân Số nhân k là hệ số phản ánh mức thay đổi của sản lượng (ΔY) khi tổng cầu thay đổi (ΔAD) một đơn vị. Trong đó, k: số nhân của tổng cầu ΔY: lượng thay đổi của sản lượng quốc gia ΔAD: lượng thay đổi của tổng cầu Từ công thức tổng của cấp số nhân lùi vô hạn phía trên, ta còn có thêm: Trong đó, Am là tổng cầu biên. Trong nền kinh tế mở Am = Cm(1 - Tm) + Im - Mm 2. Bài tập: Cho các hàm số sau Sản lượng cân bằng ban đầu Y0 = 1.181,81 Nếu chính phủ tăng chi ngân sách thêm 30, các hộ gia đình chi tiêu thêm 100 thì sản lượng cân bằng mới là bao nhiêu? Giải:

Minh Tran

minhphuocbaotran.blogspot.com

January 28, 2019 Economics Newer Post Older Post

0 comments:

Post a Comment

Subscribe to: Post Comments (Atom)

Thị trường chứng khoán

About

Xin chào! Tôi tên là Minh. Tôi tạo blog này vào tháng 6 năm 2018. Đây là nơi tôi ghi chép lại những suy nghĩ vớ vẩn, những cảm nhận trong cuộc sống của chính mình nhằm mục đích học hỏi và chia sẻ. Vì thế blog rất hy vọng nhận được những đóng góp từ các bạn. [Best regards]

Labels

  • Business (2)
  • Econometrics (1)
  • Economics (11)
  • Finance (5)
  • Lifestyle (1)
  • Statistics (1)

Popular Posts

  • CON NGƯỜI DUY LÝ (RATIONAL PEOPLE) Theo Myers-Briggs Type Indicator (MBTI) – một thống kê tâm lý dựa trên hệ thống học thuyết tâm lý học nổi tiếng Carl Jung, thì con người ch...
  • BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Bảng cân đối kế toán (Balance Sheet) chủ yếu phản ánh tổng quát tình hình tài sản của DN theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản t...

Live Currency

Powered by Investing.com

Copyrights @ Minh - Powered by Blogger

Từ khóa » Tổng Rò Rỉ Bằng Tổng Bơm Vào