Mainboard Là Gì? Tìm Hiểu Các Chức Năng Của Bo Mạch Chủ Máy Tính
Có thể bạn quan tâm
Để một bộ PC có thể hoạt động được, mainboard chắc chắn là thứ không thể thiếu. Vậy trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn giải đáp những thắc mắc như mainboard là gì, chức năng của nó ra làm sao.
Mục lục bài viết Hiện mục lục 1. Mainboard là gì? 2. Các thành phần của Mainboard 3. Những lưu ý quan trọng về Mainboard 4. Mô tả một chiếc Mainboard thông thường 5. Một vài câu hỏi thường gặp về MainboardMainboard là gì?
Mainboard (Bo mạch chủ) là một phần cứng quan trọng, nó được coi như là “xương sống” của cả bộ PC vì giúp kết nối các bộ phận máy tính với nhau, như CPU, thanh RAM, ổ cứng và nhiều cổng kết nối khác. Thậm chí, các loại card mở rộng cũng đều kết nối với mainboard trực tiếp hoặc qua dây cáp.
Điện thoại thông minh, máy tính bảng và các thiết bị nhỏ hơn khác cũng có mainboard, nhưng thay vào đó chúng được gọi là logic board. Các thành phần của chúng thường được hàn trực tiếp vào bo mạch để tiết kiệm không gian, tức là không có các khe cắm mở rộng để nâng cấp như trong máy tính để bàn.
Hiện nay, các nhà sản xuất mainboard nổi tiếng có thể kể đến là ASUS, AOpen, Intel, ABIT, MSI, Gigabyte, và Biostar. Bạn nên lựa chọn một trong số họ để được đảm bảo chất lượng, cũng như được hưởng chế độ bảo hành tốt.
Ghi chú: Bo mạch chủ của máy tính có khá nhiều tên gọi, ngoài mainboard nó còn hay được gọi là motherboard, mobo (viết tắt), MB (viết tắt), system board, baseboard, hay thậm chí là logic board như chúng tôi vừa nhắc tới ở trên.
Các thành phần của Mainboard
Mọi thứ đằng sau case (vỏ cây) máy tính đều được kết nối với mainboard theo một cách nào đó, để tất cả chúng có thể giao tiếp được với nhau. Điều này bao gồm card đồ họa, card âm thanh, ổ cứng SSD và HDD, ổ đĩa quang, CPU, các thanh RAM máy tính, cổng USB, PSU (nguồn máy tính), quạt gió, tản nhiệt nước hay tản nhiệt khí,…
Những lưu ý quan trọng về Mainboard
1. Đối với máy tính để bàn, mainboard, vỏ case và bộ nguồn đều có các kích thước khác nhau được gọi là “hệ số hình thức”. Cả ba phải tương thích để hoạt động tốt cùng nhau. Bạn không thể lắp vừa loại mainboard quá to vào một chiếc vỏ case quá nhỏ, ngược lại thì được, chỉ là trông sẽ không được hài hòa. Và, nếu cộng tổng công suất điện tiêu thụ của các thành phần trong máy tính là 500W chẳng hạn, bạn nên trang bị bộ nguồn dư ra thêm ít nhất 100W cho yên tâm, bởi vì việc cung cấp nguồn điện ổn định là rất cần thiết để mọi thứ hoạt động được bền lâu theo thời gian.
2. Từng chiếc mainboard khác nhau rất nhiều, tùy theo loại thành phần mà chúng hỗ trợ. Ví dụ, mỗi mainboard hỗ trợ một loại CPU (Intel hoặc AMD) và chỉ một danh sách ngắn các loại bộ nhớ. Ngoài ra, một số card đồ họa, ổ cứng và các thiết bị ngoại vi khác cũng có thể bị không tương thích. Nhưng bạn cũng không cần phải quá lo lắng, các nhà sản xuất mainboard thường cung cấp hướng dẫn, thông tin rõ ràng về khả năng tương thích của các thành phần.
3. Trong laptop và máy tính bảng (và cả ngày càng nhiều trong máy tính để bàn), mainboard thường tích hợp sẵn các chức năng của card màn hình và card âm thanh. Điều này giúp giữ cho các thiết bị này có kích thước nhỏ gọn. Tuy nhiên, điều đó cũng ngăn không cho các thành phần tích hợp sẵn đó được nâng cấp.
4. Bạn cần đặc biệt lưu ý, cơ chế làm mát kém dành cho mainboard có thể làm hư hỏng phần cứng gắn liền với nó. Đây là lý do tại sao các thiết bị hiệu suất cao như CPU và card đồ họa cao cấp thường được làm mát bằng tản nhiệt, và các cảm biến tích hợp thường được sử dụng để phát hiện nhiệt độ và giao tiếp với BIOS (hoặc hệ điều hành) để điều chỉnh tốc độ quạt gió.
5. Các thiết bị được kết nối với mainboard thường yêu cầu cài đặt “device driver” theo cách thủ công, để cho chúng có thể hoạt động với hệ điều hành.
Mô tả một chiếc Mainboard thông thường
Đối với máy tính để bàn, mainboard được gắn bên trong vỏ case, đối diện với phía dễ lấy nhất. Nó được gắn chắc chắn thông qua các vít nhỏ.
Thông thường, mặt trước của mainboard chứa các cổng mà để tất cả các thành phần bên trong kết nối với nhau. Duy nhất một socket CPU. Nhiều khe cắm cho phép lắp một hoặc nhiều thanh RAM. Các cổng khác nằm trên mainboard cho phép ổ cứng kết nối qua cáp dữ liệu (ổ đĩa quang và ổ đĩa mềm hiện giờ đã không còn được sử dụng nhiều).
Các dây nhỏ từ mặt trước của vỏ case kết nối với mainboard cho nút nguồn, nút khởi động lại và đèn LED hoạt động. Nguồn điện từ bộ nguồn được đưa đến mainboard bằng cách sử dụng một cổng được thiết kế đặc biệt.
Ngoài ra ở mặt trước của mainboard còn có một số khe cắm thiết bị ngoại vi. Các khe cắm này là nơi hầu hết card đồ họa, card âm thanh và một số loại card mở rộng khác được kết nối với mainboard.
Ở phía bên trái của mainboard (mặt đối diện với mặt sau của vỏ case) là một số cổng. Các cổng này cho phép hầu hết các thiết bị ngoại vi bên ngoài của máy tính kết nối, như màn hình, bàn phím, chuột, loa, dây cáp mạng và hơn thế nữa.
Các loại mainboard hiện đại sẽ bao gồm nhiều cổng USB, và ngày càng có nhiều cổng khác như HDMI và FireWire, cho phép các thiết bị tương thích kết nối với máy tính của bạn khi cần, ví dụ như máy ảnh kỹ thuật số, máy in, tivi…
Mainboard và vỏ case máy tính để bàn được thiết kế sao cho các mặt của card vừa khít bên ngoài mặt sau, giúp cho các cổng của chúng luôn sẵn sàng để sử dụng.
Một vài câu hỏi thường gặp về Mainboard
Tại sao khi chọn mua mainboard lại rất cần quan tâm tới socket CPU?Socket CPU là nơi tiếp xúc trực tiếp giữa CPU và mainboard, hay nói một cách dễ hiểu hơn, socket chính là chỗ để bạn gắn CPU vào mainboard. Do đó, CPU và mainboard bắt buộc phải cùng loại socket.
Nếu bạn đã chọn được CPU cho máy tính thì bạn nên dựa trên thông số socket của CPU để làm cơ sở chọn lựa chọn mainboard phù hợp (và ngược lại).
Tại sao mainboard cần được làm mát?Một số thành phần nhất định trên mainboard, chẳng hạn như module điều chỉnh điện áp (VRM), có thể bị nóng lên trong quá trình sử dụng và cần được làm mát để hoạt động an toàn, hiệu quả.
Mainboard trong laptop là gì?Các loại mainboard đều phục vụ cùng một mục đích – để kết nối tất cả các bộ phận của máy tính với nhau – cho dù mainboard trong máy tính để bàn, laptop hay một thiết bị máy tính khác.
BUILD PC CƠ BẢN- CPU là gì?
- Card đồ họa là gì?
- RAM là gì?
- RAM máy tính có tác dụng gì?
- Mainboard là gì?
- Cách chọn mua Mainboard chuẩn cho PC
- Cách chọn Nguồn (PSU) cho PC
- Ổ cứng máy tính là gì?
- Ổ cứng SSD và HDD cái nào tốt hơn?
- Cách chọn Vỏ Case máy tính
- Nên dùng Tản nhiệt nước hay Tản nhiệt khí cho PC?
Lời cuối cùng trước khi kết thúc bài viết, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý về nội dung chúng tôi đã đề cập trong “Mainboard là gì? Tìm hiểu các chức năng của Bo mạch chủ Máy tính“, hãy chia sẻ ý kiến của bạn bằng khung bình luận bên dưới nhé.
Chúc bạn một ngày tốt lành !!!
5/5 - (2 bình chọn)Từ khóa » Bo Mạch Chủ Viết Tắt Là Gì
-
Bo Mạch Chủ Là Gì? Hướng Dẫn Chọn Main Phù Hợp Cho PC
-
Bo Mạch Chủ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bo Mạch Chủ Là Gì? Khái Niệm, Chức Năng, Thành Phần Và Nguyên Lý ...
-
Mainboard Là Gì? Tìm Hiểu Về Chức Năng Và Các Chuẩn Mainboard ...
-
Bo Mạch Chủ Là Gì? Tác Dụng Và Cách Chọn Mainboard Chuẩn Nhất
-
Mainboard Là Gì? Tìm Hiểu Vai Trò Và Cấu Tạo Của Mainboard
-
Bo Mạch Chủ Là Gì? Cách Chọn Bo Mạch Chủ Cho Người Mới - GEARVN
-
Bo Mạch Chủ (main) Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm - LaGi.Wiki
-
Mainboard Là Gì? Tìm Hiểu Vai Trò Và Chức Năng Của ...
-
MBD định Nghĩa: Bo Mạch Chủ - Motherboard - Abbreviation Finder
-
Motherboard, Mainboard, Bo Mạch Chủ Máy Tính Là Gì?
-
Main Máy Tính Là Gì? Các Loại Mainboard Máy Tính Phổ Biến
-
Motherboard, Mainboard Là Gì Và Có Tác Dụng Gì? - Fado
-
Mainboard Là Gì? Tìm Hiểu Về Mainboard - Sửa Chữa Laptop
-
Những Thuật Ngữ Cần Biết Khi Mua Bo Mạch Chủ
-
Bo Mạch Chủ, Bo Mạch Hệ Thống Và Bo Mạch Chủ - EYEWATED.COM
-
Motherboard, Mainboard Là Gì Và Có Tác Dụng Gì? - Knowledge Base