Mainboard Là Gì? Tìm Hiểu Về Mainboard - Sửa Chữa Laptop

Mục lục nội dung[xem]
    1. 1. Mainboard là gì?
    2. 2. Cấu tạo của Mainboard
    3. 3. Socket CPU
    4. 4. Chipset
    5. 6. Khe cắm RAM
    6. 7. Khe cắm PCI
    7. 8. Cổng IDE và cổng SATA
    8. 9. ROM BIOS
    9. 10. Chip I/O
MAINBOARD LÀ GÌ? TÌM HIỂU VỀ MAINBOARD

Cho dù bạn là dân công nghệ hay người tiêu dùng bình thường thì cũng đều nên quan tâm đến Mainboard - một trong những bộ phận quan trọng nhất trong máy tính, quyết định đến mọi hoạt động của máy tính.

1. Mainboard là gì?

Mainboard là bộ phận có vai trò gắn kết tất cả các linh kiện bên trong cũng như các linh kiện ngoại vi để chúng có thể hoạt động hiệu quả nhất. Bạn có thể hình dung Mainboard là “vỏ não” và những “nơron” nhằm kết nối các trung tâm thần kinh thành một thể thống nhất và đây cũng là nơi chứa đựng “não bộ” CPU.

2. Cấu tạo của Mainboard

Cấu tạo của Mainboard bao gồm các bộ phận chính sau:

3. Socket CPU

Socket CPU là bộ phận kết nối giữa Mainboard và CPU giúp chúng có thể giao tiếp được với nhau. Hiện nay, có 2 chuẩn chính của Socket CPU đó là Socket CPU của hãng Intel và AMD.

  1. Intel: Trên thị trường hiện giờ có các đời Intel như sau: 370, 473, 478, 775, 1366, 1156, 1155, 2011, 1150, 1151.

  2. AMD: Các thế hệ của AMD bao gồm: 462, 754, 939, 940, 941, FM1, FM2.

Socket CPU

4. Chipset

Có câu nói “nhất CPU nhì Chipset”, đây là hai yếu tố chúng ta cần quan tâm đầu tiên khi nghĩ đến lắp ráp một chiếc máy tính. Trong đó, Chipset là linh kiện gắn liền với Mainboard, nó đóng vai trò trung tâm giao tiếp và điều khiển mọi hoạt động truyền tải dữ liệu giữa các phần cứng đồng thời nó cũng là thành phần xác định tính tương thích giữa các phần cứng với bo mạch chủ.

Chipset

Chipset được chia ra thành hai loại với các nhiệm vụ khác nhau:

  • Chip cầu bắc (Memory Controller Hub): Nằm ở phía bắc của bo mạch chủ có nhiệm vụ kết nối giao tiếp với các phần cứng tốc độ cao hơn trong hệ thống như vi điều khiển bộ nhớ RAM, vi điều khiển giao tiếp PCI Express…

  • Chip cầu nam (I/O Controller Hub): Nằm ở phía nam của bo mạch chủ có nhiệm vụ kiểm soát hoạt động của các phần cứng chậm hơn như các khe PCI mở rộng, các cổng USB…

Tuy nhiên, các Chipset cải tiến hiện nay đã loại bỏ chip cầu bắc và chỉ giữ lại chip cầu nam, ví dụ như Mainboard X99 của Gigabyte. Mặc dù vậy, bạn cũng không cần lo lắng là chức năng của chip cầu bắc sẽ mất đi. Các nhà sản xuất đã tính đến điều đó và khắc phục bằng cách chuyển giao nhiệm vụ của chip cầu bắc cho CPU.

6. Khe cắm RAM

Khe cắm RAM là vị trí kết nối giữa RAM và Mainboard. Có 3 loại khe cắm RAM như sau:

  • DDR SDRAM

DDR SDRAM là viết tắt của cụm từ Tiếng Anh: Double Data Rate Synchronous Dynamic Random Access Memory. Đây là loại khe cắm RAM được sử dụng trong các loại máy đời cũ với tốc độ truyền tải tốt đa chỉ đạt 1600 MB/s.

  • DDR2 SDRAM

DDR3 SDRAM là viết tắt của cụm từ Tiếng Anh: Double Data Rate Synchronous Dynamic Random Access Memory thế hệ 2. Loại khe cắm này nhanh hơn gấp đôi DDR SDRAM và có tốc độ truyền tải tối đa là 3200 MB/s.

  • DDR3 SDRAM

DDR3 SDRAM là viết tắt của cụm từ Tiếng Anh: Double Data Rate Synchronous Dynamic Random Access Memory thế hệ 3. Thế hệ mới nhất này có khả năng nhanh hơn gấp đôi DDR2 SDRAM.

7. Khe cắm PCI

PCI được dịch ra là liên kết các thiết bị ngoại vi. Do đó, chúng ta có thể nhận biết ngay đây là bộ phận giúp bo mạch chủ giao tiếp với các thiết bị ngoại vi. Trong đó, PCI có nhiều loại khác nhau tương ứng với từng thiết bị cụ thể như PCI x1, PCI x4, PCI x8, PCI x16.

8. Cổng IDE và cổng SATA

  • Cổng IDE (hay còn gọi là cổng PATA): Sử dụng tín hiệu song song, đây là dữ liệu được gửi trong một thời gian xuống một kết nối duy nhất trong mỗi chiều. Có một kết nối riêng biệt cho dữ liệu đi vào và ra khỏi thiết bị.

  • Cổng SATA: Sử dụng tín hiệu truyền nối tiếp, đây là dữ liệu được gửi trong một thời gian xuống một kết nối duy nhất trong mỗi chiều. Có một kết nối riêng biệt cho dữ liệu đi vào và ra khỏi thiết bị.

9. ROM BIOS

ROM BIOS là viết tắt của cụm từ Read Only Memory Basic Input/Output System hay còn gọi là bộ nhớ chỉ đọc BIOS. Trong đó, ROM BIOS có những chức năng chính như sau:

  • Khởi động máy tính.

  • Cung cấp bản CMOS SETUP Default.

  • Cung cấp chương trình kiểm tra Card Video và bộ nhớ RAM.

  • Quản lý trình điều khiển cho các thành phần trên Mainboard như Chipset, SIO, Card Video onboard, Bàn phím.

ROM BIOS

10. Chip I/O

Chip I/O là một bộ phận trên Mainboard có chức năng giao tiếp trung gian giữa các thiết bị ngoại vi và chip cầu nam. Chip I/O thường được thấy trong các bo mạch chủ trước đây và được sử dụng cho giao tiếp với các thiết bị ngoại vi có băng thông thấp.

Như vậy Sửa chữa Laptop 24h.com đã chia sẻ tới các bạn về Mainboard là gì cũng như những kiến thức liên quan đến Mainboard. Ngoài ra, nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về các vấn đề liên quan đến máy tính khác thì đừng ngần ngại để lại tin nhắn cho Sửa chữa Laptop 24h .com hoặc bình luận bên dưới bài viết này để được giải đáp tốt nhất. Chúc bạn thành công!

Từ khóa » Bo Mạch Chủ Viết Tắt Là Gì