Mãng Cầu Xiêm: Cực Tốt Và Cực độc, Biết Mà Tránh Kẻo ân Hận Mấy ...

Ngăn ngừa thiếu máu

Điều này tưởng chừng vô lý nhưng trong mãng cầu xiêm rất giàu sắt, với sự hỗ trợ của các khoáng chất này, sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.

Thay vì dùng thuốc, các tế bào hồng cầu trong cơ thể sẽ liên tục được bổ sung và thay mới thông qua chế độ dinh dưỡng giàu rau tươi và trái cây, trong đó có mãng cầu xiêm.

Làm đẹp da

Mãng cầu ít béo và có lượng vitamin C cao hơn nhu cầu hàng ngày dành cho một người. Nó còn là vị thuốc chống oxy hóa rất tốt có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn trẻ lâu.

Bên cạnh đó, mãng cầu cũng chứa các loại khoáng chất như photpho và canxi giúp xương chắc khỏe và ngăn ngừa bệnh loãng xương ở phụ nữ. Ngoài ra nó còn công dụng chữa sỏi mật, điều hòa axit uric, tăng cường chất xơ, giúp ăn ngon miệng.

Mãng cầu xiêm: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh kẻo ân hận mấy cũng muộn ảnh 1

Một nghiên cứu năm 2012 trên chuột cho thấy mãng cầu xiêm đã giúp làm giảm huyết áp mà không làm tăng nhịp tim. Theo các nhà nghiên cứu, khả năng hạ huyết áp của loại thực phẩm này là do "các cơ chế ngoại vi có liên quan đến Ca2⁺ (ion canxi)". Ảnh minh họa: Internet

Chữa bệnh đường niệu, sỏi thận

Các nghiên cứu y học đã chứng minh, nước ép mãng cầu xiêm có tác dụng trị bệnh về đường tiết niệu, tiểu ra máu và bệnh đau gan. Đặc biệt, với bệnh phong, nước ép mãng cầu xiêm giúp bệnh mau lành hơn.

Tốt cho phụ nữ mang thai

Mãng cầu có chứa hàm lượng lớn axit folic – siêu vitamin thiết yếu đối với phụ nữ mang thai. Thậm chí những người phụ nữ đang dự định mang thai cũng nên bổ sung axit folic trong bữa ăn hằng ngày để phòng ngừa những khuyết tật của dây thần kinh cho em bé sau này. Ngoài ra, loại siêu vitamin trong loại quả này cũng rất tốt cho những bà mẹ cho con bú trong việc giúp sản sinh ra nhiều sữa.

Bảo vệ hệ thống xương và răng

Các nghiên cứu cho thấy, quả mãng cầu xiêm có chứa phốt pho và canxi. Do đó, bổ sung nó vào chế độ ăn uống sẽ giúp bạn củng cố xương và răng chắc khỏe hơn. Đây là một trong những lý do mà mãng cầu được khuyên dùng nhiều cho phụ nữ, trẻ em, và người cao tuổi.

Mãng cầu xiêm: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh kẻo ân hận mấy cũng muộn ảnh 2

Các nghiên cứu y học đã chứng minh, nước ép mãng cầu xiêm có tác dụng trị bệnh về đường tiết niệu, tiểu ra máu và bệnh đau gan. Đặc biệt, với bệnh phong, nước ép mãng cầu xiêm giúp bệnh mau lành hơn. Ảnh minh họa: Internet

Hạ huyết áp

Mãng cầu xiêm thường được sử dụng như một phương thuốc dân gian để giảm huyết áp. Huyết áp cao không kiểm soát có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và đột quỵ...

Một nghiên cứu năm 2012 trên chuột cho thấy mãng cầu xiêm đã giúp làm giảm huyết áp mà không làm tăng nhịp tim. Theo các nhà nghiên cứu, khả năng hạ huyết áp của loại thực phẩm này là do "các cơ chế ngoại vi có liên quan đến Ca2⁺ (ion canxi)".

Điều trị viêm nhiễm

Theo các bác sĩ, nhờ vào thành phần viatmin C dồi dào chứa trong mỗi quả mãng cầu nên nó có thể hỗ trợ điều trị các tình trạng viêm nhiễm ở da như bệnh vảy nến, chàm bội nhiễm, áp-xe…

Tốt cho tim mạch

Hàm lượng vitamin B6 dồi dào trong mãng cầu giúp ngăn ngừa sự tích tụ của homocysteine (một loại amino axit có nhiều trong thịt) trong máu.

Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu trong máu có chứa lượng lớn các amino axit thì nguy cơ xảy ra đột quỵ và các bệnh mạch vành là rất cao. Ngoài ra, lượng magie có trong loại quả này cũng có thể giúp giải phóng các cơ của tim, vì vậy làm giảm nguy các cơn đau tim và đột quỵ.

Mãng cầu xiêm: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh kẻo ân hận mấy cũng muộn ảnh 3

Đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú được khuyến cáo không sử dụng. Đặc biệt, không nên dùng các chế phẩm làm từ lá, rễ và hạt mãng cầu xiêm trong các trường hợp phụ nữ có thai. Ảnh minh họa: Internet

Kích thích tiêu hóa

Theo các chuyên gia, mãng cầu chứa nhiều chất xơ nên có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, kích thích nhu động ruột co bóp và tạo môi trường lý tưởng để lợi khuẩn trong đường ruột phát triển.

Chống ung thư

Đặc biệt, trong lá mãng cầu xiêm có chứa nhiều chất như acetogenins – một loại chất đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị nhiều bệnh ung thư. Acetogenins là những chất ức chế rất mạnh NADH oxidase chỉ có nơi màng plasma của tế bào ung thư. Ngoài ra, trong lá mãng cầu xiêm còn có những hoạt chất tiêu diệt tế bào ung thư tuyến tiền liệt.

Không những thế, lá mãng cầu xiêm có khả năng tiêu diệt các tế bào ác tính của nhiều bệnh ung thư khác nhau như: ung thư ruột, ung thư vú, tuyến tiền liệt, phổi và tuyến tụy. Ung thư tuyến tụy là một trong những loại ung thư ác tính, "khét tiếng" kháng hầu hết các thuốc hóa trị hiện có. Tuy nhiên, chiết xuất từ mãng cầu xiêm có thể ức chế sự phát triển của khối u này.

Ai không nên ăn mãng cầu xiêm?

Theo các chuyên gia, mặc dù một vài nghiên cứu cho rằng các chất chiết xuất từ mãng cầu xiêm có thể có đặc tính chống ung thư, nhưng thành phần có hoạt tính sinh học chính của chất chiết xuất (Annonaceous acetogenins) cũng có thể gây ra các vấn đề về hệ thống thần kinh hoặc tâm thần.

Mãng cầu xiêm: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh kẻo ân hận mấy cũng muộn ảnh 4

Theo các bác sĩ, nhờ vào thành phần viatmin C dồi dào chứa trong mỗi quả mãng cầu nên nó có thể hỗ trợ điều trị các tình trạng viêm nhiễm ở da như bệnh vảy nến, chàm bội nhiễm, áp-xe… Ảnh minh họa: Internet

Việc sử dụng mãng cầu xiêm có liên quan tới các vấn đề về hệ thống thần kinh, bao gồm cả một dạng không điển hình của bệnh Parkinson .

Một số nghiên cứu khác cho rằng các hóa chất trong mãng cầu xiêm có thể độc hại và nó nên được sử dụng (tiêu thụ) một cách thận trọng.

Không nên sử dụng mãng cầu xiêm trong những trường hợp sau đây:

Người đang dùng thuốc hạ huyết áp: Mãng cầu xiêm có tác dụng hạ huyết áp vì vậy người đang dùng thuốc này không nên uống trà lá mãng cầu.

Người đang dùng thuốc tiểu đường: Mãng cầu xiêm có thể làm tăng tác dụng của thuốc.

Người mắc bệnh gan hoặc thận: Mãng cầu xiêm có thể gây nhiễm độc gan hoặc thận nếu dùng quá nhiều.

Người có lượng tiểu cầu thấp: Mãng cầu xiêm làm giảm số lượng tiểu cầu vì vậy nhóm đối tượng này cũng không nên sử dụng mãng cầu xiêm.

Đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú được khuyến cáo không sử dụng. Đặc biệt, không nên dùng các chế phẩm làm từ lá, rễ và hạt mãng cầu xiêm trong các trường hợp phụ nữ có thai.

Quảng An (tổng hợp)

Từ khóa » Cây Mãng Cầu Là Gì