Mang Thai 3 Tháng đầu Có được ăn Dâu Tây? Rất Tốt Cho Sức Khỏe Mẹ ...
Có thể bạn quan tâm
Dâu tây được biết tới là loại hoa quả thơm ngon và chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Vậy mang thai 3 tháng đầu có ăn được dâu tây hay không? Sau sinh ăn dưa lưới được không? Trong bài viết dưới đây, Góc của mẹ sẽ giải đáp tất tần tật mọi thắc mắc cũng như đưa ra những lưu ý khi ăn các loại trái cây mẹ nhé!
Mục lục
- 1. Mang thai 3 tháng đầu có được ăn dâu tây?
- 2. Mang thai 3 tháng đầu có được ăn dâu tây? Lợi ích không ngờ của dâu tây đến sức khỏe của mẹ
- 2.1. Dâu tây giúp mẹ bầu 3 tháng đầu cải thiện sức khoẻ
- 2.2. Dâu tây thúc đẩy sự phát triển của bé
- 3. Mách mẹ bầu 3 tháng đầu cách ăn dâu tây đúng cách
- 4. Lưu ý nhỏ cho mẹ mang thai 3 tháng đầu ăn dâu tây
- 5. Trường hợp nào mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn dâu tây?
- 6. Mẹo chọn dâu tươi, ngon cho mẹ bầu 3 tháng đầu
- 7. Cách bảo quản dâu tây ngay tại nhà cho mẹ mang thai 3 tháng đầu
- 8. Món ngon từ dâu tây cho mẹ bầu 3 tháng đầu
- 8.1. Sinh tố dâu tây
- 8.2. Sữa dâu lắc
- 8.3. Mứt dâu tây
- 8.4. Bánh dâu tây
- 8.5. Salad dâu tây
- 8.6. Cháo yến mạch dâu tây
1. Mang thai 3 tháng đầu có được ăn dâu tây?
Theo các chuyên gia ở Hệ thống Y tế UC Davis tại California khẳng định rằng mẹ bầu 3 tháng hoàn toàn có thể ăn dâu tây. Bởi loại trái cây này chứa nhiều loại dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Cụ thể, dâu tây giúp cung cấp nước rất tốt bởi trong đó chứa 91% nước và 7.7% carbohydrate. Phần còn lại là protein với (0.7%) và chất béo tốt (0.3%). Điều đó rất có lợi cho sự phát triển của thai nhi, tăng sức đề kháng cho mẹ bầu.
Đọc thêm:
Mẹ có nên ăn nhãn khi mang thai 3 tháng đầu? 6 điều mẹ nhất định phải biết!
2. Mang thai 3 tháng đầu có được ăn dâu tây? Lợi ích không ngờ của dâu tây đến sức khỏe của mẹ
2.1. Dâu tây giúp mẹ bầu 3 tháng đầu cải thiện sức khoẻ
2.1.1.Cải thiện thị lực
Dâu tây có thể giúp ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể – tình trạng thủy tinh thể bị vẩn đục, có thể dẫn đến mù lòa ở người lớn tuổi và mẹ đang trong thai kỳ bởi trong loại hoa quả này chứa hàm lượng lớn Vitamin C, Vitamin A. Vốn dĩ, mắt cần Vitamin C và Vitamin A để bảo vệ, tránh tiếp xúc với các gốc tự do từ những tia UVA/UVB gay gắt của mặt trời, vốn có thể gây tổn hại cho các protein trong thủy tinh thể. Vitamin C còn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sự khỏe mạnh cho giác mạc và võng mạc của mắt. Còn Vitamin A hỗ trợ làm sáng, phòng ngừa được các loại bệnh liên quan đến mắt.
2.1.2. Giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch
Vitamin C có khả năng tăng cường miễn dịch đồng thời còn là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Theo một cuộc nghiên cứu của trường ĐH California đã phát hiện ra rằng, khả năng chống oxy hóa trong dâu tây sẽ trở nên khả dụng hơn về mặt sinh học và sẵn sàng hoạt động trong máu sau khi ăn loại trái cây chỉ trong vài tuần lễ. Một chén dâu có thể chứa tới 51,5mg vitamin C. Vì vậy, nếu mẹ ăn dâu tây hằng ngày, mẹ sẽ có một hệ miễn dịch khỏe mạnh, phòng ngừa được một số bệnh sau sinh.
2.1.3. Điều hòa đường huyết
Dâu tây vốn là loại hoa quả chứa lượng calo rất thấp (chỉ khoảng 28 Calo trong mỗi chén), lại chứa ít natri và đường. Tổng lượng carbonhydrate nằm ở mức tương đương hoặc thấp hơn ½ lát bánh mì sandwich. Vì vậy, ăn dâu tây hàng ngày sẽ giúp mẹ bầu ổn định đường huyết một cách tốt hơn.
2.1.4. Chăm sóc tốt cho tim mạch
Dâu tây không chỉ chứa những chất hỗ trợ mạnh mẽ cho sức khỏe hệ tim mạch mà còn giúp ổn định đường huyết hiệu quả, đặc biệt là cho mẹ bầu. Axit ellagic, các flavonoid và các chất hóa học có trong loại hoa quả này đều có thể mang đến khả năng chống oxy hóa rất tốt, chống lại những ảnh hưởng của các cholesterol có hại LDL trong máu, vốn là nguyên nhân gây ra sự tích tụ các mảng bám trong động mạch.
Các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng tại Toronto, Canada đã kết luận rằng: việc tăng cường thêm dâu tây vào khẩu phần ăn uống sẽ giúp làm giảm những tổn hại của do quá trình oxy hóa gây ra, đồng thời phòng ngừa được một số bệnh liên quan tới tim mạch, cũng như hạ thấp lượng mỡ trong máu hiệu quả.
2.1.5. Ngăn ngừa ung thư
Dâu tây còn có các chất chống oxy hóa là lutein và zeathac ins. Đây đều là những “chiến binh” có khả năng tiêu diệt các gốc tự do và trung hòa những ảnh hưởng tiêu cực có khả năng xảy ra ở các tế bào trong cơ thể. Vì vậy, dâu tây có khả năng ngăn ngừa ung thư rất tốt dành cho mẹ bầu.
2.2. Dâu tây thúc đẩy sự phát triển của bé
2.2.1. Giảm thiểu nguy cơ bị dị tật bẩm sinh ở thai nhi
Các chuyên gia khuyến khích mẹ bầu thường xuyên ăn dâu tây để giảm nguy cơ bị khuyết tật thai nhi. Bởi trong dâu tây có chứa chất axit folic giúp bảo vệ bé khỏi nguy cơ bị hở hàm ếch, sứt môi,… và giúp mẹ hạn chế được tình trạng sinh non hiệu quả.
2.2.2. Hoàn thiện não bộ và tăng sức đề kháng cho thai nhi
Với nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể, dâu tây được xem là một thực phẩm rất tốt cho bé. Cụ thể như các loại Vitamin như A, B, C, omega 2 và các thành phần axit béo trong dâu tây đều có công dụng hỗ trợ thai nhi hoàn thiện não bộ và tăng cường sức đề kháng rất tốt khi bé còn ở trong bụng mẹ.
3. Mách mẹ bầu 3 tháng đầu cách ăn dâu tây đúng cách
Trả lười cho câu hỏi Mang thai 3 tháng đầu có được ăn dâu tây? thì là được. Tuy nhiên việc mẹ ăn dâu tây đúng cách rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và bé. Nếu mẹ ăn dâu tây quá nhiều trong một ngày, nó sẽ gây ra một số tác dụng phụ không tốt cho mẹ như buồn nôn, chóng mặt,… Dưới đây là cách ăn dâu tây đúng cách dành cho mẹ bầu 3 tháng:
- Mỗi ngày mẹ bầu chỉ nên sử dụng 100gr, tương đương với khoảng 8 quả dâu tây: Dâu tây chứa rất nhiều nước, do đó tổng hàm lượng carb của chúng rất thấp, luôn dưới 8 gam carb trong mỗi 100gr dâu tây. Nếu mẹ ăn quá 100gr dâu tây mỗi ngày sẽ làm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
- Ăn dâu tây vào 7 – 9 giờ sáng: Buổi sáng là thời điểm ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất. Nếu mẹ ăn dâu tây vào 7 – 9 giờ sáng sẽ giúp cơ thể hấp thụ được đủ nước và các khoáng chất có trong loại trái cây này. Từ đó sức đề kháng của mẹ được cải thiện rõ rệt.
- Ngoài ra mẹ cũng không nên sử ăn trước khi ngủ hoặc ăn ngay trước/sau bữa ăn. Vì mẹ ăn dâu vào thời điểm đó sẽ khiến mẹ gặp phải tình trạng khó tiêu.
4. Lưu ý nhỏ cho mẹ mang thai 3 tháng đầu ăn dâu tây
- Tránh ăn những quả dâu tây để lâu: Những quả dâu tây để lâu có thể chứa vi khuẩn bên ngoài môi trường, ngoài ra nếu dâu để lâu có thể bị hư hỏng nặng, khi ăn vào sẽ gây hại tới sức khỏe của mẹ và bé.
- Không nên uống dâu tây chế biến sẵn ở ngoài: Sức đề kháng của mẹ bầu yếu hơn so với người bình thường. Do đó, những thức uống được chế biến bên ngoài có thể không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, khiến mẹ bầu dễ mắc các bệnh về đường ruột, ví dụ như tiêu chảy. Vì thế, mẹ nên chọn lọc, mua dâu tây tươi ngon ở các cửa hàng bán trái cây uy tín và tự chế biến tại nhà để đảm bảo chất lượng và an toàn cho sức khỏe.
- Cân bằng nhiều loại trái cây: Dâu tây chứa nhiều vitamin và chất khoáng tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, không vì thế mà mẹ chỉ ăn mỗi dâu mà không ăn thêm các loại trái cây khác. Mẹ bầu nên sử dụng thêm các loại trái cây và rau quả khác nhau để cân bằng các chất dinh dưỡng cho thai nhi trong bụng.
- Mẹ hãy sử dụng nước rửa rau củ với thành phần lành tính để rửa dâu tây trước khi ăn. Nước rửa bình sữa và rau củ Mamamy sẽ giúp mẹ dễ dàng loại bỏ những tạp chất, bụi bẩn, vi khuẩn bám trên bề mặt của dâu, giúp món ăn của mẹ thêm phần tươi ngon và đảm bảo vệ sinh thực phẩm.
5. Trường hợp nào mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn dâu tây?
- Mẹ bị dị ứng: Khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết, thậm chí mẹ sẽ bị dị ứng với một vài món ăn nhất định mà trước nay mẹ không bao giờ bị. Nếu mẹ ăn dâu mà gặp các triệu chứng như nôn mửa, rát da, da bị mẩn đỏ,… thì mẹ không nên tiếp tục ăn nữa bởi đó là các dấu hiệu của dị ứng. Lúc này, mẹ nên tới thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ có thể can thiệp kịp thời.
- Mẹ bầu có dạ dày nhạy cảm: Những hạt nhỏ và tính axit của dâu tây có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Đặc biệt đối với mẹ bầu đang bị bệnh về đường ruột, dạ dày thì không nên ăn vì sẽ khiến tình trạng bệnh càng trở nên nặng hơn, gây nguy hiểm tới bé
- Phụ nữ mang thai bị cao huyết áp: Mẹ cần tránh ăn dâu tây khi bị cao huyết áp vì nó gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Dâu tây sẽ tương tác với thuốc trị cao huyết áp có chứa các hóa chất ở mức cao, gây cản trở chức năng thận.
- Mẹ có tiền sử dị ứng với dâu tây: Đối với mẹ vốn đã dị ứng với dâu tây thì càng không nên ăn loại trái cây này trong thời kỳ mang thai vì nó sẽ khiến cả mẹ và bé lâm vào tình trạng nguy hiểm.
- Có vấn đề về răng miệng: Tránh ăn dâu tây đối với trường hợp mẹ bầu mắc bệnh nha khoa nghiêm trọng bởi loại trái cây này có tính axit có thể làm ảnh hưởng đến nướu và răng của mẹ.
- Mẹ bầu đang bổ sung canxi và chất sắt và bị nhiễm khuẩn E.coli cũng không nên ăn dâu tây. Nếu mẹ muốn ăn dâu tây thì phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ để bảo đảm sức khỏe.
6. Mẹo chọn dâu tươi, ngon cho mẹ bầu 3 tháng đầu
- Dựa trên màu sắc: Những quả dâu tây tươi ngon thường có màu đỏ tươi và căng mọng nước. Những quả có màu đỏ sẫm thì mẹ cần chọn lọc, xem xét kỹ vì rất có thể người bán hàng trộn lẫn chúng với những quả kém chất lượng. Cuối cùng, mẹ không nên mua những quả có đốm xanh lá cây vì đó là những trái dâu chưa được chín.
- Dựa trên mùi hương: Dâu tây thường sẽ có mùi hương thơm đặc trưng. Ngược lại, mẹ nên bỏ qua ngay những quả dâu chỉ có mùi hương thoang thoảng vì có thể chúng đã được phun xịt nhiều hóa chất khi trồng. Mẹ ăn vào sẽ không tốt cho sức khỏe.
- Dựa vào hình dạng dâu tây: Hình dáng và kích thước của quả dâu tây phụ thuộc vào giống của chúng. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý những quả quá căng mọng và có kích thước lớn thì rất có thể chúng đã ngậm đầy nước ở trong. Nếu dâu xuất hiện những đốm đen thì có nghĩa là chúng đang bắt đầu bị hư hỏng nặng.
- Nhìn vào cuống lá: Phần lá ở cuống cũng có thể cho mẹ biết rất nhiều điều về chất lượng của quả dâu tây. Mẹ nên chọn mua những quả vẫn còn nguyên cuống và đài lá. Nếu phần cuống lá đã khô hoặc vàng thì không nên mua. Tips để chọn dâu ngon là: Nếu khoảng cách giữa cuống lá và quả xa nhau thì đấy sẽ là những quả rất thơm và ngọt.
- Dựa vào hạt/điểm mắt dâu tây: Mẹ cũng có thể quan sát điểm mắt trên bề mặt của dâu để khẳng định chất lượng. Nếu các hạt nằm cách nhau càng xa thì nghĩa là chúng càng ngọt.
7. Cách bảo quản dâu tây ngay tại nhà cho mẹ mang thai 3 tháng đầu
- Ngâm dâu tây với nước ấm: Ngâm dâu tây với nước ấm trước khi ăn sẽ khiến dâu tây càng thêm phần tươi ngon, đồng thời loại bỏ được những tạp chất bụi bẩn còn bám trên bề mặt dâu. Tuy nhiên, mẹ không nên ngâm dâu quá lâu vì dâu có tính hút nước, khi ăn mẹ sẽ không cảm nhận được vị ngon nữa.
- Rửa dâu tây với giấm: Rửa dâu tây với giấm là cách vệ sinh dâu an toàn, hiệu quả. Sau khi rửa xong, mẹ có thể rửa lại với nước sạch để loại bỏ độ chua của giấm còn dính trên bề mặt dâu rồi thưởng thức.
- Nếu ăn ngay có thể bảo quản ngăn mát tủ lạnh: Để dâu ở ngoài tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp sẽ khiến dâu bị khô và mất dần chất dinh dưỡng ở bên trong. Vì vậy, để dâu tây trong ngăn mát tủ lạnh sẽ giúp giữ độ ẩm cho trái dâu, dâu sẽ giữ được độ tươi ngon lâu hơn.
- Không nên để dâu tây ở nơi có nhiệt độ cao: Việc để dâu ở nhiệt độ cao, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều sẽ khiến dâu bị khô, mất các chất dinh dưỡng bên trong dâu.
8. Món ngon từ dâu tây cho mẹ bầu 3 tháng đầu
8.1. Sinh tố dâu tây
Nguyên liệu
- Một bát dâu tây
- 1 lát chanh
- Muối và đường theo khẩu vị
- Nước lạnh hoặc đá viên
Cách làm
- Bước 1: Rửa dâu tây dưới vòi nước chảy và loại bỏ cuống của nó.
- Bước 2: Cắt nhỏ dâu tây
- Bước 3: Trong máy xay sinh tố, thêm dâu tây xắt nhỏ, nước chanh, đá viên muối và đường theo sở thích. Sau đó mẹ xay cho đến khi bạn có được một hỗn hợp mịn
- Bước 4: Mẹ có thể cho thêm nước thêm nếu muốn.
8.2. Sữa dâu lắc
Nguyên liệu
- 1 cốc dâu tây lạnh
- 2 ly sữa
- 1 muỗng canh mật ong
- Chiết xuất vani
Cách làm
- Bước 1: Thêm tất cả các thành phần vào trong máy xay sinh tố,
- Bước 2: Trộn cho đến khi bạn có được một hỗn hợp mịn là được
8.3. Mứt dâu tây
Nguyên liệu
- 2 kg dâu chín
- 1 kg đường cát
- Hũ thủy tinh sạch có nắp đậy (đã tiệt trùng)
Cách chế biến
- Bước 1: Mẹ mua dâu về rửa sạch, bỏ núm và bổ làm 4 rồi ướp với đường.
- Bước 2: Sau khi đường tan hết, bắc nồi lên bếp luộc tới khi chín mềm
- Bước 3: Vớt dâu ra rồi cho vào máy xay sinh tố xay xơ qua
- Bước 4: Cho tiếp hỗn hợp dâu vào một chiếc nồi sạch rồi sên nhỏ lửa thi thoảng đảo cho mứt không bị bén nồi.
- Bước 5: Sên mứt tới khi sánh lại theo ý mẹ mong muốn, thông thường thời gian sẽ khoảng 1h đến 1,5h. Khi mứt nguội cho mứt vào hũ sẽ để ngăn mát tủ lạnh trong thời gian 6 tháng tới 1 năm mà không hề cần chất bảo quản do thời gian đun mứt khá lâu.
8.4. Bánh dâu tây
Nguyên liệu
- 10 trái dâu tây
- 1 muỗng nước cốt chanh
- 60gr đường trắng
- 90g phô mai
- 30gr sữa chua
- 4 miếng bánh bông lan
Cách chế biến
- Bước 1: Mẹ cho dâu tây tươi cùng với 60ml nước sạch, 40g đường, 1/2 muỗng canh nước chanh vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn. Sau đó cho hỗn hợp vào nồi và đun sôi lên.
- Bước 2: Mẹ nấu sôi bắc xuống cho ra chén, nhúng bánh bông lan vào hỗn hợp.
- Bước 3: Mẹ ngâm một lúc sao cho bánh tan ngấm đều dâu. Chia làm 2 ly vì bánh có nhiều tầng.
- Bước 4: Cho kem phô mai vào chén cùng 20g đường, 1/2 muỗng canh nước cốt chanh, sữa chua. Dùng cây đánh trứng đánh nhuyễn và bông hỗn hợp này lên.
- Bước 5: Đổ bánh ra khuôn, mẹ có thể tạo khuôn tùy theo sở thích. Xếp xen kẽ 1 lớp dâu với 1 lớp kem như hình bên nhé. Nhớ là phải trát lớp mặt bằng phẳng
- Bước 6: Cuối cùng là chỉ cần rắc một ít dâu tây cắt nhỏ lên trên rồi đem để trong tủ lạnh khoảng 2 tiếng là được rồi đấy.
8.5. Salad dâu tây
Nguyên liệu
- 8 lát thịt xông khói
- 50g xà lách
- 180g (Blue Cheese) phô mai
- 50g dưa leo
- 12 trái dâu tây
- 5 muỗng canh dầu ô liu
- 2 muỗng giấm
- 1 muỗng cà phê hạt tiêu
- 1 muỗng cà phê muối
- 1 trái bơ
- 50g hạt hồ đào
Cách chế biến
- Bước 1: Nướng hoặc chiên lại thịt xông khói tới khi ngả màu nâu. Sau đó mẹ cắt thịt thành từng miếng vừa ăn.
- Bước 2: Pho mát cắt thành từng miếng nhỏ.
- Bước 3: Mẹ rửa sạch dâu tây sau đó cắt làm tư. Dưa leo rửa sạch và cắt nhỏ. Bơ gọt vỏ, cắt khối vuông.
- Bước 4: Trộn dầu ô liu, giấm, muối và hạt tiêu vào với nhau. Cho tất cả rau xà lách, quả dâu tây, thịt ba chỉ, hạt hồ đào vào một bát lớn, đổ hỗn hợp dầu ô liu vào trộn đều.
8.6. Cháo yến mạch dâu tây
Nguyên liệu
- 100gr yến mạch
- 200gr dâu tây
- 500ml sữa tươi không đường
- 5gr bột quế
- 10gr dừa giòn
- 5ml Siro cây phong
- 10gr hạt hạnh nhân
- 20gr đường
Cách chế biến
- Bước 1: Dâu tây mua về mẹ ngâm nước muối loãng khoảng 10 phút sau đó rửa lại với nước sạch rồi bỏ cuống, cắt dâu tây làm đôi hoặc làm bốn.
- Bước 2: Mẹ bắc nồi lên bếp cho dâu tây (bạn chừa lại vài quả để khi nấu xong trang trí nha) vào nồi nấu lửa vừa, thêm 20g đường đảo đều. Mẹ sên dâu tây với lửa nhỏ khoảng 3 – 4 phút sau đó tắt bếp.
- Bước 3: Mẹ cho hỗn hợp dâu tây đã sên vào máy xay sinh tố xay nhuyễn hỗn hợp
- Bước 4: Mẹ bắc nồi lên bếp, thêm 500 ml sữa tươi không đường nấu sôi rồi cho yến mạch vào nấu khoảng 5 phút ở lửa nhỏ cho yến mạch nở mềm.
- Bước 5: Sau đó mẹ thêm hỗn hợp dâu tây đã xay vào nồi, thêm 10g bột quế để tăng mùi thơm, thêm 1 ít siro cây phong. Mẹ đảo nhẹ tay cho đều hỗn hợp rồi tắt bếp. Mẹ cho cháo ra tô, thêm vài lát dâu tây trên mặt, thêm dừa khô và hạnh nhân. Vậy là mẹ đã hoàn thành xong món cháo yến mạch dâu tây rồi!
Ngoài việc nghiên cứu kỹ chế độ ăn của mẹ thì trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nhiều bố mẹ cũng đã bắt đầu cân nhắc đến việc đặt tên bé hợp phong thủy với mong muốn bé yêu sẽ luôn may mắn, mạnh khỏe. Ngoài ra với những họ hiếm như họ Từ, họ Khổng, họ Lương,… bố mẹ cũng thường có những băn khoăn như bố họ Lương đặt tên con gái là gì?. Mời bố mẹ tham khảo thêm chuỗi bài viết đặt tên con từ Góc của mẹ để chọn cho bé nhà mình một cái tên ưng ý nhé!
Vậy là qua bài viết trên, chắc hẳn mẹ cũng đã giải đáp được câu hỏi mang thai 3 tháng đầu có được ăn dâu tây hay không rồi đúng không? Ngoài bổ sung các loại trái cây, mẹ cũng cần bổ sung 5 loại viên uống Vitamin sau sinh tốt nhất cho mẹ và bé để có sức đề kháng tốt hơn. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!
Các bài viết liên quan mẹ có thể tham khảo:
Bầu 3 tháng đầu ăn quả sung được không?
Bầu 3 tháng đầu ăn rau sống được không?
Có bầu 3 tháng đầu nằm ngửa được không?
Từ khóa » Dâu Tây Có Tác Dụng Gì Với Bà Bầu
-
5 Tác Dụng Của Dâu Tây đối Với Sức Khỏe Bà Bầu Trong Thai Kỳ
-
Bà Bầu ăn Dâu Tây được Không? - 5 Lợi ích Bất Ngờ Từ ... - MarryBaby
-
Bà Bầu ăn Dâu Tây được Không, Có Tốt Không? - Eva
-
Bà Bầu ăn Dâu Tây được Không? 8 Lợi ích Bất Ngờ Cho Bà Bầu
-
Liệu Mang Thai 3 Tháng đầu Có được ăn Dâu Tây Hay Không?
-
Bà Bầu ăn Dâu Tây Và 6 Lợi ích Cực Tốt Cho Sức Khỏe - VOH
-
Dâu Tây Có Tác Dụng Gì? Bà Bầu ăn Dâu Tây Có Tốt Không?
-
Ăn Dâu Tây Có Tốt Cho Bà Bầu Không ? | Hoa Quả Sạch Fuji
-
Bà Bầu ăn Dâu Tây Cần Lưu ý Những Gì - Wiki Phununet
-
Bà Bầu ăn Dâu Tây Có Tốt Không? 8 Lợi ích Tuyệt Vời Mà Dâu Tây Mang Lại
-
Dâu Tây Có Tác Dụng Gì? Bà Bầu ăn Dâu Tây Có Tốt ...
-
Bà Bầu ăn Dâu Tây Với Vô Số Lợi ích Không Thể Bỏ Qua
-
Lợi ích Khoẻ đẹp Từ Dâu Tây Cho Mẹ đang Mang Thai
-
Dâu Tây Có Tác Dụng Gì? Bà Bầu ăn Dâu Tây Có Tốt Không?
-
Bà Bầu ăn Dâu Tây Có Tốt Không? - Phòng Khám Xã đàn
-
Thắc Mắc Bà Bầu Uống C Sủi được Không Và Câu Trả Lời Từ Chuyên Gia
-
Dâu Tây Có Tác Dụng Gì Với Sức Khỏe Con Người?