Mang Thai Tháng Thứ 8 Bụng Căng Cứng Có Nguy Hiểm? - Huggies

MỤC LỤC BÀI VIẾT

  • Nguyên nhân mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng
  • Mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng có nguy hiểm không?
  • Xử lý nhanh trong trường hợp mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng
  • Biện pháp khắc phục bụng bầu căng cứng khi mang thai tháng thứ 8
  • Mang thai tháng thứ 8 cần chú ý những gì?
  • Những câu hỏi thường gặp về bụng bầu tháng thứ 8

Giai đoạn thai 35 tuần đánh dấu bước vào tháng thứ 8 của quãng thời gian mang thai. Bụng căng cứng trong tháng này thường là vấn đề phổ biến mà nhiều người mẹ gặp phải. Đặc biệt là khi thai kỳ tiến triển, tình trạng này có thể trở nên rõ rệt và diễn ra thường xuyên hơn. Vậy nguyên nhân và cách xử lý là gì? Cùng Huggies khám phá trong bài viết này để các mẹ bầu có thêm thông tin nhé!

Tham khảo:Công cụ tính ngày dự sinh chuẩn nhất cho mẹ bầu

Nguyên nhân mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng

Theo các chuyên gia sản khoa, thay đổi cảm xúc của mẹ bầu là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng bụng căng cứng ở tháng thứ 8 của thai kỳ. Bất kể là hạnh phúc hay buồn bã, bất cứ biến động cảm xúc nào đột ngột cũng có thể gây ra tình trạng này.

Tuy nhiên, nếu những cơn gò cứng bụng này chỉ xuất hiện đơn lẻ, không đi kèm các triệu chứng nguy hiểm như chảy máu âm đạo, đau lưng khi mang thai,… thì mẹ bầu không cần quá lo lắng. Ngoài yếu tố cảm xúc, tình trạng bụng bầu 8 tháng căng cứng cũng có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:

Sự phát triển của tử cung

Với sự phát triển của thai nhi, áp lực lên tử cung và các bộ phận khác cũng lớn dần. Bắt đầu từ tháng thứ 4, tử cung và thai nhi phát triển, gây áp lực lên bàng quang và trực tràng, dẫn đến bụng căng cứng. Ở tam cá nguyệt đầu tiên, khi thai nhi còn nhỏ, người mẹ có thể không cảm nhận rõ ràng. Nhưng khi sang tam cá nguyệt thứ 3, áp lực này có thể khiến người mẹ dễ cảm nhận những cơn căng bụng.

Khung xương và chuyển động của thai nhi phát triển

Khi khung xương của thai nhi phát triển khiến bụng mẹ căng cứng hơn. Mẹ sẽ nhận thấy những cơn gò nhẹ trên bụng mỗi lần thai nhi trong bụng đạp, hoặc xoay người.

Do trọng lượng của cơ thể mẹ bầu

Cân nặng mẹ bầu cũng ảnh hưởng đến việc bụng căng cứng. Những mẹ có cơ thể gầy, ít mỡ thường cảm nhận rõ hơn sự căng cứng bụng so với những người có cân nặng lớn hơn.

Tham khảo:Máu báo thai ra nhiều như máu kinh có sao không?

Nguyên nhân mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng

Bụng cứng khi mang thai tháng thứ 7 có thể do sự tăng cân của mẹ. (Nguồn: Sưu tầm)

Bụng bầu căng cứng do táo bón

Mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng cũng có thể do táo bón. Không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, táo bón khi mang thai có thể tích tụ chất độc trong cơ thể, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và thai nhi. Hơn nữa, việc mẹ phải dùng sức rặn mỗi lần đi vệ sinh, nhất là trong những tháng cuối còn làm tăng nguy cơ dọa sinh non, sảy thai. Mẹ có thể tham khảo cách trị táo bón cho bà bầu như ăn nhiều rau xanh, chất xơ để hạn chế tình trạng này.

Vết rạn da

Sự mở rộng của tử cung trong tam cá nguyệt thứ ba có thể khiến bụng căng cứng khi mang thai và gây đau do vết rạn da.

Tâm trạng thay đổi thất thường khiến bụng căng cứng khi mang thai

Thay đổi hormone trong thai kỳ ảnh hưởng đến tâm trạng mẹ bầu, góp phần làm tăng cảm giác căng thẳng và căng cứng bụng. Duy trì tâm trạng ổn định sẽ giúp giảm bớt tình trạng này.

Một số nguyên nhân khác

  • Mẹ bầu bị mất nước: Một số trường hợp cơ thể bị mất nước khi mang thai cũng gây ra các cơn gò.
  • Bàng quang đầy: Không kịp thời “giải phóng” lượng nước khi bàng quang đã đầy cũng có thể “kích hoạt” các cơn gò cứng bụng.
  • Xoa bụng bầu quá nhiều: Hành động này có thể tạo ra các kích thích lên tử cung, dẫn đến các cơn gò. Thậm chí trong một số trường hợp có thể gây sinh non. Tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cách massage đúng khi mang thai.

Tham khảo:Những điều mẹ bầu cần lưu ý 3 tháng cuối thai kỳ

Bụng bầu căng cứng do nhiều nguyên nhân

Thai nhi càng lớn, mẹ bầu càng dễ gặp các cơn gò cứng bụng. (Nguồn: Sưu tầm)

Mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng có nguy hiểm không?

Bụng căng cứng và xuất hiện những cơn gò nhẹ nhàng là hiện tượng sinh lý bình thường, mẹ không nên quá lo lắng, mẹ nhé. Tuy nhiên, nếu vùng bụng mẹ căng cứng kèm các dấu hiệu sau thì mẹ nên đến thăm khám tại các trung tâm y tế gần nhất:

  • Mẹ sốt, nôn hoặc cảm thấy khó thở.
  • m đạo bắt đầu rỉ ra chất nhầy cổ tử cung khi mang thai, xen lẫn máu.
  • Bụng căng tức với tần suất ngày một nhiều, mức độ đau tăng lên dữ dội.

Mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng có nguy hiểm không?

Khi mang thai tháng thứ 5 bụng mẹ bầu vẫn thường xuất hiện căng tức. (Nguồn: Sưu tầm)

Xử lý nhanh trong trường hợp mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng

Tùy theo nguyên nhân, cách xử lý các trường hợp mang thai tháng thứ 8 căng cứng bụng cũng sẽ khác nhau. Trường hợp gò bụng do cảm xúc, do chuyển động của thai nhi, mẹ bầu chỉ cần nằm nghỉ ngơi chờ các cơn gò đi qua. Nếu nguyên nhân là do táo bón khi mang thai, mẹ bầu sẽ cần bổ sung thêm chất xơ vào thực đơn dinh dưỡng của mình.

Tham khảo:Thực đơn hàng ngày cho bà bầu dinh dưỡng từng giai đoạn

Xử lý nhanh trong trường hợp mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng

Nhiều trường hợp mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng chỉ cần ngồi nghỉ, cơn gò sẽ tự động “lặn mất tăm". (Nguồn: Sưu tầm)

Trường hợp mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng đi kèm với những triệu chứng đau lưng dưới, thay đổi dịch âm đạo, chuột rút ở vùng bụng dưới…, mẹ nên nhanh chóng đến bệnh viện ngay. Đó có thể là dấu hiệu cơn gò chuyển dạ điển hình.

Mẹ hãy tham khảo thêm bài viết Dấu hiệu chuyển dạ để dễ dàng phân biệt các trường hợp căng cứng bụng thông thường và những trường hợp gò cứng bụng sắp sinh, mẹ nhé!

Biện pháp khắc phục bụng bầu căng cứng khi mang thai tháng thứ 8

Khi mang thai, việc bụng căng cứng là hiện tượng thường gặp khiến nhiều mẹ bầu lo lắng. Để giảm thiểu tình trạng này, mẹ bầu có thể thực hiện một số biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả:

Thực hiện bài tập vận động nhẹ nhàng

Thực hiện các bài tập như yoga cho bà bầu hoặc đi bộ hàng ngày có thể giúp giảm căng cứng bụng và cải thiện tinh thần. Tuy nhiên, mẹ bầu nên chọn những bài tập phù hợp với sức khỏe và giai đoạn thai kỳ.

Thăm khám thai định kỳ

Việc tuân thủ lịch khám thai định kỳ giúp mẹ bầu được theo dõi sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu nên tuân thủ lịch khám thai 3 tháng cuối để bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên chính xác để khắc phục tình trạng bụng căng cứng dựa trên sức khỏe của mẹ .

Thường xuyên thay đổi hoạt động

Việc thay đổi tư thế và hoạt động thường xuyên giúp mẹ bầu tránh căng cứng cơ bắp và giảm áp lực lên vùng bụng. Hãy tránh ngồi hoặc đứng quá lâu và thỉnh thoảng di chuyển nhẹ nhàng để cải thiện tuần hoàn và giảm căng thẳng cho cơ thể. Để đảm bảo chất lượng giấc ngủ tốt nhất, nên điều chỉnh mẹ bầu nằm ngửa hoặc nghiêng sang trái để giảm áp lực lên cơ thể.

Giữ tâm trạng thoải mái, thư giãn

Giữ tinh thần lạc quan bằng cách trò chuyện với người thân và bạn bè để giảm căng thẳng. Tâm trạng tích cực sẽ giúp mẹ bầu giảm bớt cảm giác căng cứng và có lợi cho sức khỏe của thai nhi.

Massage bụng nhẹ nhàng

Việc massage bụng nhẹ nhàng có thể giúp giảm căng cứng và tạo cảm giác dễ chịu cho mẹ bầu. Hãy thực hiện các động tác xoa bóp nhẹ nhàng, tránh áp lực quá mạnh, và nên sử dụng các loại dầu dưỡng an toàn cho bà bầu để tăng cường hiệu quả.

Uống nhiều nước và tắm nước ấm

Duy trì việc uống đủ nước mỗi ngày giúp cơ thể mẹ bầu hoạt động tốt hơn và giảm thiểu tình trạng căng cứng bụng. Ngoài ra, tắm nước ấm cũng là một cách thư giãn hiệu quả, giúp cơ thể mẹ bầu giảm căng thẳng và xoa dịu cảm giác khó chịu.

Tránh tiếp xúc với hóa chất gây hại

Trong thời gian mang thai, hạn chế tiếp xúc với các sản phẩm chứa hóa chất như thuốc nhuộm tóc, sơn móng tay để bảo vệ thai nhi khỏi những tác động có hại.

Xây dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho mẹ bầu

Mẹ bầu nên chú trọng đến một chế độ dinh dưỡng đa dạng, bao gồm các nhóm thực phẩm như protein, carbohydrate, chất béo lành mạnh, vitamin, khoáng chất và canxi cho bà bầu.

Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần chú ý theo dõi vì đã gần đến thời điểm chuẩn bị sinh. Đặc biệt, các mẹ có tiền sử sinh non, sảy thai khi thấy những cơn gò bất thường phải nhanh chóng đến bệnh viện để được theo dõi ngay.

>> Tham khảo thêm:

  • Mẹ bầu nên ăn gì để chuyển dạ nhanh?
  • Danh sách đồ sơ sinh cho bé đầy đủ và tiết kiệm nhất - 9 món

Mang thai tháng thứ 8 cần chú ý những gì?

Mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng không phải là dấu hiệu nguy hiểm. (Nguồn: Sưu tầm)

Mang thai tháng thứ 8 cần chú ý những gì?

Chỉ còn khoảng 4 tuần nữa thôi, hành trình mang thai của mẹ sẽ kết thúc tốt đẹp, mẹ có thể đón con chào đời trong niềm vui và hạnh phúc rồi. Trong thời điểm quan trọng này, theo Parenting, mẹ cần lưu ý:

  • Duy trì chế độ ăn lành mạnh, khoa học, đủ chất cho cả mẹ và bé.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để bổ sung khoáng chất.
  • Khám thai, thực hiện các bài xét nghiệm, siêu âm theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
  • Đi bộ, luyện tập yoga hoặc các bài tập thể thao nhẹ nhàng với cường độ phù hợp.
  • Thực hiện thai giáo, nói chuyện cùng bé cưng trong bụng nhiều hơn, để bé dần quen với giọng nói của mẹ.
  • "Công tác tư tưởng" với bé lớn hơn, để bé nhận thức được vai trò làm anh/chị của mình.
  • Chuẩn bị giỏ đồ đi sinh hoàn thiện.
  • Tham gia các lớp thai sản.
  • Lên danh sách tên cho bé.
  • Mẹ vẫn có thể thực hiện "việc yêu" trong giai đoạn này, miễn là mẹ nên chú ý các tư thế đừng cấn vùng bụng quá nhiều cũng như không sử dụng vật thể lạ để đưa vào âm đạo, mẹ nhé.
  • Tránh đi du lịch xa.
  • Hạn chế đến những chỗ đông người để tránh mắc phải các bệnh về đường hô hấp như: cảm lạnh, cảm cúm,..
  • Không đi giày cao gót.
  • Không nhuộm tóc, sơn móng tay hoặc tiếp xúc với các hóa chất độc hại nào khác.

Mang thai tháng thứ 8 cần chú ý những gì?

Hãy đi khám bác sĩ nếu có các triệu chứng co thắt tử cung bất thường. (Nguồn: Sưu tầm)

Những câu hỏi thường gặp về bụng bầu tháng thứ 8

Tại sao khi mang thai bụng lại cứng?

Thai nhi phát triển trong tử cung, nằm ở khoang chậu giữa bàng quang và trực tràng. Khi thai nhi lớn lên, tử cung cũng bắt đầu mở rộng, dẫn đến việc vòng bụng của mẹ bầu to lên. Sự gia tăng kích thước của tử cung tạo áp lực lên ổ bụng, gây ra cảm giác căng cứng bụng trong thai kỳ. Đây là nguyên nhân chính khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy bụng của mình căng cứng hơn trong suốt quá trình mang thai.

Khi mang thai bụng có cảm giác như thế nào?

Khi mang thai, mẹ bầu thường có cảm giác râm ran hoặc co bóp ở khu vực tử cung. Những cảm giác này có thể tương tự như cảm giác đau bụng trong kỳ kinh nguyệt. Cơn đau bụng khi mới mang thai là triệu chứng phổ biến trong giai đoạn đầu, có thể tạo ra cảm giác giống như những cơn đau bụng mà mẹ thường trải qua mỗi tháng. Sự thay đổi này chủ yếu là do sự phát triển của tử cung và sự thích nghi của cơ thể với thai kỳ.

Trong quãng thời gian mang thai, việc bụng trở nên căng cứng ở tháng thứ 8 không luôn đồng nghĩa với nguy hiểm. Tuy nhiên, việc theo dõi và kiểm tra sự thay đổi của cơ thể cùng với sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế là quan trọng. Đừng ngần ngại khi cần sự tư vấn chuyên nghiệp để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Nhớ rằng, mỗi trường hợp có thể khác nhau, và việc chăm sóc sức khỏe trong thai kỳ luôn cần sự chú ý và quan tâm đặc biệt.

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề tại Chăm sóc trong thai kỳ, bố mẹ có thể quan tâm:

  • Ra dịch nhầy màu hồng khi mang thai tháng cuối - Dấu hiệu sắp sinh?
  • Nhìn bụng biết có thai như thế nào? Cách nhận biết có thai
  • Mách mẹ cách chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ và bé

Mẹ đã nghĩ ra tên cho bé nhà mình chưa? Nếu chưa, hãy cùng Huggies tham khảo cách đặt tên cho con nhé:

  • Tên ở nhà cho bé trai, bé gái
  • Đặt tên cho con gái
  • Đặt tên con trai hay

Nguồn tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/321659

Bố mẹ tìm kiếm nhiều nhất:

tã dán sơ sinh Huggies, Huggies newborn, tã dán Huggies size s, tã dán Huggies size m, miếng lót sơ sinh Huggies 100 miếng, tã quần Huggies size m, Huggies platinum, tã dán Huggies platinum, tã quần Huggies platinum

Từ khóa » Cứng Bụng Tử Cung