Thai Gò Nhiều ở Tuần 28 Có Nguy Hiểm Không? - Con Cưng
Có thể bạn quan tâm
Trong suốt thai kỳ, mẹ sẽ thường gặp phải những cơn gò tử cung, đặc biệt là khi thai nhi 28 tuần trở đi. Hiện tượng này báo hiệu điều gì, nếu thai gò nhiều có nguy hiểm không,... Bài viết sau sẽ giải đáp mọi thắc mắc của mẹ. Tham khảo ngay, mẹ nhé!
Cơn gò tử cung theo từ ngữ chuyên môn được gọi là Braxton Hicks, hay còn gọi là chuyển dạ giả. Cơn gò tử cung xảy ra thường kéo dài trong khoảng 30-60 giây và khiến bụng mẹ bầu có cảm giác căng tức. Để hiểu đúng hơn về hiện tượng thai gò, Con Cưng mời mẹ đọc tiếp nội dung sau.
Gò cứng bụng trong thời gian mang thai làm mẹ bầu cảm thấy khó chịu.
Thai tuần 28 gò nhiều có nguy hiểm không?
Việc xuất hiện các cơn gò cứng bụng khi mang thai tuần 28 làm cho nhiều mẹ bầu lo lắng. Nếu các cơn gò xuất hiện bất chợt và kéo dài khoảng 10 giây, mà không biến thành cơn và không tạo cảm giác đau đớn, mà chỉ dừng lại là cảm thấy căng tức vùng bụng dưới, thì đây được xem là các cơn gò sinh lý. Những cơn gò này là bước đầu tiên để tử cung tập luyện cho ngày sinh sắp tới. Cơn gò sinh lý sẽ nhanh biến mất thôi, nên mẹ không cần quá lo lắng mà hãy nghỉ ngơi và thư giãn thật nhiều nhé.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp nếu cơn gò kéo dài và lệch sang một bên, đi kèm theo là một số triệu chứng như: xuất huyết âm đạo, chuột rút, đau lưng, … thì mẹ bầu nên đi khám ngay để được các bác sĩ kiểm tra và tư vấn kịp thời nhé.
Nguyên nhân khiến thai nhi 28 tuần gò nhiều
Việc thai gò nhiều ở tuần 28 có thể là do các nguyên nhân chính sau đây:
- Tử cung chịu áp lực quá lớn: Kích thước và cân nặng của thai nhi 28 tuần phát triển nhiều hơn so với trước đã tạo nên áp lực mạnh hơn. Do đó, đôi lúc mẹ sẽ cảm thấy gò cứng bụng ở giai đoạn này.
- Hệ xương của thai nhi phát triển: Khung xương của thai nhi ở tam cá nguyệt thứ 3 gần như đã phát triển hoàn thiện, chiều dài kích thước của thai nhi cũng có những thay đổi đáng kể. Thời điểm này bé sẽ xoay chuyển nhiều hơn trong bụng mẹ để tìm được vị trí thoải mái nhất. Trong lúc thai nhi chuyển động, mẹ sẽ cảm nhận những cơn gò khó chịu.
- Do tâm lý của mẹ: Khi mang thai, tâm lý của mẹ thường không thoải mái, mà khá lo lắng và cáu gắt. Đây cũng là những nguyên nhân gây ra các cơn gò cứng bụng.
- Táo bón cũng có thể là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai gò nhiều.
Cách giúp mẹ bầu làm giảm cơn gò tử cung khi mang thai tuần 28
Khi thường xuyên gặp các cơn gò sinh lý, mẹ có thể áp dụng một số mẹo nhỏ dưới đây để có thể hạn chế tần suất xuất hiện:
Ăn uống đủ chất
Khi mang thai tuần 28, mẹ bầucần duy trì bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và khoa học để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh.
Chế độ ăn uống hằng ngày của mẹ ngoài thịt cá giàu dinh dưỡng, còn cần thêm các loại thực phẩm nhiều chất xơ như: rau củ, trái cây,... Việc bổ sung chất xơ sẽ giúp mẹ tiêu hóa tốt hơn, giảm được tình trạng táo bón.
Ngoài ra, để phòng ngừa triệu chứng chuột rút trong thai kỳ, mẹ nên bổ sung thêm magie từ các thực phẩm như: yến mạch, hạnh nhân,... Bên cạnh bữa ăn chính, mẹ vẫn nên tiếp tục duy trì thói quen uống sữa bầu để cung cấp đúng và đủ các dưỡng chất cần thiết cho mẹ và thai nhi.
Không làm việc quá sức, nghỉ ngơi hợp lý
Nghỉ ngơi thư giãn hợp lý giúp mẹ giảm các cơn gò
Mẹ nên dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn hằng ngày. Mẹ có thể đọc sách, nghe nhạc, vẽ tranh,... để giảm căng thẳng, áp lực. Các cơn gò sẽ giảm rõ rệt nếu mẹ luôn giữ được tinh thần thoải mái và vui vẻ.
Chườm ấm cho vùng bụng
Tắm với nước ấm hoặc sử dụng một chiếc túi để chườm ấm ở vùng bụng sẽ giúp giãn nở các mao mạch. Việc làm này không chỉ góp phần làm giảm cường độ của các cơn gò ở mẹ bầu, mà còn tạo cảm giác thoải mái và thư thái cho mẹ.
Vận động điều độ và hợp lý
Trong thời gian mang thai, đặc biệt từ tuần thai 28 trở đi, mẹ bầunên duy trì luyện tập các bài thể dục nhẹ nhàng như: đi bộ, tập yoga, ngồi thiền,… Vận động điều độ và khoa học là phương pháp hiệu quả để giúp mẹ giảm các cơn gò ở giai đoạn cuối của thai kỳ.
Như chia sẻ, từ tuần thai thứ 28 trở đi, thai gò nhiều và tần suất sẽ dày hơn nữa trong các tuần cuối của thai kỳ. Để hạn chế cảm giác khó chịu và hiện tượng này, mẹ hãy áp dụng các cách thức trên, mẹ nhé! Và để tiếp tục chuẩn bị thật tốt cho những tuần thai cuối, mẹ còn chờ gì mà không cập nhật các nội dung khác tại App Con Cưng, hoặc tại website www.concung.com. Con Cưng đã chuẩn bị rất nhiều kiến thức hay và bổ ích để mẹ tìm hiểu.
Từ khóa » Cứng Bụng Tử Cung
-
Hiểu đúng Về Các Cơn Gò Tử Cung | Vinmec
-
Nhận Biết Về Cơn Gò Tử Cung | Tâm Anh Hospital
-
Hiểu đúng Về Cơn Gò Tử Cung Và Cách Phân Biệt Với Thai Máy
-
Phân Biệt Cơn Gò Chuyển Dạ, Cơn Gò Sinh Lý Và Thai Máy | Vinmec
-
Bụng Dưới Cứng Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Bụng Căng Cứng Có Phải Sắp Sinh Không? - Hello Bacsi
-
Bụng Dưới To Và Cứng Nguyên Nhân Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Cơn Gò Tử Cung - Dấu Hiệu, Phân Loại Và Cách Xử Trí Mẹ Bầu Cần Nên ...
-
Tìm Hiểu Về Cơn Gò Tử Cung Cơn đau Bụng - Bệnh Viện Thu Cúc
-
️ 5 Kiểu Cơn Gò Tử Cung Trong Thai Kỳ Và ảnh Hưởng Của Chúng
-
Cơn Gò Khi Mang Thai: Bác Sĩ Hướng Dẫn Phân Loại Và Cách Giảm đau
-
Thai 38 Tuần Gò Cứng Bụng Có Nguy Hiểm Hay Không? - MarryBaby
-
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT CÁC CƠN GÒ TRONG THAI KỲ
-
Mang Thai Tháng Thứ 8 Bụng Căng Cứng Có Nguy Hiểm? - Huggies