Mạng Xã Hội Việt Nam: Vì Sao Twitter Không Thịnh Hành?
Có thể bạn quan tâm
Tỷ phú công nghệ Elon Musk đã đạt được thỏa thuận mua lại Twitter với giá 44 tỷ USD, nhấn mạnh rằng mục tiêu của ông là thúc đẩy tự do ngôn luận và khai phá tiềm năng phi thường của mạng xã hội này.
Bài hát Sơn Tùng M-TP vừa ra, bị phản đối, có thể phải gỡ
Việt Nam: Mạng xã hội nước ngoài phải 'gỡ bài trong 24 giờ'?
Liệu việc này có khiến người Việt Nam dùng Twitter nhiều hơn không?
Trả lời phỏng vấn của BBC News Tiếng Việt, chuyên gia truyền thông Vũ Bá Thuấn, nhà sáng lập công ty truyền thông Magic Lamp, giảng viên chuyên ngành Marketing và Truyền thông ở nhiều trường Đại học và Cao Đẳng tại TP.HCM cho biết: "Hiện nay ở Việt Nam, Facebook là mạng xã hội có đông đảo người dùng nhất. Instagram cũng đang tăng trưởng rất nhanh."
"Twitter thì ở Việt Nam ít người dùng. Còn Snapchat thì lại càng ít hơn." - ông Thuấn nói.
TikTok 'bùng nổ'
Chuyên gia Vũ Bá Thuấn đánh giá cao sự phát triển của TikTok. Ông cho biết:
"Cá nhân tôi cho rằng tốc độ tăng trưởng của TikTok hiện nay rất ấn tượng, đặt biệt là trong giới trẻ."
"Khi TikTok bắt đầu du nhập vào thị trường Việt Nam, tôi tham dự các hội thảo của họ và có nhiều nghi ngờ rằng họ là ứng dụng của Trung Quốc thì sẽ không phát triển. Như WeChat của Trung Quốc một thời cũng rất rầm rộ khi mới vào Việt Nam nhưng sau đó thì rút lui không kèn không trống vì không tăng trưởng được."
"Lúc đầu giới chuyên gia cũng nghĩ TikTok cũng sẽ đi theo vết xe đổ của WeChat, nhưng thật bất ngờ là ba năm nay TikTok đã phát triển tới một mức độ không thể kiềm chế được."
Mạng xã hội nước ngoài sẽ phải 'gỡ bài vi phạm trong 24 giờ'?
Mạng xã hội VN thay Facebook: Khó và dễ
VN muốn kiểm soát chặt hơn nữa Facebook và Google?
Theo thống kê của của hãng nghiên cứu thị trường Statista, Việt Nam nằm trong top 10 thế giới về sử dụng Facebook trong năm 2021 với hơn 65 triệu người dùng, chiếm gần 70% dân số cả nước.
Người anh em Instagram cùng thuộc công ty mẹ Meta với Facebook đạt gần 8 triệu người sử dụng tại Việt Nam.
Nền tảng TikTok, tuy chỉ mới ra mắt tại Việt Nam vài năm gần đây nhưng đã tăng trưởng với tốc độ chóng mặt và đạt mức 20 triệu người dùng, trong đó phần lớn là thế hệ trẻ Gen Z (những người sinh từ năm 1995 đến 2012).
Theo một cuộc khảo sát về người dùng Internet được thực hiện tại Việt Nam vào quý 4 năm 2021 của Statista, tỷ lệ người dùng TikTok trong Thế hệ Z là 62%.
Trong khi đó, Twitter ở Việt Nam chỉ có khoảng hơn 1 triệu người dùng.
Người Việt dùng mạng xã hội để làm gì?
Theo chuyên gia Vũ Bá Thuấn, người dùng mạng xã hội ở Việt Nam chia thành thành 2 nhóm chính: gồm nhóm các doanh nghiệp, các công ty, thương hiệu, các nhà quảng cáo dùng mạng xã hội để marketing, quảng bá sản phẩm và nhóm người dùng với mục đích cá nhân.
"Đối với nhóm người dùng cá nhân, một trong những lý do chính mà họ dùng mạng xã hội là để tương tác với người thân, bạn bè, là cái mà Facebook vốn đã rất thành công." - theo ông Thuấn.
Du nhập vào Việt Nam đã hơn một thập niên, Facebook đã trở nên quen thuộc với người dân Việt Nam. Người dùng ở mọi lứa tuổi đều có tài khoản trên Facebook và truy cập hàng ngày với nhu cầu chia sẻ và cập nhật thông tin.
Facebook 'kết nối người Việt'
Do tâm lý đám đông, trên mạng xã hội càng tìm kiếm, hay chia sẻ nhiều thông tin gây tác động đến xã hội, thì mạng xã hội đó lại càng được nhiều người biết đến.
Trong khi tính năng hội nhóm của Facebook kết nối rất nhiều người Việt có chung một mối quan tâm thì thật khó có thể thuyết phục một ai đó sử dụng Twitter khi họ chỉ có một vài người bạn hoặc thậm chí là không quen ai sử dụng mạng xã hội này.
Anh Huy Mân, 31 tuổi, làm trong ngành công nghệ thông tin ở Đà Nẵng, Việt Nam nói với BBC: "Tôi chủ yếu dùng Facebook, Instagram và 9gag để liên lạc với người thân, bạn bè và xem tin tức. Còn Twitter thì không vì tôi không có lý do để dùng".
Giải trí và thu nhập
Lý do thứ hai mà chuyên gia truyền thông Vũ Bá Thuấn đề cập trong nhóm người dùng mạng xã hội là đề phục vụ cho nhu cầu giải trí.
"TikTok là một nền tảng hoàn toàn phù hợp cho việc giải trí. Người ta lên TikTok không phải để kết nối với bạn bè, bà con dòng họ mà đơn thuần là để giải trí." - ông Vũ Bá Thuấn nói.
Người Việt cũng có xu hướng lưu trữ thông tin trên mạng xã hội càng lúc càng nhiều, ví dụ như dùng Facebook để đăng những tấm hình chụp.
"Thay vì lưu vào điện thoại hoặc đâu đó. Tính năng "ngày ngày năm xưa" của Facebook là một nơi lưu trữ rất tốt, miễn phí và không giới hạn."
Chuyên gia Thuấn nói thêm: "Thứ tư là nhu cầu tạo ra thu nhập. Người ta sử dụng mạng xã hội để tạo ra thu nhập, đầu tư như một kênh kinh doanh".
Thời đại livestream và bán hàng online lên ngôi, đặc biệt dưới tác động của dịch Covid từ năm 2019 đến nay, qua các lần giãn cách xã hội khiến livestream trên Facebook đã trở thành kênh bán hàng, tiếp thị chính của các nhãn hàng từ nhỏ đến lớn.
Tính tiện dụng, tương tác trực tiếp giúp người bán hàng vừa có thể giới thiệu sản phẩm vừa có thể trực tiếp tiếp nhận những phản hồi tích cực/tiêu cực từ người tiêu dùng. Trào lưu "chốt đơn" thịnh hành trên mạng xã hội cũng từ bán hàng online mà ra.
Thêm một lý do mà chuyên gia Thuấn đề cập đến là nhiều người Việt Nam dùng mạng xã hội tạo sự hiện diện, đánh bóng tên tuổi, sống ảo hoặc tạo dựng thương hiệu.
"Trong thời đại công nghệ nếu như không đăng một bài trên Facebook hoặc một clip trên Tiktok thì người ta không biết rằng mình tồn tại. Chẳng hạn lễ 30/4 sắp tới, nếu đi chơi ở Đà Lạt, Phan Thiết,... có người sẽ đăng những tấm hình để chứng tỏ sự hiện diện, báo cáo cho mọi người biết là họ đang tồn tại và tồn tại rất tốt."
Vì sao Twitter bị thờ ơ?
Theo chuyên gia Bá Thuấn, người có 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông xã hội, một trong những lý do chính khiến Twitter không phổ biến tại Việt Nam là phiên bản tiếng Việt của Twitter ra hơi chậm.
"Khi Facebook vào Việt Nam khoảng cuối năm 2008, thì Twitter cũng bắt đầu thâm nhập Việt Nam và các nước Đông Nam Á."
"Tôi bắt đầu sử dụng Twitter từ những năm 2013, 2014, lúc đó vẫn toàn là bản tiếng Anh, không được Việt hóa nên mọi người sử dụng rất khó. Sau này khi Twitter ra bản tiếng Việt thì thói quen của người tiêu dùng đã khác. TikTok vừa vào Việt Nam là phát hành ngay bản tiếng Việt, không có phiên bản Trung Quốc nào ở đây cả."
"Ngoài ra, Twitter không phải là mạng xã hội theo kiểu liên kết, mà theo kiểu thông tin. Tức là một người đăng thông tin lên và những người khác sẽ vào đấy theo dõi. Nó khác với ở Facebook, nơi anh đăng thông tin và tôi cũng đăng thông tin, hai chúng ta trao đổi thông tin với nhau."
"Đặc tính của người Việt mình là cũng hơi "nhiều chuyện", nên họ thích kiểu tám, trao đổi, mang tính hai chiều, thay vì lên mạng xã hội để theo dõi thông tin của người khác thì họ muốn người khác cũng đọc thông tin của mình. Giai đoạn đầu khi Facebook mới vào, ở Việt Nam mọi người có thói quen đếm Like, đếm Share còn Twitter thì không có được cái này. Twitter dành cho những người nổi tiếng một chút thì người ta mới follow."
"Theo tôi đánh giá mô hình của Twitter ở Việt Nam khó thành công vì cách người Việt Nam tương tác vẫn xunh quanh các mối quan hệ cá nhân bạn bè, gia đình, chứ cũng chưa hoàn toàn cởi mở trong việc tương tác các thông tin đại chúng."
Cũng theo chuyên gia Thuấn, hoạt động marketing của Twitter ở Việt Nam cũng tương đối hạn chế.
"TikTok khi vào Việt Nam đổ rất nhiều tiền vào quảng cáo, tổ chức nhiều sự kiện, mời rất nhiều KOL (người có sức ảnh hưởng), KOC (người tiêu dùng có sức ảnh hưởng) hoành tráng, gửi thư mời các agency tham gia các chương trình challenge (thử thách). Chỉ cần bạn tạo một tài khoản quảng cáo trên TikTok thì hai ngày sau đã có người gọi điện hướng dẫn tận tình." - ông Thuấn nói với BBC.
Thu hút người dùng
Cùng với TikTok, để duy trì độ phủ sóng, Meta và Google được cho là sẵn sàng chi trả một mức phí nhất định với người nổi tiếng ở Việt Nam để thu hút người dùng.
Game thủ chuyên nghiệp Đinh Dương Thành của đội tuyển D'xavier, niềm hy vọng Vàng của làng thể thao điện tử Việt Nam ở SEA Games 31 bộ môn PUBG Mobile đang là một trong những đối tác của Facebook về mảng gaming (trò chơi) tại Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn của BBC News Tiếng Việt, Thành tiết lộ Facebook Gaming ký hợp đồng trực tiếp với Thành và trả một mức lương nhất định để thành livestream nội dung game trên trang Facebook có gần 100.000 người theo dõi.
"Mình livestream 4-5 tiếng 1 ngày, mỗi lần dao động từ 300-1000 người xem cùng một lúc".
Thành cho biết ngoài Facebook thì game thủ này chỉ dùng TikTok để giải trí, còn Twitter thì không, do không có nhiều người theo dõi trên mạng xã hội này.
"Đa phần người Việt Nam sẽ ưa chuộng những ứng dụng giải trí đơn giản nên ko biết đến Twitter nhiều. Trong tương lai thì nếu các ứng dụng khác không tốt nữa mà nếu Twitter tốt hơn thì mình sẽ suy nghĩ và có thể chuyển qua sử dụng". - Thành cho biết.
Trong khi đó, Twitter hầu như không có động tĩnh quảng cáo nào.
"Không đẩy quảng cáo thì người Việt Nam không biết đến và đón nhận là điều dễ hiểu." - chuyên gia Bá Thuấn nói.
"Đây là một bài toán hai chiều. Khi không có nhiều người dùng Twitter, thì các nhà quảng cáo sẽ không nhảy vào, những người làm nội dung liên quan tới mạng xã hội cũng không không lăng xê làm gì. Không có các nhà quảng cáo thì các doanh nghiệp cũng không biết được, và người tiêu dùng cũng không quan tâm."
Bị biến tướng?
Với những tính năng riêng biệt như chỉ cho đăng tải 280 ký tự, tính bảo mật cao và quyền được tự do ngôn luận, Twitter được coi là nơi bày tỏ quan điểm về các vấn đề chính trị, tài chính, công nghệ… trên toàn cầu. Các nhà chính trị, người nổi tiếng, nhà báo... coi đây là sân chơi lâu bền để bày tỏ quan điểm về các sự việc đang diễn ra.
Còn ở Việt Nam, lại có hiện tượng nhiều người đã lợi dụng để biến Twitter thành vùng đất màu mỡ cho nội dung người lớn.
"An toàn - bảo mật - xác thực" là ba tiêu chí của Twitter. Mạng xã hội với logo chim xanh này nêu rõ mục đích sử dụng cho người dùng là phục vụ cho các cuộc trò chuyện công khai: "Quy tắc của chúng tôi là đảm bảo tất cả mọi người có thể tham gia vào các cuộc trò chuyện công khai một cách tự do và an toàn."
Vì vậy, việc người dùng Twitter có quyền đăng tải nội dung 18+ và bàn luận về điều đó .
Với độ bảo mật thông tin tuyệt mật trên Twitter, người dùng có thể tạo ra một tài khoản nặc danh và tìm kiếm, mua bán những nội dung đồi trụy, hoặc tìm kiếm các sugar daddy/ sugar baby mà không lo sợ bị kiểm duyệt.
Do chủ đề có tính nhạy cảm, BBC trích lời một người dùng Twitter giấu tên ở Việt Nam:
"Không phải Twitter không phổ biến ở Việt Nam, mà phổ biến theo hình thức khác. Nói tới "chim xanh" là biết trên đó toàn video ngắn, hình ảnh 18+".
Minh Tùng (tên nhân vật đã được thay đổi), 27 tuổi cho biết: "Trên Twitter nội dung xxx ko bị kiểm duyệt, hoặc thi thoảng cũng có nhưng không xuể nên nội dung này vẫn tràn lan."
Chính sách kiểm duyệt
Trong khi các mạng xã hội trong Việt Nam như Zalo, Lotus… thường chịu sự quản lý của cơ quan Nhà nước, thậm chí được sử dụng để cung cấp thông tin chỉ đạo, điều hành của chính quyền tới người dân thì các mạng xã hội nước ngoài có hệ thống kiểm duyệt riêng của họ.
Facebook và Instagram có chính sách kiểm duyệt nội dung rất chặt chẽ, bao gồm việc thuê một đội ngũ kiểm duyệt nội dung riêng cho thị trường Việt Nam với hàng trăm nhân viên làm việc 24/7 tại các quốc gia như Thái Lan và Malaysia.
Những nhân viên kiểm duyệt này từ chối phỏng vấn của phóng viên BBC News Tiếng Việt vì đã ký cam kết bảo mật thông tin.
Người dùng Facebook và Instagram nếu chia sẻ những nội dung độc hại như gắn mác 18+ ngay lập tức sẽ bị "trừng phạt", nhẹ thì bị chặn chia sẻ, chặn bình luận, nặng sẽ bị khóa tài khoản trong một thời gian nhất định.
TikTok cũng có một đội ngũ nhân viên kiểm duyệt nội dung tại TP.HCM để tránh việc phát tán các video vi phạm thuần phong mỹ tục như khiêu dâm, ảnh khỏa thân, hình ảnh phản cảm, chửi tục, livestream trái phép và vi phạm bản quyền.
Việt Nam đang chuẩn bị ban hành quy định mới, có thể bao gồm yêu cầu các mạng xã hội nước ngoài gỡ bỏ "nội dung, dịch vụ vi phạm chậm nhất là 24 giờ kể từ thời điểm có yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông".
Theo số liệu từ Bộ Truyền thông và Thông tin Việt Nam, trong quý đầu tiên của năm 2022, Facebook đã tuân thủ 90% yêu cầu gỡ bỏ của chính phủ, Alphabet, công ty sở hữu YouTube và Google tuân thủ 93% và TikTok tuân thủ 73%.
Facebook có 'gỡ tài khoản theo yêu cầu của Việt Nam'?
Facebook 'không có ý kiến về chặn thông tin xấu'
Tương lai nào cho Twitter ở Việt Nam?
Một trong những lời hứa của tỷ phú công nghệ Elon Musk khi mua lại Twitter là biến mạng xã hội này trở thành một nền tảng truyền thông không kiểm duyệt. Ý tưởng về "quảng trường tự do ngôn luận" của ông Musk, người giàu nhất thế giới đang dấy lên nhiều tranh cãi.
Chuyên gia Bá Thuấn nói với BBC: "Có nhiều người thần tượng Elon Musk và ngay bản thân tôi cũng có thể tính là như vậy. Tôi cũng rất kì vọng vì kiểu làm của Elon Musk là không phải vì tiền mà muốn thay đổi thế giới. Twitter bây giờ đã chuyển thành công ty tư nhân nên sẽ không cần họp cổ đông, bàn lợi nhuận xem thị trường này lợi hơn thị trường kia… Đây là cơ sở để tin tưởng về sự thành công của Twitter trên thế giới. Với một người phi thường như Musk thì với Twitter ông ấy chắc chắn sẽ làm được."
"Còn ở thị trường Việt Nam, Twitter sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với Facebook và nền tảng Tiktok. Twitter không phải là một cái mới mẻ mà vốn có sẵn. Người ta đã biết đến Twitter rồi nhưng không thấy nó hay, thì việc thuyết phục người ta quay lại sẽ khó hơn là Tiktok, vốn làm tốt việc kích thích sự tò mò khi mới xuất hiện."
"Nếu Musk có thể xây dựng được một đội ngũ nhân sự có thể Việt hóa được Twitter theo văn hóa bản địa từ các phiên bản thiết kế, cách xây dựng nội dung và đẩy mạnh truyền thông, hỗ trợ nhiều hơn cho các doanh nghiệp và người dùng như Facebook và Tiktok thì tương lai của Twitter ở Việt Nam sẽ sáng hơn rất nhiều."
"Thêm nữa việc tích hợp NFT (Non-fungible token) là một loại tài sản số sử dụng công nghệ blockchain (chuỗi khối) - tương tự như Bitcoin) và metaverse hay bitcoin vào Twitter cũng có thể mang lại lợi thế cho Twitter."
"Musk cuồng tiền số và tôi tin chắc rằng Musk sẽ đưa hệ sinh thái NFT và tiền số vào Twitter. Ông ấy từng nhắc đến về một chiếc điện thoại đào coin, một chiếc ô tô đào coin. Thử tưởng tượng tất cả mọi thứ được tích hợp và mua bán, và nếu tham vọng của Musk đủ lớn, sẽ biến Twitter thành một nơi có xu hướng giao dịch tiền số và NFT."
"Trong số 350 triệu người hàng tháng trên thế giới của Twitter có rất nhiều người đam mê công nghệ, và các tài khoản người dùng Twitter chất lượng hơn nhiều so với tài khoản Facebook," ông Thuấn kết luận.
Xem thêm:
Bitcoin: 'Người Việt nên tìm hiểu trước khi tham gia'
Bitcoin là "mỏ vàng" hay "bong bóng"?
Sơn Tùng M-TP ‘sẽ chủ động ngưng phát hành video’ sau tranh cãi
29 tháng 4 năm 2022Việt Nam: Mạng xã hội nước ngoài phải 'gỡ bài trong 24 giờ'?
20 tháng 4 năm 2022Elon Musk mua lại Twitter với giá 44 tỷ USD: Điều gì đang thay đổi?
26 tháng 4 năm 2022Elon Musk: Từ người tự kỷ, bỏ học tiến sĩ, thành tỉ phú giàu nhất thế giới
27 tháng 4 năm 2022
Tin chính
Dọa giết tổng thống: Sóng gió chính trường Philippines chuyển sang cấp độ mới
2 giờ trước'Tôi xem phim khiêu dâm sáng, trưa, chiều, tối'
5 giờ trướcĐường sắt cao tốc Bắc-Nam: Quốc hội chính thức 'bật đèn xanh'
30 tháng 11 năm 2024
BBC giới thiệu
Tô Lâm - Donald Trump: cuộc điện đàm dự báo mối quan hệ
13 tháng 11 năm 2024Tướng công an, quân đội nào thăng tiến khi chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định?
15 tháng 11 năm 2024Quyền lực ở West Palm Beach: Bên trong cuộc hành hương đến dinh thự Mar-a-Lago
12 tháng 11 năm 2024Đức nói với Bộ trưởng Lương Tam Quang: 'Không được tái diễn vụ việc tương tự Trịnh Xuân Thanh'
9 tháng 11 năm 2024‘Cờ ngụy’ và ‘ngón tay thối’ trong bảo tàng quân sự
10 tháng 11 năm 2024Tông xe 'trả thù đời': Những câu hỏi về xã hội Trung Quốc
13 tháng 11 năm 2024Lý do bầu chủ tịch nước mới mà không để Tổng Bí thư Tô Lâm kiêm nhiệm
22 tháng 10 năm 2024Tiếp cận băng người Việt buôn người: bán suất ‘ưu tiên’ vượt eo biển Manche
29 tháng 10 năm 2024Radar trên đảo Tri Tôn: Trung Quốc có thể do thám miền Trung Việt Nam và xa hơn?
27 tháng 10 năm 2024
Đọc nhiều nhất
- 1'Tôi xem phim khiêu dâm sáng, trưa, chiều, tối'
- 2Dọa giết tổng thống: Sóng gió chính trường Philippines chuyển sang cấp độ mới
- 3Đường sắt cao tốc Bắc-Nam: Quốc hội chính thức 'bật đèn xanh'
- 4Hoa Kỳ chấp thuận bán vũ khí trị giá 385 triệu USD cho Đài Loan
- 5Nhân sự cấp cao Việt Nam: những gương mặt mới thăng tiến là ai?
- 6‘Anh đã lừa em… anh xin lỗi vì điều đó’: Chính trị gia người Anh chết hai lần
- 7Vụ ám sát John F. Kennedy đã giúp The Beatles chinh phục nước Mỹ?
- 8'Con tôi khóc khi tôi giết chó làm thịt'
- 9Derek Trần: dân biểu liên bang gốc Việt đầu tiên của California là ai?
- 10Quốc hội họp: các vị trí lãnh đạo cấp cao nào thay đổi? Ai sẽ thăng tiến?
Từ khóa » Google Dịch Tiếng Việt Sang Tiếng Thái Lan
-
Nữ TikToker Xinh Như Hoa Hậu Hút Triệu View Chỉ Nhờ Nói Tiếng Anh ...
-
[ELLE Voice] Tái định Nghĩa Cách Học Trong Thời đại Mới
-
Yêu Tiếng Việt, Như Một Liều Thuốc Chữa Lành
-
Kinh Nghiệm đi Châu Âu Hậu Covid-19 Của Gia đình Việt
-
Mắt Kính Phiên Dịch "kỳ Diệu" Của Google
-
Khách Tây Dùng Google Dịch Bắt Chuyện Với Cô Gái, Ai Ngờ Nhận ...
-
Thủ đô Thái Lan Sẽ Có Tên Mới Dài Nhất Thế Giới
-
Kinh Nghiệm đi Châu Âu Hậu Covid-19 Của Gia đình Việt
-
ESPN: 'Ai Thắng Trận Việt Nam - Thái Lan Nhiều Khả Năng Vô địch ...
-
Thành Công Và Phản ứng Từ Chuyến Thăm Hoa Kỳ Của Thủ Tướng Phạm Minh Chính
-
Hang Sơn Đoòng Của Việt Nam được Tôn Vinh Trên Google Tìm Kiếm
-
Phóng Viên Quốc Tế: "SEA Games 31 Khiến Tôi Bắt đầu Thấy Yêu Việt ...
-
Cách ứng Dụng Học Tiếng Anh Babilala Phát Triển Trong đại Dịch
-
Thiền Sư Nhất Hạnh Là Người đánh Khẽ Tiếng Chuông Tỉnh Thức Cho Thế Giới