Mảnh Thủy Tinh Cứa đứt Mạch Máu Cổ Tay Bé Trai 6 Tuổi - VnExpress
Có thể bạn quan tâm
Trẻ được gia đình đưa vào bệnh viện gần nhà sơ cứu, sau đó chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng da nhợt, các ngón tay tím tái không cử động được. Bác sĩ vi phẫu cấp cứu ngay trong đêm 10/6.
Bác sĩ Lê Tuấn Anh, Phó khoa Chỉnh hình Nhi cho biết, khi mở băng cấp cứu kiểm tra vết thương vùng cổ tay phải của bệnh nhi, các bác sĩ nhận thấy tình trạng tổn thương rất nghiêm trọng. Trẻ bị đứt toàn bộ động mạch quay, động mạch trụ, thần kinh giữa, thần kinh trụ, đứt gân gấp 4 ngón tay. Nếu không được phẫu thuật kịp thời, nguy cơ cao phải cắt bỏ bàn tay phải của bệnh nhi.
Ca vi phẫu kéo dài 3 giờ. Các bác sĩ đã nối động mạch quay, động mạch trụ, các dây thần kinh và gân gấp giữa các ngón tay.
Theo các bác sĩ, đây là ca phẫu thuật tương đối khó khăn vì các động mạc rất nhỏ, bệnh nhi lại bị đứt cả hai động mạch. Nếu động mạch không được nối kịp thời, bàn tay không có máu nuôi dưỡng đủ sẽ dẫn đến hoại tử.
4 ngày sau phẫu thuật, vết thương ở bàn tay trẻ đã khô, đầu ngón tay hồng ấm, sức khỏe tiến triển tốt. Tuy nhiên, để bàn tay có thể cử động như bình thường, trẻ vẫn cần một quá trình phục hồi chức năng.
Tại khoa Chỉnh hình Nhi, mỗi năm, các bác sĩ tiếp nhận rất nhiều trường hợp tai nạn thương tâm ở trẻ nhỏ. Tai nạn do các vật dụng sắc nhọn cứa vào cơ thể như vùng cổ, cổ tay, cổ chân gây đứt động mạch là một trong những trường hợp nghiêm trọng và rất có thể gây ra tử vong ở trẻ nếu không được sơ cấp cứu đúng cách.
Để phòng tránh tai nạn thương tâm xảy ra với các em, bên cạnh việc hướng dẫn, tạo những không gian vui chơi an toàn cho con em mình, cha mẹ cần trang bị các kiến thức sơ cấp cứu các vết thương mạch máu.
Theo đó, khi tiến hành sơ cứu các vị trí như cổ tay, cổ chân phải tuân theo nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Có thể cho bệnh nhân dùng thuốc giảm đau (đường uống).
- Đặt gạc sạch, vải sạch, khăn tay sạch... lên trị trí vết thương sau đó băng ép cầm máu.
- Đưa bệnh nhân tới các cơ sở y tế nơi gần nhất để được thăm khám và điều trị.
Tuyệt đối không được tự ý rửa vết thương vì khi vệ sinh vết thương không đúng cách có thể đưa vi khuẩn và các chất bẩn vào sâu bên trong vết thương.
Lê Mai
Từ khóa » Vỡ Mạch Máu Cổ Tay
-
Cấp Cứu Vết Thương Mạch Máu Kịp Thời Và đúng Cách
-
Vỡ Tĩnh Mạch Nguy Hiểm Thế Nào? | Vinmec
-
Sơ Cứu Vết Thương Mạch Máu | Vinmec
-
Dấu Hiệu Và Cách Xử Trí Bệnh Lý Mạch Máu Ngoại Biên
-
Đứt Mạch Máu, Sơ Cứu Khẩn Ra Sao? - Báo Tuổi Trẻ
-
Bệnh Giãn Tĩnh Mạch Tay Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh
-
Hé Lộ Nguyên Nhân Gây Vỡ Mạch Máu Não Thường Gặp | Medlatec
-
Những Dấu Hiệu Bất ổn Của Mạch Máu
-
Vết Thương Mạch Máu - Bệnh Viện Nhân Dân 115
-
Phẫu Thuật Thành Công Ca đứt động Mạch Cánh Tay - Sở Y Tế Hà Giang
-
Phẫu Thuật Cấp Cứu Kịp Thời Trường Hợp đứt động Mạch Cánh Tay
-
Khắc Phục : Bị Vỡ Mạch Máu Dưới Da - WHEYSHOP.VN
-
Rách động Mạch Chủ (do Chấn Thương) - Cẩm Nang MSD
-
Bệnh Động Mạch Cảnh, Đột Qụy & Thiếu Máu Não Thoáng Qua (TIAs)