Phẫu Thuật Cấp Cứu Kịp Thời Trường Hợp đứt động Mạch Cánh Tay

Khoa Ngoại CT -

Khuya ngày 26/09/2020, Khoa Cấp cứu bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam tiếp nhận bệnh nhân H.V.N 22T (thường trú tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam), vào viện với vết thương phức tạp cánh tay trái (T) do bị chém.

Khám lâm sàng nhận thấy vết thương sâu, chảy máu nhiều, mạch quay (T) không bắt được, các đầu ngón tay tím lạnh, đánh giá vết thương đứt động mạch cánh tay (T), bệnh nhân cần được phẫu thuật cấp cứu nếu không nguy cơ phải cắt bỏ cánh tay là rất lớn.

dut dm1

Vết thương mặt trong cánh tay T

Bệnh nhân sau đó được chuyển mổ cấp cứu. Qua thám sát vết thương đánh giá không thể nối trực tiếp 2 đầu động mạch, các bác sĩ chuyên khoa đã tiến hành lấy đoạn tĩnh mạch hiển lớn ghép nối vào động mạch cánh tay, đồng thời nối vi phẫu thần kinh giữa, thần kinh trụ bị đứt hoàn toàn. Ca phẫu thuật kéo dài khoảng 3 giờ.

Sau phẫu thuật 8 ngày, tình trạng sức khỏe bệnh nhận ổn định, vết mổ khô sạch, bàn tay trái hồng, mạch quay trái rõ.

d

Tay trái sau phẫu thuật 8 ngày

Khi gặp nạn nhân bị vết thương mạch máu, cần nhanh chóng sơ cứu đúng cách để duy trì chức năng sống cho người bệnh.

Sơ cứu vết thương mạch máu:

Tùy theo tính chất chảy máu của từng vết thương mà sơ cứu các biện pháp cầm máu thích hợp như: Băng nút cho vết thương chột, đứt mạch máu ở trong sâu; băng ép cho vết thương dập nát khối cơ lớn...

Đặt garô:

Garô phải được đặt ở chỗ dễ nhìn thấy nhất, gần vết thương nhất, rồi chuyển nạn nhân đến bệnh viện kèm theo phiếu ghi giờ đặt garô.

Khi đặt garô, cứ một giờ nới lỏng garô trong vài phút cho máu chảy xuống nuôi dưỡng phần dưới chỗ bị thương, sau đó lại tiếp tục thắt garô khi máu bắt đầu chảy trở lại.

Chỉ nên đặt garô trong các trường hợp: Chi bị dập nát không còn khả năng bảo tồn; đặt garô ở nơi xảy ra tai nạn, nhưng gần một bệnh viện, thời gian vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện dưới một giờ; đặt tạm thời trong một thời gian ngắn để chuẩn bị mổ.

dut dm3

Kĩ thuật sơ cứu đặt garô mạch máu

Đè ấn động mạch: phương pháp này dùng tay ép chặt động mạch đoạn trên vết thương (gần tim hơn vết thương). Có thể dùng ngón tay hoặc cả nắm tay để ấn động mạch, tùy theo mức độ tổn thương và vị trí ấn.

Băng ép cầm máu: dùng một cuộn băng hay một chiếc khăn gấp nhỏ lại thành một cục đặt lên vết thương và băng ép lên trên để cầm máu, dùng băng cuộn băng chặt quanh chi cho đến khi không thấy máu thấm băng.

Băng ép cầm máu tốt nhất là dùng loại băng chun. Phương pháp này đơn giản dễ thực hiện, có tác dụng cầm máu tốt lại không gây hậu quả xấu đối với vùng bị tổn thương.

dut dm4

Gập chi: gấp mạnh các đoạn chi lại với nhau, cánh tay với thân mình, đùi với bụng, làm cho động mạch bị gấp và bị đè ép giữa các khối cơ bao quanh, có tác dụng cầm máu.

Phương pháp này nhanh, dễ làm, cầm máu tốt. Tuy nhiên sẽ gây đau cho nạn nhân, không làm được lâu, không áp dụng được trong các trường hợp có gãy xương kèm theo.

Tin mới hơn:
  • 27/04/2021 18:46 - Từ triệu chứng khó thở, nói khàn, vào cấp cứu phát…
  • 11/03/2021 17:59 - Nhân một trường hợp tắc động mạch phổi trái và nhá…
  • 01/03/2021 20:18 - Nhân một trường hợp dò động – tĩnh mạch màng cứng …
  • 12/01/2021 17:45 - Cấp cứu thành công ca ngộ độc cyanua tại Bệnh viên…
  • 27/12/2020 09:10 - Nhân một trường hợp bệnh nhân bị máy xay thịt cuốn…
Tin cũ hơn:
  • 29/09/2020 20:12 - Trường hợp thủng hồi tràng do nuốt xương cá
  • 02/09/2020 16:10 - Nhân trường hợp u tế bào khổng lồ đầu trên xương m…
  • 02/09/2020 16:00 - Nhân một trường hợp chấn thương khung chậu/ đa thư…
  • 14/06/2020 09:34 - Nhân trường hợp nối vi phẫu thành công đứt ngón ta…
  • 26/05/2020 18:26 - Nhân hai trường hợp cấy răng thành công răng rơi r…
>

Từ khóa » Vỡ Mạch Máu Cổ Tay