Mất Ngủ Bấm Huyệt Nào để Có Giấc Ngủ Ngon? | TCI Hospital

Bấm huyệt trị mất ngủ được cho là phương pháp có thể giải quyết được tình trạng rối loạn giấc ngủ. Bằng cách xoa bóp các huyệt trước khi ngủ, người bệnh sẽ đi vào giấc ngủ nhanh hơn, đồng thời chất lượng giấc ngủ cũng được nâng cao mà không cần dùng đến thuốc an thần. Vậy mất ngủ bấm huyệt nào để có giấc ngủ ngon hơn, cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Bấm huyệt có tác dụng gì đối với giấc ngủ?
  • 2. Mất ngủ bấm huyệt nào để có giấc ngủ ngon?
    • 2.1 Mất ngủ bấm huyệt nào – Huyệt nội quan
    • 2.2 Huyệt thần môn
    • 2.3 Huyệt tam âm giao
    • 2.4 Huyệt dũng tuyền
    • 2.5 Huyệt phong trí
    • 2.6 Mất ngủ bấm huyệt nào – Huyệt ấn đường
  • 3. Những lưu ý khi thực hiện bấm huyệt chữa mất ngủ

1. Bấm huyệt có tác dụng gì đối với giấc ngủ?

Xuất phát từ Y học cổ truyền của Trung Hoa, bấm huyệt là phương pháp không xâm lấn, an toàn và hiệu quả trong điều trị các bệnh về thể chất và tâm lý, trong đó có chứng mất ngủ.

Bấm huyệt có tác dụng kích thích mạch máu, tăng cường lưu thông khí huyết, giúp làm giảm thời gian, tần suất và cường độ của các cơn đau đầu. Từ đó, người bệnh có thể giảm căng thẳng, giúp dễ ngủ và có giấc ngủ ngon hơn.

Từ trẻ em đến người già hay bệnh nhân ung thư, bấm huyệt đều được chứng minh giúp cải thiện giấc ngủ nói chung và giảm thiểu nhu cầu sử dụng thuốc an thần. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng đặc biệt thích hợp với những những bị mất ngủ do căng thẳng, lo lắng, đau đầu, rối loạn giấc ngủ.

Bấm huyệt giúp dễ ngủ và có giấc ngủ ngon hơn.

Xoa bóp bấm huyệt là một trong những phương pháp hiệu quả giúp dễ ngủ, ngủ ngon và sâu giấc.

2. Mất ngủ bấm huyệt nào để có giấc ngủ ngon?

Bấm huyệt là cách giúp thông kinh hoạt lạc, chữa trị và khắc phục vấn đề rối loạn giấc ngủ khá hiệu quả. Dưới đây là vị trí các huyệt đạo và cách bấm huyệt để người bệnh có một giấc ngủ ngon và trọn vẹn hơn:

2.1 Mất ngủ bấm huyệt nào – Huyệt nội quan

Huyệt nội quan là huyệt ở mặt bên trong cổ tay, nằm giữa hai dây chằng và cách cổ tay khoảng 2 cm. Huyệt này có tác dụng chính là an thần và lưu thông khí huyết.

Cách bấm huyệt nội quan như sau:

Khi bấm vào huyệt nội quan, người bệnh nên xoay tay lại để lòng bàn tay hướng lên trên nhằm xác định được vị trí huyệt. Sau đó lấy ngón tay cái chuyển động tròn theo hướng lên xuống, xoa ấn từ nhẹ tới mạnh trong vòng 10 giây và lặp lại khoảng 10 lần. Nếu thấy vị trí huyệt đau, cần dừng lại và chuyển sang huyệt nội quan ở tay còn lại.

Việc kiên trì thực hiện phương pháp bấm huyệt nội quan sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng suy nhược thần kinh và chứng mất ngủ.

Mất ngủ bấm huyệt nào - Huyệt nội quan

Bấm huyệt nội quan chữa mất ngủ thường gặp ở người bệnh

2.2 Huyệt thần môn

Huyệt thần môn nằm ở vị trí nếp nhăn trên cổ tay, phía bên dưới của ngón út. Huyệt này không chỉ có tác dụng an thần mà còn làm dịu tâm trí, thư giãn cơ thể.

Cách bấm huyệt thần môn:

Dùng ngón tay cái ấn vào huyệt, đồng thời dùng áp lực chuyển động tròn nhẹ nhàng theo chiều lên xuống. Nên giữ và thực hiện động tác này liên tục từ 2 – 3 phút đến khi có cảm giác đau thì dừng lại và chuyển sang huyệt thần môn ở tay còn lại.

Thực hiện bấm huyệt thần môn đều đặn mỗi ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp người bệnh sớm khắc phục được tình trạng mất ngủ.

2.3 Huyệt tam âm giao

Đây là huyệt vị giao hội của 3 kinh âm tại chân, bao gồm can – tỳ- thận nằm ở vị trí cao nhất trên mắt cá chân. Phương pháp bấm huyệt tam âm giao có tác dụng bổ ích cho cả 3 tạng can, tỳ, thận.

Để giúp người bệnh ngủ ngon hơn, nên bấm huyệt tam âm giao như sau:

Ngồi ngay ngắn và đưa hai bàn tay nắm lấy hai cổ chân một cách thoải mái nhất. Lúc này, mỗi bàn tay sẽ tác động vào huyệt tam âm giao ở chân tại cùng một bên. Tiếp tục dùng lực day tròn trên huyệt một cách vừa phải và thực hiện liên tục trong vòng 5 phút trước khi đi ngủ.

Lưu ý đối với trường hợp phụ nữ đang mang thai, tuyệt đối không được áp dụng bấm huyệt tam âm giao vì có thể làm ảnh hưởng tới thai nhi.

2.4 Huyệt dũng tuyền

Huyệt dũng tuyền nằm ở vị trí lõm nhất dưới phần gan bàn chân.

Cách bấm huyệt dũng tuyền như sau:

Để bấm huyệt này, người bệnh có thể ngồi khoanh chân, sau đó dùng ngón tay cái xoa nhẹ từ gót chân tới huyệt cho đến khi bàn chân nóng lên. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể nằm ngửa với gối cao để dùng tay với được tới chân.

Bấm huyệt dũng tuyền thường xuyên có tác dụng thúc đẩy lưu thông khí huyết, từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả, giúp ngủ ngon và sâu giấc.

Bấm huyệt dũng tuyền chữa mất ngủ

Thường xuyên bấm huyệt dũng tuyền giúp thúc đẩy lưu thông khí huyết, từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ.

2.5 Huyệt phong trí

Huyệt phong trì có vị trí nằm ngay dưới mỏm xương đòn chũm sau phía cổ.

Cách bấm huyệt phong trí:

Để cải thiện chứng mất ngủ, kém tập trung, trí nhớ suy giảm hay chóng mặt, người bệnh có thể day huyệt này bằng cách dùng ngón tay cái tạo áp lực và day ấn thành vòng tròn quanh huyệt khoảng 3 – 5 phút.

Ngoài tác dụng cải thiện giấc ngủ, bấm huyệt phong trí còn giúp giảm các triệu chứng hô hấp như ho, căng thẳng, mệt mỏi… Trong khi những triệu chứng này đều có tác động và làm gián đoạn tới giấc ngủ của người bệnh.

2.6 Mất ngủ bấm huyệt nào – Huyệt ấn đường

Ấn đường là huyệt nằm ở trung tâm của đường nối giữa hai đầu chân mày. Đây là một trong những huyệt quan trọng và nhạy cảm nhất trên cơ thể. Ngoài tác dụng giảm mất ngủ, huyệt ấn tượng còn làm ổn định tâm trạng, thông dẫn lưu mắt, mũi và khắc phục tình trạng đau đầu.

Cách bấm huyệt ấn đường như sau:

Khi day bấm huyệt này, người bệnh nên làm nóng tay bằng cách xoa hai bàn tay liên tục vào nhau trước khi thực hiện. Sau đó bấm nhẹ nhàng vào huyệt ấn đường liên tục trong khoảng 20 lần. Lưu ý không nên tác động lực quá mạnh vì đây là huyệt khá nhạy cảm, rất dễ bị tổn thương và có thể gây liệt cơ mặt. Trước khi kết thúc bấm huyệt, nên vuốt nhẹ từ đầu đến cuối lông mày vài lần để thư giãn cơ hiệu quả.

3. Những lưu ý khi thực hiện bấm huyệt chữa mất ngủ

Bấm huyệt là một trong những phương pháp trị liệu chữa mất ngủ từ y học cổ truyền. Tuy nhiên, người bệnh cũng không thể áp dụng một cách tùy tiện mà cần thực hiện một số lưu ý sau:

– Không bấm huyệt cho đối tượng phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai và thời kỳ kinh nguyệt.

– Không bấm huyệt cho người gặp tâm lý bất ổn hay bị kích động mạnh.

– Cắt ngắn móng tay và vệ sinh tay sạch sẽ trước khi thực hiện bấm huyệt nhằm hạn chế tình trạng nhiễm trùng, chảy máu và bầm tím da.

– Tuyệt đối không day bấm huyệt khi đang có vết thương hở.

– Khi áp dụng bấm huyệt trong chữa mất ngủ mạn tính, nên áp dụng đều đặn và phối hợp với các phương pháp khác như ngâm chân, dùng tinh dầu, duy trì chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học… để đạt được hiệu quả tối đa.

Những lưu ý khi thực hiện bấm huyệt chữa mất ngủ

Tuyệt đối không áp dụng phương pháp bấm huyệt cho đối tượng phụ nữ có thai vì có thể làm ảnh hưởng đến thai kỳ.

Những thắc mắc về vấn đề mất ngủ bấm huyệt nào đều đã được giải đáp chi tiết qua bài viết trên. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý, bấm huyệt chỉ là phương pháp giúp hỗ trợ và cải thiện chứng mất ngủ trong thời gian ngắn. Nếu gặp tình trạng mất ngủ kéo dài mà không có dấu hiệu cải thiện, người bệnh cần tìm đến các bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh để được đánh giá tình trạng và có hướng điều trị kịp thời.

Từ khóa » Bấm Huyệt Trị Bệnh Mất Ngủ