Mất Ngủ Kinh Niên Là Gì? Giải Pháp Khắc Phục? - Thuốc Dân Tộc
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG
Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội
Đặt lịch
Tình trạng mất ngủ kinh niên có sức tàn phá ghê gớm với cả sức khỏe tinh thần và thể chất. Hơn nữa, nếu diễn tiến lâu dài nó còn làm tăng nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý mãn tính. Tốt nhất người bệnh nên chủ động thăm khám để có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời và đúng cách.
Mất ngủ kinh niên là gì? Nguyên nhân do đâu?
Mất ngủ kinh niên chính là tình trạng khó ngủ, mất ngủ và ngủ chập chờn kéo dài khoảng hơn 3 tuần. Đây là hiện trạng tương đối phổ biến ở những người lớn tuổi, phụ nữ sau sinh, phụ nữ tiền mãn kinh hay những người có vấn đề sức khỏe đặc biệt.
Thông thường, khi bị mất ngủ mãn tính, người bệnh sẽ phải mất ít nhất 30 phút để có thể đi vào giấc ngủ. Đồng thời, thời gian ngủ chỉ kéo dài được khoảng từ 3 – 4 giờ/ ngày.
Tình trạng này thường đi kèm với một số biểu hiện đặc trưng như:
- Thường xuyên bị thức giấc giữa đêm
- Trằn trọc, khó ngủ
- Buồn ngủ nhưng lại không ngủ được
- Dễ cáu gắt
- Suy giảm trí nhớ
- Khó tập trung
- Luôn cảm thấy buồn bã, chán nản
Mất ngủ kinh niên được các chuyên gia xếp vào hàng bệnh lý. Nếu không có biện pháp điều trị sớm sẽ tác động rất lớn đến tâm lý và sức khỏe người bệnh. Đồng thời nó tạo điều kiện cho nhiều bệnh lý nghiêm trọng xuất hiện.
Tình trạng mất ngủ kinh niên có thể là do một số nguyên nhân sau gây ra:
1. Thiếu hụt Serotonin
Serotonin là một chất trung gian kích thích quá trình sản xuất hormone melatonin. Loại hormone này giúp điều chỉnh chu kỳ và nhịp thức ngủ của cơ thể.
Trường hợp bị thiếu Serotonin thì cơ thể sẽ lâm vào tình trạng trằn trọc, thao thức và rất khó đi vào giấc ngủ. Hơn nữa còn bị ngủ không ngon giấc và dễ thức giấc giữa đêm.
2. Suy nhược thần kinh
Suy nhược thần kinh mô tả tình trạng rối loạn thần kinh có thể do căng thẳng kéo dài hay dư chấn tâm lý nặng nề. Thường kích hoạt khi có các nhân tố kích thích như áp lực công việc, nghiện rượu, stress, thiếu ngủ trong nhiều ngày, suy dinh dưỡng…
Đây cũng là nguyên nhân gây ra các tình trạng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Và đặc biệt là thường xuyên nằm mơ khi ngủ. Ngoài ra, bệnh suy nhược thần kinh còn khiến cơ thể bị nhạy cảm hơn với tiếng động và ánh sáng. Đôi khi chỉ một tiếng động nhỏ cũng có thể khiến bạn bị thức giấc và rất khó để ngủ trở lại.
3. Rối loạn nội tiết tố
Mất ngủ kinh niên ở phụ nữ có thể là do hệ quả của tình trạng rối loạn nội tiết tố. Bên cạnh khả năng điều hòa kinh nguyệt và ham muốn tình dục, sản xuất trứng thì nội tiết tố nữ còn trực tiếp ảnh hưởng tới não bộ và tuyến yên.
Rối loạn nội tiết tố có thể khiến hệ thần kinh trung ương phải chịu áp lực. Bên cạnh đó còn làm giảm chức năng của tuyến yên cùng một số cơ quan khác. Vì vậy mà rất dễ gây ra tình trạng mất ngủ kéo dài, ngủ không sâu giấc, suy giảm trí nhớ, mệt mỏi, kém tập trung…
→Xem thêm: Các món ăn bài thuốc chữa mất ngủ tốt nhất
4. Hệ quả của trầm cảm
Trầm cảm là một trong những bệnh lý tâm thần rất phổ biến hiện hay. Nó đặc trưng bởi sự rối loạn khí sắc. Nguyên nhân có thể là do dư chấn tinh thần nặng nề, căng thẳng, chấn thương não bộ.
Đây cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ kéo dài. Ngoài ra còn khiến cơ thể mệt mỏi, giảm tập trung, mất hứng thú và luôn có nét mặt buồn rầu…
5. Rối loạn giờ giấc sinh hoạt
Tình trạng mất ngủ mãn tính không chỉ xảy ra ở người già mà hiện nay rất nhiều người trẻ cũng đang có nguy cơ cao mắc phải. Người trẻ thường duy trì rất nhiều thói quen xấu trong cuộc sống thường ngày.
Đặc biệt là thường xuyên thức khuya để học tập, làm việc, xem phim, trò chuyện tán dóc… Và còn có xu hướng thức dậy muộn vào sáng hôm sau. Thói quen này kéo dài chính là nguyên nhân gây rối loạn đồng hồ sinh học. Từ đó khiến không ít người trẻ bị mất ngủ kinh niên.
6. Áp lực từ công việc và học tập
Các chuyên gia cho biết, học tập hay làm việc nhiều hơn 8 tiếng/ ngày trong thời gian dài sẽ rất nguy hại. Chúng có thể gây áp lực rất nhiều tới não bộ và hệ thần kinh trung ương. Đây cũng được cho là nguyên nhân khả phổ biến dẫn tới căng thẳng, stress, trầm cảm và mất ngủ kéo dài.
8. Tác dụng phụ của thuốc
Thực tế cho thấy rằng, việc dùng một số loại thuốc điều trị trong thời gian kéo dài rất dễ gây ra tác dụng phụ. Nhất là ở những người có cơ địa nhạy cảm. Tình trạng khó ngủ và mất ngủ kéo dài có thể là hệ quả khi dùng thuốc kéo dài.
Các thuốc dễ gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ nhất bao gồm:
- Thuốc chống trầm cảm
- Thuốc lợi tiểu
- Thuốc hóa trị
- Thuốc chẹn beta
- Thuốc nhuận tràng
9. Hệ quả của một số vấn đề bệnh lý
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mất ngủ kinh niên còn có thể là hệ quả do nhiều vấn đề bệnh lý gây ra. Dưới đây là các vấn đề bệnh lý thường gặp nhất:
- Cường giáp: Tuyến giáp hoạt động quá mức, là nguyên nhân gây tiêu chảy, lo lắng quá mức, rối loạn nhịp tim, đổ nhiều mồ hôi, gây mất ngủ kéo dài.
- Viêm khớp mãn tính: Triệu chứng viêm khớp mãn tính thường bùng phát vào ban đêm khiến người bệnh bị tỉnh giấc và tăng nguy cơ mất ngủ.
- Hen suyễn: Cơn hen cấp thường dễ bùng phát vào ban đêm khiến giấc ngủ bị giãn đoạn và có thể gây mất ngủ kinh niên.
- Tắc nghẽn phổi mãn tính: Các triệu chứng ho, khó thở của bệnh thường xảy ra vào ban đêm ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giấc ngủ.
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Hội chứng này có thể là hệ quả của một số bệnh lý đường hô hấp. Điển hình như phì đại VA hay amidan. Đây là tình trạng dễ khiến bạn bị thức giấc nửa đêm và gặp nhiều khó khăn để có thể ngủ trở lại.
Bên cạnh các vấn đề bệnh lý trên đây thì tình trạng mất ngủ kinh niên còn liên quan đến:
- Trào ngược dạ dày thực quản
- Tiểu đường, tiểu không tự chủ
- Suy tim sung huyết
- Thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ
- Một số bệnh lý da liễu
Tham khảo ngay: Mất Ngủ Khô Miệng: Báo Hiệu Lá Gan Đang Gặp Vấn Đề
Mất ngủ kinh niên có nguy hiểm không?
Mất ngủ kinh niên nếu không sớm can thiệp điều trị thì chứng bệnh này có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng. Phải kể đến như:
- Tăng huyết áp: Mất ngủ kéo dài triền miên sẽ làm tăng áp lực lên tim mạch làm tăng nguy cơ bị huyết áp cao cùng các bệnh lý tim mạch khác.
- Kích thích phản ứng viêm: Mất ngủ kéo dài rất dễ kích thích các phản ứng viêm trong cơ thể.
- Tăng nguy cơ đột quỵ: Ngủ ít hơn 6 giờ/ ngày có thể sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ lên đến 46%.
- Giảm tuổi thọ: Mất ngủ kinh niên có thể làm tăng nguy cơ tử vong đến 58%.
Ngoài ra, tình trạng mất ngủ kinh niên còn gây ra rất nhiều hệ lụy khác như:
- Suy giảm miễn dịch
- Rối loạn kinh nguyệt
- Giảm ham muốn tình dục
- Xuất tinh sớm ở nam giới
- Một số bệnh lý mãn tính khác
Giải pháp khắc phục chứng mất ngủ kinh niên
Bệnh mất ngủ kinh niên ảnh hưởng nghiêm trọng tới cả tinh thần và thể chất. Khi thấy tình trạng mất ngủ kéo dài, bạn nên chủ động thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt để ngăn ngừa tác hại và bảo vệ an toàn cho sức khỏe.
1. Sớm thăm khám bác sĩ
Để xác định rõ nguyên nhân gây mất ngủ kinh niên thì việc sớm tìm gặp bác sĩ được cho là rất cần thiết. Bác sĩ sẽ căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng và tiền sử bệnh lý mà bạn cung cấp để phán đoán nguyên nhân.
Chẩn đoán nguyên nhân chính là yếu tố đóng vai trò vô cùng quan trọng với quá trình điều trị bệnh. Chính vì vậy mà bạn cần chú ý thăm khám trước khi áp dụng bất cứ phương pháp điều trị và cải thiện nào.
2. Điều trị y tế
Bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả chẩn đoán để đưa ra phương án điều trị thích hợp cho từng người bệnh. Đối với chứng mất ngủ kinh niên thì có thể áp dụng một số giải pháp như sau:
– Liệu pháp hành vi nhận thức:
Đây được cho là giải pháp điều trị ưu tiên đối với những người đang bị mất ngủ kéo dài. Liệu pháp hành vi nhận thức có thể giúp cải thiện giấc ngủ. Đồng thời điều chỉnh hành vi cũng như cân bằng cảm xúc.
Các kỹ thuật được dùng phổ biến bao gồm:
- Kỹ thuật nhận thức
- Kỹ thuật thư giãn
- Kiểm soát kích thích
- Ý định nghịch lý
– Sử dụng thuốc ngủ:
Trường hợp người bệnh bị mất ngủ ở mức độ nghiêm trọng kéo dài thì bác sĩ sẽ kê toa thuốc để điều trị. Tùy vào mức độ bệnh cùng các vấn đề liên quan mà có thể dùng thuốc an thần hay thuốc gây ngủ để cải thiện.
Dưới đây là các thuốc được dùng phổ biến nhất:
- Zolpidem
- Doxepin
- Thuốc bổ sung Melatonin
- Temazepam
- Ramelteon
- Diazepam
3. Tận dụng thảo dược tự nhiên
Có rất nhiều loại thảo giúp an thần, tĩnh tâm và dễ ngủ. Cụ thể như trà hoa cúc, cam thảo, gừng, tâm sen…
– Trị mất ngủ kinh niên bằng tâm sen:
- Chuẩn bị tâm sen đem đi phơi khô rồi bảo quản trong hũ thủy tinh dùng dần.
- Mỗi lần dùng lấy 1 ít pha với 500ml nước sôi già và dùng uống trong ngày.
- Mới đầu nên pha loãng để làm quen dần sau đó có thể dùng đặc hơn.
- Lưu ý: Không uống thay nước lọc và cũng không nên dùng tâm sen kéo dài.
– Dùng trà hoa cúc trị mất ngủ kinh niên:
- Cho 5 – 7 bông hoa cúc khô vào ấm.
- Thêm 500ml nước sôi già và hãm ít nhất 15 phút.
- Có thể chia đều làm 2 lần uống/ ngày để mang đến giấc ngủ trọn vẹn.
– Cách dùng cam thảo chữa mất ngủ kinh niên:
- Đun sôi khoảng 250ml nước.
- Thả vài ba lát cam thảo vào và đun thêm 3 – 5 phút nữa.
- Có thể dùng 2 lần/ ngày nhưng đảm bảo không dùng quá 20g cam thảo/ ngày.
4. Dùng thuốc Đông y
Có nhiều bài thuốc Đông y có thể hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ, tùy vào triệu chứng mà lựa chọn bài thuốc điều trị phù hợp:
– Bài thuốc 1:
- Chuẩn bị: 10g phục linh, 10g tri mẫu, 3 lát sinh khương, 10g bá tử nhân, 5g mộc hương, 10g viễn chí, 10g bạch truật, 10g long nhãn, 8g đương quy, 12g đảng sâm, 12g phục thần, 12g táo nhân, 3g đại táo, 5g ngũ vị tử, 3g cam thảo và 5g xuyên khung.
- Thực hiện: Các vị thuốc trên cho hết vào ấm. Thêm 1 thăng nước đun trên lửa nhỏ lấy phân nửa. Loại bỏ bã và chia đều nước thuốc làm 3 lần uống. Sử dụng 1 thang/ ngày.
- Trường hợp áp dụng: Người ngủ mơ màng, dễ thức giữa giấc, ăn uống kém, trí nhớ suy giảm.
– Bài thuốc 2:
- Chuẩn bị: 12g toan táo nhân, 12g long xỉ, 12g xương bồ, 12g phục linh, 12g phục thần, 8g nhân sâm và 8g viễn chí.
- Thực hiện: Các vị thuốc cho vào ấm sắc lấy nước đặc. Loại bỏ bã và chia làm nhiều lần uống. Sử dụng 1 thang/ ngày.
- Trường hợp áp dụng: Người bị mất ngủ kinh niên kèm theo hay mơ thấy ác mộng khi ngủ.
– Bài thuốc 3:
- Chuẩn bị: 12g bá tử nhân, 12g đương quy, 12g nhân sâm, 12g phục thần, 12g phục linh, 8g viễn chí, 8g ngũ vị tử, 8g xuyên khung, 16g hoàng kỳ, 6g nhục quế và 4g chích cam thảo.
- Thực hiện: Các vị thuốc trên đem sắc uống hằng ngày. Chỉ sử dụng 1 thang/ ngày.
5. Thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt
Bên cạnh các giải pháp điều trị thì chuyên gia khuyên rằng người bị mất ngủ kéo dài nên chú ý điều chỉnh lối sống lành mạnh. Bởi đây là cách thiết thực giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn giấc ngủ rất hiệu quả.
Cần thực hiện một số khuyến nghị sau đây:
- Tránh sử dụng các loại thức uống có chứa caffeine và cồn
- Không nên ăn tối sát giờ đi ngủ và chú ý tránh ăn quá no.
- Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tivi… trước khi đi ngủ 1 tiếng
- Không nên suy nghĩ quá nhiều trước khi ngủ
- Thay đổi không gian phòng ngủ, đảm bảo sự thông thoáng và yên tĩnh
- Đối với giấc trưa thì không nên ngủ quá lâu
- Tập thể dục tối thiểu 15 – 20 phút mỗi ngày để giải tỏa căng thẳng
- Tránh tiêu thụ đồ ăn cay nóng, nhiều gia vị hay dầu mỡ. Nên tăng cường rau xanh và trái cây, uống nhiều nước để cải thiện quá trình trao đổi chất.
6. Một số cách giúp dễ đi vào giấc ngủ hơn
Tình trạng mất ngủ kinh niên thường biểu hiện bởi triệu chứng khó đi vào giấc ngủ. Một số giải pháp đơn giản dưới đây có thể giúp bạn cải thiện hiệu quả:
– Ngâm chân bằng nước ấm:
- Đun sôi khoảng 1 lít nước rồi thả 3 – 5 lát gừng vào đun thêm vài ba phút.
- Đổ ra thau thêm 1 chút nước lã cho nguội bớt rồi dùng ngâm chân.
- Có thể kết hợp xoa bóp bàn chân đến khi nước nguội hoàn toàn.
- Nếu không dùng gừng thì bạn cũng có thể dùng tinh dầu.
- Chỉ cần nấu nước sôi pha loãng cho ấm rồi nhỏ vào vài ba giọt tinh dầu và ngâm chân.
– Ngồi thiền:
- Ngồi lên giường ở tư thế thẳng lưng và duỗi chân thoải mái.
- Dùng tay kéo bàn chân phải đặt lên đùi trái và kéo bàn chân trái đặt lên trên đùi phải.
- Lòng bàn chân hướng lên trên còn gót chân thì giữ ép sát vào bụng.
- Hai tay đặt lên đùi phía sát đầu gối và thả lỏng tự nhiên.
- Lưng vẫn giữ thẳng, đầu hơi cúi xuống.
- Trong suốt quá trình ngồi thiền cần chú ý tập trung và tuyệt đối tịnh tâm.
- Mỗi lần nên ngồi thiền tối thiểu là 20 phút.
– Bài tập hít thở trước khi ngủ:
- Khép môi lại nhẹ nhàng, sau đó cố gắng thở ra thật mạnh.
- Tiếp đến hãy từ từ hít vào bằng đường mũi khoảng 4 giây.
- Giữ hơi lại trong đường thở thêm 7 giây nữa.
- Và cuối cũng hãy thở ra chậm rãi trong 8 giây tiếp theo.
- Lặp lại các thao tác trên khoảng 4 lần rồi từ tư tăng chu kỳ hít thở lên.
Mất ngủ kinh niên là tình trạng nghiêm trọng cần dành sự quan tâm đặc biệt. Bên cạnh việc thăm khám và điều trị y tế thì bạn cần chú ý tự chăm sóc tốt tại nhà. Nhiều giải pháp tại nhà đơn giản nhưng lại có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt.
Có thể bạn quan tâm
- Thực phẩm trị mất ngủ – 20 loại bạn nên ăn để dễ ngủ
- Cách chữa mất ngủ cho bà bầu bằng mẹo đơn giản
Từ khóa » Cách Chữa Mất Ngủ Kinh Niên
-
Mất Ngủ Kinh Niên: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
-
Mất Ngủ Mãn Tính (kinh Niên) Nguy Hiểm Thế Nào? | Vinmec
-
15 Cách Trị Mất Ngủ Không Dùng Thuốc Hiệu Quả Tại Nhà
-
Mất Ngủ Kinh Niên: Nguyên Nhân, điều Trị Và Phòng Tránh | TCI Hospital
-
8 Cách Chữa Mất Ngủ Hiệu Quả Nhanh Chóng, đơn Giản Và Tiết Kiệm ...
-
Các Bài Thuốc Chữa Mất Ngủ Kinh Niên Hiệu Quả Nhất
-
Hé Lộ Bài Thuốc Chữa Mất Ngủ Kinh Niên Được Ít Người Biết Đến
-
Điều Trị Bệnh Mất Ngủ Kinh Niên Bằng Phương Pháp Y Học Cổ Truyền
-
Mất Ngủ Kinh Niên: Nguyên Nhân, Biện Pháp Cải Thiện Giấc Ngủ
-
Mất Ngủ Kinh Niên Và Phương Pháp điều Trị Hiệu Quả Không Dùng Thuốc
-
Mất Ngủ Kinh Niên: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục - YouMed
-
Bị Mất Ngủ Mãn Tính Có Những Triệu Chứng Gì, Nguyên Nhân Do đâu
-
10 Mẹo Chữa Mất Ngủ Tại Nhà Kinh Niên Không Dùng Thuốc - Tree Boss
-
Mất Ngủ Mãn Tính Là Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Hiệu Quả