Mất Ngủ ở Người Trẻ Tuổi Và Cách đi Khám điều Trị Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
Mất ngủ là triệu chứng thường gặp ở người cao tuổi, đặc biệt từ 60 tuổi trở lên. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tình trạng mất ngủ không chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi mà có dấu hiệu gia tăng ở người trẻ.
Theo các bác sĩ chuyên khoa giấc ngủ, đại dịch Covid-19 ảnh hưởng tác động trực tiếp đến người trẻ. Họ là đối tượng bị ảnh trực tiếp về việc làm và cuộc sống năng động bị hạn chế nên gây mất ngủ gia tăng.
Mất ngủ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống của người đó như: Tâm lý mất thăng bằng, khẩu vị kém, hiệu suất công việc giảm sút, hay quên, lo âu, trầm cảm, dễ cáu gắt...
Bên cạnh đó, mất ngủ có thể dẫn đến một loạt các hậu quả sức khỏe nguy hiểm như: Tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, trầm cảm, lo âu, Alzheimer, động kinh…
Nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ tuổi
Có tới 50% người trưởng thành cho biết họ đã từng bị mất ngủ vào một thời điểm nào đó trong đời.
Mất ngủ ngắn, nhẹ 1 vài ngày là do:
- Thói quen thức và ngủ bị thay đổi do lịch làm việc hoặc lệch múi giờ.
- Dùng Cà phê, trà, thuốc lá, rượu,... thuốc điều trị hen suyễn hoặc huyết áp, thuốc không kê đơn - chẳng hạn một số loại thuốc giảm đau, dị ứng và thuốc cảm lạnh, các sản phẩm giảm cân chứa caffeine và chất kích thích.
- Ăn quá no, ngủ trưa quá nhiều
- Quá nhiều ánh sáng, tiếng ồn, quá nóng hoặc lạnh
- Các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống, áp lực công việc, học tập, sức khỏe, tài chính hoặc gia đình khiến tâm trí hoạt động nhiều vào ban đêm.
Mất ngủ nặng, kéo dài là do:
- Bệnh cơ thể: Đau do ung thư, tiểu đường, bệnh tim, hen suyễn, cường giáp, Parkinson
- Bệnh tâm thần: Trầm cảm, hưng cảm, rối loạn lo âu, nghiện chất.
Mỗi ngày ngủ bao nhiêu là đúng
Các tổ chức nghiên cứu về giấc ngủ uy tín đã đưa ra các khuyến cáo thời gian ngủ hợp lý theo lứa tuổi:
- Thanh thiếu niên (14-17 tuổi): 8-10 giờ mỗi ngày;
- Thanh niên (18-25 tuổi): 7-9 giờ mỗi ngày;
- Người trưởng thành (26-64 tuổi): 7-9 giờ mỗi ngày;
- Người già (trên 65 tuổi): 7-8 giờ mỗi ngày.
Ngoài đảm bảo thời gian ngủ cần thiết, ngủ sâu và ngon giấc không kém phần quan trọng. Nhiều người đặt tiêu chí chất lượng giấc ngủ quan trọng hơn thời gian ngủ.
Buổi sáng thức dậy, thấy người khỏe khoắn, đầu óc minh mẫn, tinh thần phấn chấn, yêu đời là minh chứng tốt nhất rằng bạn đã có một giấc ngủ ban đêm đạt chất lượng mong muốn.
Hậu quả của mất ngủ kéo dài
Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Thị Hồng Thu, mất ngủ lâu ngày làm tăng nặng các vấn đề trí nhớ, trí tuệ, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, tiểu đường.
Một trong những triệu chứng sớm nhất của nhiều người trầm cảm là mất ngủ. Những người mất ngủ, thiếu ngủ cũng có xu hướng dễ mắc trầm cảm hơn. Mất ngủ và trầm cảm có mối liên hệ sâu sắc với nhau. Mất ngủ ước tính xảy ra ở 75% người lớn trầm cảm.
Trầm cảm nếu không can thiệp sớm sẽ nặng và khó chữa trị, gây thiệt hại cả về thời gian và tiền bạc. Trầm cảm không được điều trị có thể dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng sau: (1) Lạm dụng thuốc ngủ; (2) Lạm dụng rượu, ma túy; (3) Ý tưởng, hành vi tự sát.
Quan hệ giữa giấc ngủ và sức khỏe tâm thần đối với thanh thiếu niên là một con đường hai chiều. Chất lượng ngủ kém có liên quan đến sức khỏe tâm thần kém. Do đó vệ sinh giấc ngủ tốt là điều rất quan trọng.
Điều trị chuyên sâu về mất ngủ bao gồm liệu pháp nhận thức – hành vi giúp thay đổi niềm tin sai lầm và thái độ về giấc ngủ, như lo âu quá mức về kiểm soát thời lượng và chất lượng giấc ngủ.
Nếu sau 10-20 phút lên giường nằm mà vẫn không ngủ thì nên ngồi dậy, ra khỏi giường và làm một việc gì đó.
Do đó phòng bệnh mất ngủ phải được thực hiện ngay từ khi còn trẻ bằng cách làm việc và sinh hoạt khoa học.
Theo đó, người trẻ tuổi cần lên lịch khoa học cho việc học tập, làm việc và có thời gian nghỉ thư giãn. Học tập và làm việc hợp lý, tránh làm việc quá khuya, hạn chế các chất kích thích (cà phê, trà đặc, thuốc lá…) trước khi ngủ nên có một số động tác như tập yoga, đi bộ hay tắm nước ấm...
Điều này sẽ có lợi cho giấc ngủ và giúp bệnh nhân ngủ ngon hơn. Ngoài ra, cần luyện tập đều đặn bằng cách đi bộ nhẹ nhàng và chú trọng vào chế độ ăn uống, dinh dưỡng.
Mất ngủ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như tâm lý, tinh thần, do thói quen sinh hoạt hay áp lực công việc hoặc do lạm dụng các chất kích thích như: cà phê, thuốc lá, mắc các bệnh đau xương khớp, các bệnh dị ứng, suy nhược cơ thể, bệnh thần kinh...
Với người trẻ tuổi khi gặp vấn đề mất ngủ nên đi khám bác sĩ để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị hiệu quả.
Từ khóa » điều Trị Bệnh Mất Ngủ ở Trẻ Em
-
Trẻ Khó Ngủ Thiếu Chất Gì? - Vinmec
-
Điều Trị Rối Loạn Giấc Ngủ ở Trẻ Em - Vinmec
-
Mất Ngủ ở Trẻ Em Nguyên Nhân Vì Sao? | TCI Hospital
-
Liệu Pháp Tự Nhiên Giúp điều Trị Chứng Mất Ngủ ở Trẻ Em - Hello Bacsi
-
Vấn đề Về Giấc Ngủ ở Trẻ Em - Khoa Nhi - MSD Manuals
-
Rối Loạn Giấc Ngủ ở Trẻ Em – Vì Sao Bé Bị Mất Ngủ Vào Ban đêm?
-
Tại Sao Trẻ Em Mất Ngủ? Các Giải Pháp Giúp Trẻ Ngủ Ngon
-
Điều Trị Mất Ngủ, Rối Loạn Giấc Ngủ ở Lứa Tuổi 7-12 Và Vị Thành Niên
-
10 Bước Cho Một Giấc Ngủ Lành Mạnh ở Trẻ Em
-
15 Cách Trị Mất Ngủ Không Dùng Thuốc Hiệu Quả Tại Nhà
-
RỐI LOẠN GIẤC NGỦ Ở TRẺ EM - Health Việt Nam
-
Cách Chữa Mất Ngủ Không Dùng Thuốc ít Người Biết
-
11 Cách Ngủ Nhanh Và Sâu Cho Người Mất Ngủ, Khó Ngủ
-
Điều Trị Chứng Khó Ngủ ở Trẻ Hậu Covid - VnExpress Sức Khỏe