Mất Ngủ Tê Bì Chân Tay Xảy Ra Do đâu, điều Trị Như Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Mất ngủ tê bì chân tay là triệu chứng mà nhiều người đang gặp phải. Hiện tượng này không quá nguy hiểm nhưng nếu lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, thậm chí khiến người bệnh có nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến thần kinh, xương khớp… Do đó, việc tìm ra nguyên nhân và cách điều trị chứng mất ngủ, tê bì chân tay là điều rất cần thiết đối với người bệnh.
Menu xem nhanh:
- 1. Mất ngủ, tê bì chân tay là hiện tượng gì?
- 2. Nguyên nhân nào dẫn đến mất ngủ, tê bì chân tay?
- 2.1 Ngủ sai tư thế
- 2.2 Ảnh hưởng thời tiết
- 2.3 Tác dụng phụ của thuốc
- 2.4 Do ăn uống thiếu chất
- 2.5 Bị thiếu máu
- 2.6 Bệnh nghề nghiệp
- 2.7 Do mắc bệnh lý
- 3. Phương pháp điều trị chứng mất ngủ, tê bì chân tay
- 3.1 Điều trị chứng mất ngủ tê bì chân tay không dùng thuốc
- 3.2 Điều trị chứng mất ngủ tê bì chân tay bằng thuốc
1. Mất ngủ, tê bì chân tay là hiện tượng gì?
Mất ngủ và tê bì tay chân có thể là những triệu chứng độc lập nhưng cũng có thể xảy ra đồng thời, có những mối liên quan nhất định và biểu hiện nhiều vấn đề bất thường của cơ thể.
Mất ngủ có thể làm ảnh hưởng đến não bộ, khiến não không hoạt động và phản ứng chậm. Vì vậy, nếu tình trạng mất ngủ diễn ra thường xuyên và liên tục, người bệnh sẽ có nguy cơ gặp phải các triệu chứng như tê bì chân tay, thiếu tập trung, mất trí nhớ…
Tê bì chân tay là hiện tượng mất cảm giác ở tay và chân. Nguyên nhân có thể do dây thần kinh bị chèn ép khiến tuần hoàn máu đến tay và chân bị gián đoạn. Ngoài ra, tư thế trong khi ngủ không đúng hay một số tình trạng bệnh lý khác cũng có thể tác động và gây ra tình trạng tê bì chân tay.
Đôi khi, tê bì còn kèm theo cảm giác giống như kim châm được gọi là dị cảm. Cũng giống như cảm giác tê, dị cảm có thể xuất hiện trong khi ngủ do một số tư thế ngủ sai. Cả tê và dị cảm đều liên quan đến sự chèn ép dây thần kinh cùng một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
2. Nguyên nhân nào dẫn đến mất ngủ, tê bì chân tay?
Nguyên nhân gây mất ngủ tê bì chân tay có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, thói quen sinh hoạt, các tác nhân từ môi trường bên ngoài hay các bệnh lý là những yếu tố thường gặp gây ra hiện tượng này.
2.1 Ngủ sai tư thế
Trong khi ngủ, nhiều người thường nằm trong tư thế nghiêng mình hoặc nằm ngửa quá lâu mà không chịu trở mình. Thói quen thiếu khoa học này khiến cho các mạch máu và dây thần kinh bị chèn ép, từ đó làm máu khó lưu thông và gây ra tình trạng khó ngủ, mất ngủ, tê bì chân tay.
2.2 Ảnh hưởng thời tiết
Khi gặp thời tiết thay đổi đột ngột, một số người có hệ miễn dịch kém sẽ bị rối loạn cảm giác, khiến cho chân tay nhức mỏi, tê bì kéo dài và dẫn đến tình trạng mất ngủ.
2.3 Tác dụng phụ của thuốc
Một số nhóm thuốc có chứa corticoid (prednisolone, dexamethasone…) hay thuốc kháng viêm không steroid (aspirin, diclofenac…) nếu sử dụng quá liều và không đúng chỉ định của các trường hợp bệnh lý sẽ khiến hệ miễn dịch suy giảm. Đây cũng chính là nguyên nhân xảy ra phản ứng tê hoặc cảm giác nhức nhói khó chịu tại các khớp tay và chân.
2.4 Do ăn uống thiếu chất
Nếu cơ thể không được bổ sung đủ các loại vitamin nhóm B (B1, B6, B12), kali, axit folic, calci… trong thời gian dài sẽ dẫn tới suy giảm thể lực, cơ thể gầy yếu và gây ra chứng tê bì chân tay. Tình trạng này thường gặp ở phụ nữ mang thai, người suy dinh dưỡng, gầy yếu, người già, trẻ em kém ăn…
2.5 Bị thiếu máu
Theo các chuyên gia, não được xem là cơ quan thần kinh trung ương quan trọng. Do đó, mọi sự biến đổi của não dù là nhỏ nhất cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Nếu não bị thiếu máu hay xảy ta tình trạng máu không đưa lên đến não sẽ khiến tay, chân có cảm giác tê, khó chịu kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, mắt mờ…
2.6 Bệnh nghề nghiệp
Những người làm các công việc đặc thù như khuân vác, vận chuyển hàng hóa, người phải đi bộ nhiều hay ngồi lâu một chỗ, ít di chuyển… đều dễ có nguy cơ mắc phải chứng đau nhức, tê bì chân tay.
2.7 Do mắc bệnh lý
Một số bệnh lý như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, chấn thương cột sống, phong tê thấp, viêm khớp, viêm đa rễ thần kinh, viêm đa dây thần kinh… khiến các dây thần kinh bị chèn ép hoặc lệch hướng, từ đó gây đau nhức, khó chịu và cảm giác tê bì. Ngoài ra, các dấu hiệu này còn gặp ở một số đối tượng mắc bệnh xơ vữa động mạch, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu, béo phì…
3. Phương pháp điều trị chứng mất ngủ, tê bì chân tay
Có nhiều phương pháp điều trị chứng mất ngủ, tê bì chân tay được áp dụng phổ biến hiện nay, bao gồm cả việc dùng thuốc và không dùng thuốc nhằm cải thiện triệu chứng.
3.1 Điều trị chứng mất ngủ tê bì chân tay không dùng thuốc
Việc điều trị mất ngủ, tê bì chân tay phụ thuộc còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Để giảm triệu chứng tê bì chân tay trong khi ngủ, người bệnh có thể áp dụng một số cách sau:
– Kê gối hoặc vải mềm lên chân tay khi ngủ. Điều này giúp giảm áp lực tại các khớp và hạn chế tình trạng tê bì.
– Đeo nẹp cổ tay khi ngủ để giúp cố định phần cổ tay ổn định trong suốt quá trình ngủ.
– Nên để dọc tay theo thân mình trong khi ngủ, tránh đặt tay dưới gối vì điều này có thể làm chèn ép dây thần kinh.
– Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin nhóm E, B…
– Nên đổi tư thế ngủ ít nhất một giờ một lần, không nên giữ quá lâu một tư thế khi ngủ.
– Luyện tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày giúp lưu thông khí huyết, chống tê bì chân tay.
– Xoa bóp bàn tay, bàn chân và vận động chân tay nhẹ nhàng trong khoảng 5 – 10 phút trước khi ngủ để thư giãn cơ hiệu quả.
3.2 Điều trị chứng mất ngủ tê bì chân tay bằng thuốc
Một số loại thuốc Tây y có thể giúp làm giảm triệu chứng tê bì chân tay như thuốc giãn mạch ngoại vi, thuốc nhóm NSAIDs… Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định bổ sung các loại vitamin nhóm B qua đường uống hoặc đường tiêm nếu người bệnh thiếu chất.
Nhiều người còn sử dụng thuốc Đông y trong điều trị chứng tê bì chân tay, mất ngủ. Bởi thuốc Đông y có ưu điểm được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên lành tính, mang lại tính an toàn và ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, thời gian điều trị bằng Đông y nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, mức độ bệnh và cơ địa của mỗi người.
Bên cạnh đó, người bệnh cần lưu ý dù sử dụng thuốc Tây y hay Đông y để điều trị cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc điều trị tại nhà. Việc sử dụng thuốc sai cách, không đúng liều lượng có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Trên đây là những nguyên nhân và phương pháp điều trị chứng mất ngủ tê bì chân tay. Nếu như người bệnh cảm thấy mình đang có các triệu chứng tê bì chân tay trong khi ngủ hoặc ngay khi đang vận động, cần lưu ý thăm khám Nội thần kinh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Từ khóa » Khó Ngủ Tê Bì Chân Tay
-
Tê Bì Chân Tay Khi Ngủ, Vì Sao? | Vinmec
-
Mất Ngủ Tê Bì Chân Tay: Tổng Quan, Nguyên Nhân Và điều Trị - YouMed
-
Tê Bì Tay Khi Ngủ - Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Nguyên Nhân Bị Tê Chân Tay ở Người Trẻ Là Do đâu?
-
Mất Ngủ, Tê Bì Chân Tay: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Tê Bì Chân Tay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Hiện Tượng Tê Tay Chân Khi Ngủ Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Do đâu?
-
Tê Bì Chân Tay Khi Ngủ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
-
Tê Bì Tay Chân Có Nguy Hiểm Không? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Tê Bì Chân Tay Khi Ngủ: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Khắc Phục
-
Tê Chân Tay Khi Ngủ Có Nguy Hiểm Không? - Dược Phẩm Vinh Gia
-
Mất Ngủ Vì đau Lưng, Tê Chân Tay
-
Tê Chân Tay Khi Ngủ Là Bệnh Gì? Cách Điều Trị Dứt Điểm
-
Tê Bì Chân Tay Khi Ngủ Là Bị Gì? Cách Điều Trị - Thuốc Dân Tộc