Mất Ngủ, Tim đập Nhanh Cũng Là Dấu Hiệu Bị Thiếu Canxi - Sức Khỏe

Nội dung:
  • 1. Dấu hiệu bị thiếu canxi
  • 2. Cách cung cấp canxi cho cơ thể

1. Dấu hiệu bị thiếu canxi

1.1. Mệt mỏi, căng thẳng

Theo các nhà khoa học, canxi có thể giúp điều chỉnh tâm trạng của bạn, giống như một loại thuốc an thần tự nhiên. Do đó, nếu lượng canxi trong cơ thể càng ít thì bạn sẽ càng hay cảm thấy mệt mỏi, chán nản, dễ cáu kỉnh. Hơn nữa, thiếu canxi còn làm cho bạn cảm thấy thiếu năng lượng, chậm chạp. Do vậy nếu mệt mỏi thường xuyên, hãy nghĩ đến dấu hiệu bị thiếu canxi.

1.2. Mất ngủ

Mất ngủ cũng là một trong những cảnh báo dấu hiệu bị thiếu canxi. Lý do là bởi canxi đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất melatonin, loại hormone giúp con người ngủ ngon. Vì thế mà nếu cơ thể thiếu canxi, bạn khó có thể ngủ sâu giấc.

1.3. Xương, răng yếu

Một trong các dấu hiệu bị thiếu canxi rất nhiều người nhận ra đó là xương, răng yếu. Những người bị thiếu canxi thường gặp các vấn đề về răng như răng dễ ố vàng, dễ bị sâu răng, có nguy cơ viêm nha chu. Thiếu canxi gây ảnh hưởng trực tiếp đến mật độ xương, gây xốp xương và làm tăng nguy cơ loãng xương.

Các dấu hiệu thường thấy khác như vã mồ hôi, mệt mỏi, buồn bã chân tay, chuột rút, tê tay tê chân, đau cơ bắp… cũng có thể xuất hiện do cơ thể thiếu canxi.

1.4. Móng tay giòn, dễ gãy

Thiếu canxi khiến cho móng tay trở nên yếu, dễ gãy, xuất hiện các đốm trắng bất thường… Phụ nữ mang thai bị thiếu canxi sẽ thường xuyên mệt mỏi, đau nhức cơ bắp, sau sinh có nguy cơ bị loãng xương cao. Nguy hiểm hơn, mẹ bầu thiếu canxi sẽ ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển xương của thai nhi.

Đối với trẻ em, tình trạng thiếu canxi ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của trẻ. Trẻ bị thiếu canxi máu, nhẹ thì khóc đêm, khó ngủ, ăn kém, hay cáu gắt, khó tập trung, học tập sa sút, nặng có thể dẫn đến tình trạng co giật các cơ.

  • Một số dấu hiệu âm thầm của bệnh loãng xương và biến chứng nguy hiểm cần đề phòng

Thiếu canxi kéo dài sẽ dẫn đến còi xương, khung xương cong, chân vòng kiềng… Bé gái thiếu canxi sẽ chậm dậy thì hơn, gây ra những rối loạn nội tiết tố, kinh nguyệt không đều.

Nếu có biểu hiện móng tay giòn, dễ gãy thì bạn đừng bỏ qua vì đây là dấu hiệu bị thiếu canxi dễ nhận biết nhất.

1.5. Miễn dịch yếu, dễ mắc bệnh

Nếu bạn thường xuyên mắc các bệnh như ho, cảm cúm, nhiễm trùng… thì đây cũng được coi là một trong những dấu hiệu bị thiếu canxi. Canxi tham gia vào nhiều hoạt động của cơ thể, đóng vai trò không nhỏ trong việc duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh, giúp ngăn ngừa virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Thiếu canxi khiến cơ thể yếu đi, sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh hơn.

1.6. Tim đập nhanh - dấu hiệu bị thiếu canxi phổ biến

Canxi giúp điều chỉnh quá trình co cơ, bao gồm sự co cơ ở cơ quan trọng nhất tim. Canxi giúp gửi tín hiệu đến tim, giúp tim co bóp bơm máu đi khắp cơ thể. Thiếu canxi có thể dẫn đến tình trạng nhịp tim bất thường.

Các triệu chứng bao gồm loạn nhịp tim hoặc tim đập quá nhanh. Thiếu canxi quá mức thậm chí có thể dẫn đến suy tim, vì cơ tim trở nên kém hiệu quả khi co bóp và bơm máu.

2. Cách cung cấp canxi cho cơ thể

Canxi là khoáng chất cơ thể không thể tự sản xuất hoặc tổng hợp được mà phải cung cấp từ bên ngoài qua đường ăn uống. Do đó, để cung cấp đầy đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể, bạn có một chế độ ăn uống hợp lý. Nên ăn các thực phẩm như hải sản, sữa, các thực phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai…), các loại rau lá xanh sẫm, các loại hạt, ngũ cốc… vì chúng là những thực phẩm có chứa hàm lượng canxi cao.

ĐỌC THÊM

  • 6 hiểu lầm phổ biến về canxi và bệnh loãng xương
  • Người bị loãng xương nên bổ sung canxi khi nào? Thời điểm thích hợp để bổ sung canxi
  • 4 lưu ý quan trọng khi bổ sung canxi cho bệnh nhân bị loãng xương

Song song với chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng thì vận động thể chất cũng rất cần thiết cho sự phát triển của xương. Nếu bạn có các dấu hiệu bị thiếu canxi nêu trên thì cần bổ sung viên uống bổ sung canxi bởi lúc này lượng canxi hấp thu được từ thực phẩm là không đủ.

Ngoài ra, khi bổ sung canxi, bạn cần lưu ý một số điều sau:

- Tránh bổ sung canxi cùng với các thực phẩm hoặc sản phẩm có chứa sắt vì chúng có thể hạn chế sự hấp thu canxi của cơ thể.

- Nên bổ sung canxi hữu cơ thay vì canxi vô cơ. Canxi hữu cơ dễ hấp thu hơn và không gây lắng cặn, không gây nguy cơ sỏi thận, sỏi bàng quang...

- Bổ sung canxi cùng với D3 hoặc uống canxi vào buổi sáng để cơ thể có thể hấp thu một cách tốt nhất. Vitamin D3 là một chất dẫn, giúp cơ thể hấp thu canxi một cách hiệu quả hơn. Nếu thiếu Vitamin D3, lượng Canxi bạn dung nạp vào cơ thể nhiều đến đâu cũng không mang đến kết quả như mong muốn.

Như vậy, canxi đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc duy trì hệ thống xương, răng và tham gia vào nhiều hoạt động khác trong cơ thể. Thiếu hụt canxi sẽ dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe. Vì vậy, nếu bạn gặp phải các dấu hiệu bị thiếu canxi nêu trên thì hãy có kế hoạch bổ sung canxi cho cơ thể ngay.

Mức độ nguy hiểm của bệnh loãng xương

Từ khóa » Thiếu Canxi Có Gây Mất Ngủ Không