Mất Sổ Bảo Hiểm Có Làm Lại được Không? Thủ Tục Cấp Lại Sổ BHXH?
Có thể bạn quan tâm
Theo quy định của pháp luật thì hiện nay, mỗi người đều sẽ được cấp một số và một sổ bảo hiểm xã hội để sử dụng trong suốt quá trình đóng bảo hiểm xã hội đến khi tạm dừng đóng. Do sổ bảo hiểm xã hội đã giao cho người lao động quản lý, bảo quản nên rất nhiều nguyên nhân khách quan như bị mất trộm, thiên tai, hỏa hoạn… nên làm mất sổ không hay biết. Vì vậy, khi bị mất sổ rất nhiều người thắc mắc có thể cấp lại được không? thủ tục hồ sơ như thế nào? có phức tạp hay không? thời gian giải quyết trong bao lâu? Thì trong phạm vi bài viết này của chúng tôi sẽ giải đáp phần nào về thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội khi người lao động làm mất để tránh ảnh hưởng đến quyền lợi khi hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Bảo hiểm xã hội là một trong những chế độ, chính sách của nhà nước ta bao gồm các chế độ sẽ được hưởng khi người tham gia đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật khi bị ốm đau, bệnh tật…của bảo hiểm xã hội, còn đối với chế độ thai sản sẽ được hưởng khi người lao động nữ đang mang thai, sinh con… khi người lao động tuổi cao sẽ được hưởng lương hưu và khi người tham gia bảo hiểm chết thì những người thân nhân sẽ được hưởng chế độ tử tuất theo quy định.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Hiện nay những người lao động đang làm việc trong các cơ quan, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động bất kể trong khu vực nhà nước hoặc ngoài nhà nước chỉ cần thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người sử dụng lao động và người lao động phải có nghĩa vụ bắt buộc phải tham gia loại hình bảo hiểm này do nhà nước tổ chức nhằm bù đắp một phần hoặc có thể thay thế một phần nào đó của người lao động khi họ không có khả năng lao động hoặc bị suy giảm sức khỏe như tuổi cao sức yếu, hoặc bị bệnh nghề nghiệp ốm đau, bệnh tật ảnh hưởng đến thu nhập do suy giảm khả năng lao động từ quỹ bảo hiểm xã hội do bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý và chi trả khi người lao động đủ các điều kiện để hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
Khi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được đóng và nó là cơ sở pháp lý để người lao động hưởng các chế độ về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội thì sẽ được cấp sổ bảo hiểm xã hội để ghi chép các thông tin về quá trình tham gia bảo hiểm xã hội từ khi bắt đầu đóng đến khi dừng đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội.
Thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội bị mất
Hiện nay, khi người lao động bị mất thì sẽ làm thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội theo quy định của Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành.
Theo quy định luật hiện hành, mỗi người lao động chỉ được cơ quan nhà nước cấp một sổ bảo hiểm xã hội trong suốt quá trình lao động cho đến khi người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu. Như vậy khi người lao động tham gia vào các cơ quan, tổ chức, cá nhân thì người lao động phải có trách nhiệm cung cấp sổ bảo hiểm xã hội đã được cấp để người sử dụng lao động mới tiến hành thủ tục đóng bảo hiểm xã hội. Nếu người lao động không có sổ bảo hiểm xã hội phải cung cấp số sổ bảo hiểm xã hội để người sử dụng lao động lập hồ sơ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động hưởng các chế độ được hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định. Nhưng bên cạnh đó, bạn làm thủ tục xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội đã cấp và chốt sau khi nghỉ việc thì công ty sẽ làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động
Khi nghỉ việc người lao động chẳng may làm rơi mất sổ bảo hiểm xã hội thì phải nộp hồ sơ tới cơ quan bảo hiểm để làm thủ tục cấp lại kể các các tờ rời vào trong sổ bảo hiểm có ghi nhận quá trình đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động
Để được cấp lại sổ bảo hiểm xã hội bị mất thì người lao động làm thủ tục xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội phải chuẩn bị những giấy tờ như sau:
+ Để cấp số bảo hiểm xã hội bị mất thì người có sổ phải nộp đơn có xác nhận của chính quyền quyền địa phương nơi hiện nay đang cư trú có thể là nơi có hộ khẩu hoặc nơi có sổ tạm trú hoặc có sự xác nhận của công an nơi cư trú để trình báo về việc mất sổ bảo hiểm xã hội.
+ Người có bị mất sổ điền vào tờ khai do bộ lao động thương binh xã hội theo mẫu khi tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế hiện nay đang dùng theo mẫu TK1-TS.
+ Người mất sổ bảo hiểm xã hội làm đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội theo mẫu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của địa phương như công an xã, phường, thị trấn hoặc ủy ban nhân dân xã phường, thị trấn.
+ Người lao động nộp thêm giấy xác nhận các quá trình mà mình đã tham gia bảo hiểm xã hội của cơ quan bảo hiểm xã hội nơi người lao động đóng bảo hiểm xã hội.
+ Người lao động phải lên cơ quan bảo hiểm xã hội tại địa phương cư trú để xin xác nhận chưa được hưởng chế độ trợ cấp một lần theo quy định.
+ Người lao động bị mất sổ bảo hiểm xã hội nộp bản sao chứng minh nhân nhân hoặc căn cước công dân còn giá trị sử dụng kèm theo bản chính theo quy định.
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ đầy đủ như trên thì người bị mất sổ bảo hiểm xã hội nộp các giấy tờ trên cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm tự nguyện hoặc cơ quan bảo hiểm nơi cuối cùng của người lao động đã làm việc trước khi dừng đóng bảo hiểm sau khi nghỉ việc. Người bị mất sổ bảo hiểm nộp hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội bị mất có thể nộp trực tiếp lên cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc qua giao dịch điện tử hoặc qua dịch vụ bưu chính.
Sau khi bên cơ quan bảo hiểm xã hội nhận được hồ sơ mà người bị mất số bảo hiểm xã hội nộp sẽ kiểm tra hồ sơ và đối chiếu các thông tin ghi trên sổ bảo hiểm xã hội trên cơ sở dữ liệu quốc gia của mình đang quản lý để thực hiện việc cấp lại sổ bảo hiểm xã hội cho người bị mất sổ bảo hiểm xã hội chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần để cấp lại sổ bảo hiểm xã hội theo quy định.
Theo quy định của pháp luật thì thời gian cấp lại sổ bảo hiểm bị mất thông thường là mười ngày làm việc. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội ở nhiều tỉnh thì thời gian giải quyết không quá bốn mươi năm ngày theo quy định.
Do đó, việc cấp lại sổ bảo hiểm xã hội khi bị mất, bị hỏng, bị mờ, bị sai thông tin khá đơn giản và cũng không có gì phức tạp để được hưởng các chế độ về bảo hiểm xã hội để bảo đảm quyền và lợi ích cho người tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
- 1 1. Thời gian cấp mới, cấp lại và điều chỉnh sổ bảo hiểm xã hội
- 2 2. Thủ tục điều chỉnh thông tin và hủy sổ bảo hiểm xã hội
- 3 3. Sổ bảo hiểm bị rách có cần cấp đổi lại không?
- 4 4. Thủ tục cấp đổi sổ bảo hiểm xã hội
- 5 5. Có được hủy sổ bảo hiểm cũ không?
1. Thời gian cấp mới, cấp lại và điều chỉnh sổ bảo hiểm xã hội
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư, cho tôi hỏi hiện nay có quy định nào quy định cụ thể về thời gian cấp mới sổ bảo hiểm hiểm xã hội, cấp lại và điều chỉnh sổ bảo hiểm xã hội không ạ? Mong luật sư tư vấn!
Luật sư tư vấn:
Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
Trong trường hợp tham gia lao động, thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội hoặc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thù thời gian quy định về việc cấp sổ bảo hiểm xã hội mới và cấp lại trong trường hợp bị mất được áp dụng theo quy định của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.
Thứ nhất: Cấp mới
+ Đối với người tham gia BHXH bắt buộc: không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
+ Đối với người tham gia BHXH tự nguyện: không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
+ Đối với trường hợp cấp và ghi bổ sung thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH cho người tham gia được cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH: không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Thứ hai: Cấp lại
+ Cấp lại sổ BHXH do thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH do mất, hỏng hoặc gộp sổ: không quá 15 ngày làm việc, trường hợp phức tạp cần phải xác minh thì không quá 45 ngày làm việc nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.
Thứ ba: Điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH: không quá 10 ngày làm việc.
Thứ tư: Chốt sổ BHXH: không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Thủ tục điều chỉnh thông tin và hủy sổ bảo hiểm xã hội
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi: Lúc trước em đi làm chưa đủ tuổi nên em làm hồ sơ giả nhưng giờ nghỉ làm công ty đó. Em làm chỗ khác và muốn hủy sổ bảo hiểm cũ thì em phải làm như thế nào? Trên sổ bảo hiểm xã hội và trên giấy chứng minh thư nhân dân cảu em có số chứng minh thư nhân dân khác nhau. Để chỉnh sửa thông tin cần làm thủ tục gì?
Luật sư tư vấn:
* Thủ tục điều chỉnh thông tin trên sổ bảo hiểm xã hội:
Việc thông tin trên sổ bảo hiểm xã hội không chính xác về năm sinh, bạn nộp đơn tới phòng lao động thương binh xã hội nơi công ty cũ có trụ sở để điều chỉnh thông tin trên sổ bảo hiểm xã hội. Theo quy định tại Điều 29 Quyết định 959/2015/QĐ-BHXH cấp lại sổ bảo hiểm xã hội, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT cần nộp giấy tờ sau đây:
– Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
– Sổ BHXH;
– Bảng kê giấy tờ hồ sơ làm căn cứ điều chỉnh (Mục I Phụ lục 03).
Thời hạn cấp lại sổ bảo hiểm xã hội do thay đổi năm sinh: không quá 15 ngày làm việc, trường hợp phức tạp cần phải xác minh thì không quá 45 ngày làm việc nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.
* Thủ tục hủy sổ bảo hiểm xã hội:
– Cơ quan BHXH chỉ giải quyết hủy sổ BHXH trong trường hợp người lao động có đơn (mẫu D01-TS) cam kết không thừa nhận quá trình tham gia của mình do không làm việc tại đơn vị đó.
– Sổ bảo hiểm xã hội (bản chính).
Hội đồng hủy sổ BHXH, thẻ BHYT do Lãnh đạo BHXH tỉnh làm Chủ tịch, đại diện lãnh đạo các Phòng: KH-TC; Cấp sổ, thẻ; Kiểm tra và Văn phòng làm ủy viên. Định kỳ trước ngày 15/02 hàng năm, thực hiện hủy sổ BHXH, thẻ BHYT sau khi Hội đồng tiến hành kiểm đếm, lập bảng kê chi tiết về số lượng, tình trạng của sổ, thẻ hỏng, không sử dụng được, lập Biên bản (Mẫu C10-TS) và trình Giám đốc BHXH tỉnh ký Quyết định hủy. Gửi 01 bộ hồ sơ về BHXH Việt Nam
Tuy nhiên hành vi sử dụng hồ sơ giả để xin việc của bạn là một trong những hành vi bị cấm quy định tại Điều 17 Luật bảo hiểm xã hội 2014:
“4. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.”
Hành vi của bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm theo quy định tại Điều 284 “Bộ luật hình sự 2015”:
“1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;
b) Làm, cấp giấy tờ giả;
c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.”
3. Sổ bảo hiểm bị rách có cần cấp đổi lại không?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư sổ bảo hiểm của em bị rách ở gốc có sao không. Em vẫn đang đi làm bình thường, tại em sợ sau này không lãnh tiền bảo hiểm được. Thưa luật sư em phải làm xao.em cám ơn luật sư nhiều ạ?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội, sổ bảo hiểm xã hội bị rách, hỏng không ảnh hưởng đế việc bạn có được hưởng bảo hiểm xã hội.
Trong trường sổ bảo hiểm xã hội bị rách thì bạn phải làm thủ tục xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 29 Mục 2 Quyết định 959/QĐ-BHXH:
Điều 29. Cấp lại sổ BHXH, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT
1. Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng, thay đổi số sổ, gộp sổ BHXH
1.1. Thành phần hồ sơ:
a) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
b) Sổ BHXH đã cấp.
1.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2. Điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH
2.1. Thành phần hồ sơ:
a) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
b) Sổ BHXH;
c) Bảng kê giấy tờ hồ sơ làm căn cứ điều chỉnh (Mục I Phụ lục 03).
2.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch
3.1. Thành phần hồ sơ:
a) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
b) Sổ BHXH;
c) Bảng kê giấy tờ hồ sơ làm căn cứ điều chỉnh (Mục I Phụ lục 03).
3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Cấp lại, đổi thẻ BHYT
4.1. Thành phần hồ sơ:
a) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
b) Thẻ BHYT (trường hợp hỏng hoặc thay đổi thông tin);
c) Bảng kê giấy tờ hồ sơ làm căn cứ cấp lại, đổi thẻ BHYT (Mục II, III Phụ lục 03 đối với trường hợp thay đổi thông tin).
4.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Hồ sơ xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội do bị hỏng gồm:
– Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
– Sổ BHXH đã cấp.
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Cấp lại sổ BHXH do hỏng sổ: không quá 15 ngày làm việc, trường hợp phức tạp cần phải xác minh thì không quá 45 ngày làm việc nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.
Thẩm quyền cấp lại sổ bảo hiểm xã hội theo Khoản 2 Điều 3 Quyết định 959/QĐ-BHXH:
2. Cấp, ghi và xác nhận trên sổ BHXH
2.1. BHXH huyện:
a) Cấp mới, cấp lại, điều chỉnh, xác nhận, chốt sổ BHXH và ghi thời gian đóng BHTN đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người tham gia BHXH tại đơn vị do BHXH huyện trực tiếp thu, người đã hưởng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, BHTN.
…
2.2. BHXH tỉnh:
a) Cấp mới, cấp lại, điều chỉnh, xác nhận, chốt sổ BHXH cho người tham gia BHXH tại đơn vị do BHXH tỉnh trực tiếp thu, người đã hưởng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, BHTN.
4. Thủ tục cấp đổi sổ bảo hiểm xã hội
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi, em được sự ủy quyền của chị em để nhận thay bảo hiểm xã hội nhưng em thấy trong chứng minh thư của chị em là ngày 10 tháng 11 còn trong sổ bảo hiểm xã hội thì lại ghi là 1 tháng 7, ngày tháng không giống nhau như vậy thì em có thể lấy bảo hiểm cho chị em được không? Rất mong nhận được hồi âm từ anh(chị). Em xin chân thành cảm ơn anh (chị) rất nhiều?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Khoản 2 Điều 46 Quyết định 959/QĐ-BHXH quy định cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội như sau:
“2. Cấp lại sổ BHXH
2.1. Cấp lại sổ BHXH (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh.
2.2. Cấp lại bìa sổ BHXH các trường hợp: sai giới tính, quốc tịch; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng.
2.3. Cấp lại tờ rời sổ BHXH các trường hợp: mất, hỏng hoặc đã giải quyết chế độ BHXH có điều chỉnh quá trình đóng BHXH.”
Như bạn trình bày, ngày sinh của chị bạn trong sổ bảo hiểm xã hội và trên chứng minh thư nhân dân không khớp nhau do đó phải thực hiện thủ tục cấp đổi sổ bảo hiểm xã hội trước sau đó bạn mới nhận thay sổ bảo hiểm cho chị bạn được. Thủ tục cấp đổi thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 29 Quyết định 959/QĐ-BHXH như sau:
– Hồ sơ:
+ Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
+ Sổ BHXH;
+ Bảng kê giấy tờ hồ sơ làm căn cứ điều chỉnh (Mục I Phụ lục 03).
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Chị bạn hoặc bạn (nếu được ủy quyền) nộp hồ sơ đến cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc nộp thông quan đơn vị nơi chị bạn làm việc theo quy định tại điểm b, khoản 1.1, Điều 33 của Quyết định 959/QĐ-BHXH để thực hiện thủ tục cấp đổi sổ bảo hiểm xã hội:
“b) Các trường hợp cấp lại sổ BHXH, thẻ BHYT; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH:
– Người đang làm việc nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH hoặc nộp thông qua đơn vị nơi đang làm việc.
– Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, người đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH: nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.”
Thời hạn giải quyết không quá 15 ngày làm việc, trường hợp phức tạp cần phải xác minh thì không quá 45 ngày làm việc nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.
5. Có được hủy sổ bảo hiểm cũ không?
Tóm tắt câu hỏi:
01/2011 đến 8/2011 tôi làm việc và tham gia BHXH tại Công ty TNHH Tỷ Xuân rồi nghỉ việc! Tôi đã nhận lại sổ và làm mất sổ BHXH, bây giờ tôi đang làm việc ở 1 Doanh nghiệp Nhà nước nhưng Công ty nói là tôi đã có sổ BHXH nên BHXH tỉnh không cấp sổ mới. Vì một số lý do cá nhân nên tôi muốn từ chối không thừa nhận thời gian tham gia BHXH trước đây và xin được cấp sổ mới như người mới tham gia BHXH thì tôi phải làm những trình tự thủ tục như thế nào và mất thời gian trong bao lâu? Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo hướng dẫn tại mụ 1 Chương II Công văn 1476/BHXH-QLT về việc cấp sổ bảo hiểm mới như sau:
“Khi có yêu cầu cấp mới số sổ BHXH, Bộ phận giải quyết phải căn cứ số chứng minh nhân dân (hoặc số căn cước) rà soát trong phần mềm quản lý thu và chỉ cấp số sổ mới khi không phát hiện được NLĐ có bất kỳ số sổ nào.
a. Trường hợp phát hiện NLĐ đã có 1 số sổ hợp lệ (trừ các số sổ tạm, số sổ không đủ 10 ký tự…) thì ghi nhận tăng mới BHXH theo số sổ đó.
b. Trường hợp phát hiện NLĐ có nhiều số sổ, thì sử dụng tiện ích tra cứu kiểm tra những sổ đó đã hưởng chế độ hay chưa:
+ Nếu tất cả sổ đều đã hưởng BHXH 1 lần và trợ cấp thất nghiệp thì giữ số sổ do BHXH Thành phố cấp sau cùng để cấp cho người lao động, đồng thời tiến hành cắt dữ liệu và lập biên bản hủy các sổ còn lại. Trường hợp có sổ còn quá trình đóng BHTN chưa hưởng thì lấy số sổ này để cấp cho người lao động tiếp tục tham gia.
…”
Luật sư tư vấn có được hủy sổ bảo hiểm cũ không:1900.6568
Về nguyên tắc khi cấp sổ bảo hiểm xã hội là mỗi người lao động chỉ được cấp một sổ bảo hiểm xã hội nên khi có yêu cầu làm sổ mới, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ kiểm tra xem người đó đã có sổ chưa, nếu có rồi thì sẽ từ chối cấp sổ mới.
Nếu bạn không muốn công nhận thời gian đóng bảo hiểm trước đây thì bạn thực hiện thủ tục hủy thời gian đóng bảo hiểm xã hội và sau khi hủy thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước đây thì bạn sẽ được cấp sổ bảo hiểm xã hội mới theo hướng dẫn tại mục 5 Chương I Công văn 3663/BHXH-THU như sau:
“5. Trường hợp NLĐ cam kết không thừa nhận quá trình tham gia BHXH, BHTN thì phải trình bày rõ trong Đơn đề nghị (mẫu D01-TS). Cán bộ xử lý nghiệp vụ khóa dữ liệu quá trình đóng BHXH, BHTN bằng phương án KB, KT và lập biên bản hủy sổ tại mục “Hủy có nhiều sổ”. Đơn đề nghị của NLĐ có phê duyệt của Ban Giám đốc BHXH quận, huyện hoặc Lãnh đạo phòng Thu BHXH Thành phố để thay thế cho sổ thu hồi. Trường hợp đặc biệt phải phục hồi lại quá trình đã khóa phương án KB, KT, thì chỉ được thực hiện khi có sự phê duyệt (nơi đã khóa dữ liệu trước đây) của Ban Giám đốc BHXH quận, huyện hoặc lãnh đạo phòng chức năng của Thành phố và đúng theo quy trình phục hồi số sổ đã hủy”
Từ khóa » Sổ Bhxh Bị Rách Có Sao Không
-
Có được Xin Cấp Lại Sổ BHXH Khi Bị Rách Bìa Sổ Không?
-
Cấp Lại Sổ Bảo Hiểm Xã Hội Do Bị Rách Như Thế Nào? - Tổng đài Tư Vấn
-
Cần Làm Gì Khi Sổ Bảo Hiểm Xã Hội Bị Rách? 2022 - Luật ACC
-
Cấp Lại Sổ BHXH Trong Trường Hợp Sổ Bị Rách - Luật Toàn Quốc
-
Sổ Bảo Hiểm Xã Hội Bị Rách Bìa Có Sao Không? - Luật Sư X
-
[Hỏi] | Các Bạn Cho Mình Hỏi Sổ BHXH Của Mình Bị Rách Gần Hết Bìa ...
-
Sổ Bảo Hiểm Xã Hội Bị Rách Có được Hưởng Bảo Hiểm Xã Hội Một Lần
-
Sổ BHXH Bị Rách Có được Nộp Nhận Trợ Cấp Thất Nghiệp?
-
Theo Quy định Sau Bao Lâu Thì được Giải Quyết Cấp Lại Sổ BHXH?
-
Quy định Cấp Mất Tờ Rời - Hỏi đáp
-
Về Việc Xin Cấp Lại BHYT Do Bị Cũ Rách - Bảo Hiểm Xã Hội
-
Thủ Tục Xin Cấp Lại Sổ BHXH Bị Rách Bìa
-
Mất Sổ, Hỏng Sổ Bảo Hiểm Xã Hội Phải Làm Sao? - Luật Quang Huy
-
Quy định Về Rách Sổ Bảo Hiểm Xã Hội Thì Phải Làm Nhu Thế Nào?