Sổ Bảo Hiểm Xã Hội Bị Rách Bìa Có Sao Không? - Luật Sư X
Có thể bạn quan tâm
Chào Luật sư, gần đây trời có đổ mưa lớn tôi đã vô tình làm ướt sổ BHXH và khiến nó bị rách, liệu Sổ bảo hiểm xã hội bị rách bìa có sao không? mong luật sư có thể giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để trả lời những câu hỏi này Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Cơ sở pháp lý
Quyết định 595/QĐ- BHXH
Sổ bảo hiểm xã hội là gì?
BHXH là sự đảm bảo thay thế được bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội.
Sổ bảo hiểm xã hội là căn cứ để giải quyết các chế độ cho người tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của Pháp luật. Sổ bảo hiểm xã hội ghi đầy đủ thông tin về người tham gia bảo hiểm xã hội về họ tên, nơi ở, các thông tin về thời gian làm việc, quá trình đóng và hưởng bảo hiểm xã hội…
Sổ bảo hiểm xã hội bị rách bìa có sao không?
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 46 Quyết định 595/QĐ- BHXH quy định như sau:
“Điều 46. Cấp và quản lý sổ BHXH
2. Cấp lại sổ BHXH
2.1. Cấp lại sổ BHXH (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng.
2.2. Cấp lại bìa sổ BHXH các trường hợp: sai giới tính, quốc tịch.
2.3. Cấp lại tờ rời sổ BHXH các trường hợp: mất, hỏng.”
Như vậy, theo quy định trên đối chiếu với trường hợp của bạn thì bìa sổ BHXH ở ngoài của bạn bị rách đây được coi là trường hợp được coi là bị hỏng bìa nên bạn không thể làm hồ sơ hưởng bảo hiểm. Tuy nhiên, quy định cụ thể trên đã được sửa đổi theo Quyết định 505/QĐ-BHXH nhưng khi sổ BHXH bị hỏng bạn vẫn có thể đề nghị cơ quan BHXH để cấp lại sổ BHXH khi bị rách bìa sổ.
Thủ tục xin cấp lại sổ BHXH khi bị rách bìa sổ như thế nào?
Thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội được quy định chi tiết tại Điều 27 và Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH.
Người tham gia bảo hiểm xã hội tùy từng trường hợp mà sẽ phải làm các thủ tục hồ sơ giấy tờ để xin cấp lại.
Thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội như sau:
Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng:
- Hồ sơ gồm: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH:
- Hồ sơ gồm: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS); Hồ sơ kèm theo (Mục 3,4 Phụ lục 01) nếu là người tham gia. Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS) nếu là đơn vị tham gia.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Ghi xác nhận thời gian đóng BHXH cho người tham gia được cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH và điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trước năm 1995
- Hồ sơ gồm: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1 -TS); kèm theo (Mục 1, 2 Phụ lục 01).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Cấp lại sổ BHXH có ảnh hưởng đến quyền lợi?
Theo Quyết định số 1035/QĐ-BHXH, sổ bảo hiểm xã hội khi được cấp lại sẽ khác sổ được cấp lần đầu ở một vài điểm:
- Nội dung in trên bìa sổ (trang 1):
Dưới dòng ghi “số sổ” thì có ghi thêm dòng chữ “Cấp lần …” bằng chữ in thường, cỡ chữ 16, kiểu chữ đứng, đậm.
Nếu cấp lại lần thứ 1, thì ghi “Cấp lần 2”; cấp lại lần thứ 2, thì ghi “Cấp lần 3”.
Riêng sổ bảo hiểm xã hội cấp lại do thay đổi họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quốc tịch hoặc thay đổi số sổ thì trên sổ cấp lại sẽ in theo nội dung thay đổi.
- Nội dung in trong tờ rời sổ:
Nếu đang tham gia mà cấp lại sổ, dưới phần ghi quá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp: in dòng lũy kế thời gian đóng quỹ hưu trí, tử tuất, bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng trên trang tờ rời cuối cùng.
Nếu đã hưởng BHXH 1 lần cấp lại sổ bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp, dưới phần ghi quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp: in dòng tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng trên trang tờ rời cuối cùng.
Với những quy định này, có thể thấy, việc in lại, cấp lại sổ BHXH chỉ với mục đích xác nhận lại những thông tin đăng ký ban đầu cũng như quá trình đóng, hưởng tính đến thời điểm hiện tại.
Thêm vào đó, hiện nay, việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm của người lao động đều được theo dõi trên hệ thống của cơ quan BHXH. Do đó, việc cấp lại sổ bảo hiểm xã hội không làm ảnh hưởng tới bất cứ quyền lợi nào của những người tham gia.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Sổ bảo hiểm xã hội bị rách bìa có sao không? ”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đăng ký bảo vệ thương hiệu; cách tra cứu thông tin quy hoạch, giấy phép flycam, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự, tra cứu thông tin quy hoạch, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất, max số thuế cá nhân, thành lập công ty, mẫu đơn xin xác nhận độc thân… của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
Câu hỏi thường gặp
Thời hạn giải quyết cấp lại BHXH là bao lâu?Người lao động nộp hồ sơ cấp lại Sổ Bảo hiểm xã hội cho Cơ quan BHXH hoặc nộp thông qua đơn vị đang làm việc. Cụ thể, khoản 2 Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:Cấp lại Sổ Bảo hiểm xã hội do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; Sổ Bảo hiểm xã hội do mất, hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH hoặc gộp sổ thì không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết;Điều chỉnh nội dung đã ghi trên Sổ Bảo hiểm xã hội: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.Như vậy, người lao động đến Cơ quan BHXH quận/huyện nộp đầy đủ hồ sơ và không phải nộp lệ phí khi cần cấp lại Sổ Bảo hiểm xã hội mới.
Về địa điểm nộp hồ sơ cấp lại sổ BHXH?Căn cứ quy định tại Khoản 6 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH như sau:“6. Sửa đổi, bổ sung Tiết a Điểm 2.1 Khoản 2 Điều 3 như sau:“a) Cấp mới, cấp lại, điều chỉnh, xác nhận sổ BHXH và ghi thời gian đóng BHTN chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp, ghi thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người tham gia tại đơn vị do BHXH huyện trực tiếp thu; người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN ở huyện, tỉnh khác.”
Xin cấp lại sổ BHXH có cần lệ phí không?Lệ phí không phải nộp trong trường hợp này.
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » Sổ Bhxh Bị Rách Có Sao Không
-
Có được Xin Cấp Lại Sổ BHXH Khi Bị Rách Bìa Sổ Không?
-
Cấp Lại Sổ Bảo Hiểm Xã Hội Do Bị Rách Như Thế Nào? - Tổng đài Tư Vấn
-
Cần Làm Gì Khi Sổ Bảo Hiểm Xã Hội Bị Rách? 2022 - Luật ACC
-
Cấp Lại Sổ BHXH Trong Trường Hợp Sổ Bị Rách - Luật Toàn Quốc
-
[Hỏi] | Các Bạn Cho Mình Hỏi Sổ BHXH Của Mình Bị Rách Gần Hết Bìa ...
-
Sổ Bảo Hiểm Xã Hội Bị Rách Có được Hưởng Bảo Hiểm Xã Hội Một Lần
-
Sổ BHXH Bị Rách Có được Nộp Nhận Trợ Cấp Thất Nghiệp?
-
Theo Quy định Sau Bao Lâu Thì được Giải Quyết Cấp Lại Sổ BHXH?
-
Quy định Cấp Mất Tờ Rời - Hỏi đáp
-
Về Việc Xin Cấp Lại BHYT Do Bị Cũ Rách - Bảo Hiểm Xã Hội
-
Thủ Tục Xin Cấp Lại Sổ BHXH Bị Rách Bìa
-
Mất Sổ, Hỏng Sổ Bảo Hiểm Xã Hội Phải Làm Sao? - Luật Quang Huy
-
Quy định Về Rách Sổ Bảo Hiểm Xã Hội Thì Phải Làm Nhu Thế Nào?
-
Mất Sổ Bảo Hiểm Có Làm Lại được Không? Thủ Tục Cấp Lại Sổ BHXH?