Mắt Thâm Là Bệnh Gì? Tiềm ẩn Nhiều Rủi Ro Không Lường Trước!

Những quầng thâm dưới mắt chẳng những khiến bạn trông mệt mỏi hơn mà còn phải tốn thêm thời gian che khuyết điểm mà vẫn lộ vẻ hốc hác. Vậy, mắt thâm là bệnh gì và làm sao để điều trị mắt thâm quầng hiệu quả?

Quầng thâm dưới mắt là tình trạng thường gặp phải ở cả nam và nữ, quầng thâm mắt có thể khiến bạn trông già hơn tuổi và kém tươi tắn. Để tìm cách cải thiện đôi mắt “gấu trúc”, bạn hãy cùng đi tìm lời giải đáp cho vấn đề mắt thâm là bệnh gì cùng Hello Bacsi nhé!

Mắt thâm là bệnh gì?

Các nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị quầng thâm dưới mắt bao gồm:

1. Quầng mắt thâm là bệnh gì? Do bạn quá mệt mỏi

Ngủ quá nhiều, mệt mỏi tột độ hoặc thức quá khuya có thể khiến quầng thâm hình thành dưới mắt bạn. Tình trạng thiếu ngủ có thể khiến các mô tối màu và mạch máu nổi trên da. Từ đó, khiến da bạn sẽ trở nên xỉn màu, nhợt nhạt. Thiếu ngủ cũng có thể làm tích tụ chất lỏng bên dưới mắt, đây là lý do vì sao bọng mắt xuất hiện và cũng là lời giải đáp cho câu hỏi mắt thâm là bệnh gì.

2. Mắt thâm quầng bệnh gì? Vấn đề tuổi tác

Lão hóa tự nhiên là một nguyên nhân phổ biến gây ra quầng thâm dưới mắt bạn. Để giải thích cho câu hỏi mắt thâm là bệnh gì thì nhiều chuyên gia sức khỏe cho rằng khi bạn càng lớn tuổi, làn da sẽ càng trở nên mỏng hơn, lượng chất béo và collagen cần thiết để duy trì độ đàn hồi cho da cũng giảm xuống. Điều này khiến cho các mạch máu sẫm màu bên dưới làn da trở nên rõ hơn khiến vùng dưới mắt bị sẫm màu.

3. Mắt thâm quầng là bệnh gì? Do mỏi mắt

Khi nhìn chằm chằm trong thời gian dài vào màn hình tivi hoặc máy vi tính có thể khiến đôi mắt bị nhức mỏi. Điều này làm các mạch máu quanh mắt phải bơm máu liên tục và nở rộng khiến cho vùng da xung quanh mắt bạn có thể bị sẫm màu.

4. Mắt thâm là bệnh gì? Dị ứng

Các phản ứng dị ứng và khô mắt có thể gây ra quầng thâm dưới mắt. Khi bạn bị phản ứng dị ứng, cơ thể sẽ giải phóng histamines để phản ứng với vi khuẩn có hại. Các triệu chứng phản ứng dị ứng khó chịu bao gồm ngứa, đỏ và sưng bọng mắt. Đồng thời histamine cũng làm cho các mạch máu giãn ra và trở nên rõ hơn dưới da.

Phản ứng dị ứng cũng khiến bạn bị ngứa, phải chà xát và gãi vào vùng da quanh mắt có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng, gây viêm, sưng và vỡ mạch máu dẫn đến quầng thâm dưới mắt.

5. Mắt có quầng thâm là bệnh gì? Mất nước

mắt thâm là bệnh gì? dùng túi trà trị quầng thâm hiệu quả

Mất nước là nguyên nhân phổ biến gây quầng thâm mắt. Khi cơ thể bạn không nhận được lượng nước thích hợp, vùng da bên dưới mắt bạn sẽ bắt đầu trông xỉn màu, các mạch máu dưới vùng da nhạy cảm sưng lên và gây ra bọng mắt.

6. Đi nắng nhiều

Tình trạng tiếp xúc quá lâu dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến cơ thể bạn sản xuất nhiều melanin – sắc tố cung cấp màu sắc cho làn da. Điều này khiến cho màu sắc vùng da dưới mắt bị tối đi tạo thành quầng thâm.

7. Mắt bị thâm đen là bệnh gì? Do di truyền

Tiền sử gia đình cũng là một yếu tố khiến cho quầng thâm dưới mắt tiến triển. Đây có thể là một đặc điểm di truyền được nhìn thấy sớm từ lúc nhỏ và có thể trở nên trầm trọng hơn khi lớn lên hoặc dần tự biến mất. Ngoài ra, bệnh tuyến giáp cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến quầng thâm dưới mắt.

Các nguyên nhân gây quầng thâm dưới mắt hầu hết đều có thể kiểm soát được. Điều quan trọng là bạn cần thay đổi lối sống lành mạnh và biết cách loại bỏ quầng thâm dưới mắt.

8. Mắt bị thâm quầng là bệnh gì? Dấu hiệu của bệnh gan

Mắt có quầng thâm đen có thể là dấu hiệu cho thấy những người đang mắc bệnh viêm gan mạn tính. Cụ thể, khi chức năng gan bị suy yếu lâu dài hoặc người bị phù gan, họ sẽ bị quầng thâm đen trên mắt. Những người có dấu hiệu này nên đi khám để được chữa trị đúng cách. 

Bên cạnh đó, thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh cũng sẽ giúp phục hồi lại các tế bào gan bị tổn thương. Bằng cách nạp nhiều protein cho cơ thể như: thịt, trứng, sữa,… trong món ăn hằng ngày, quá trình hồi phục và tái sinh của các tế bào gan sẽ được cải thiện. 

9. Bệnh dạ dày mạn tính

Mắt thâm quầng cũng là có thể đến từ nguyên nhân bệnh dạ dày mạn tính. Những người bị bệnh viêm dạ dày mạn tính có đường tiêu hoá, hấp thụ bị suy giảm trong thời gian dài. Bên cạnh đó, dạ dày bị viêm tái đi tái lại sẽ khiến quầng thâm mắt ngày càng nặng hơn. Người bị suy nhược thần kinh, hay mắc bệnh về nội tạng cũng sẽ có nguy cơ cao bị quầng thâm mắt.

>>> Bạn có thể quan tâm: Ngủ đủ giấc nhưng vẫn bị thâm quầng mắt, nguyên nhân thâm mắt do đâu?

Mắt thâm là bệnh gì và cách điều trị hiệu quả

quầng thâm dưới mắt

Khi bị biến thành “gấu trúc”, bạn có thể áp dụng các cách loại bỏ quầng thâm dưới mắt sau đây:

Cách giảm quầng thâm tại nhà

• Ngủ nhiều hơn: Bạn nên đảm bảo ngủ giờ và đúng giấc mỗi đêm để giúp giảm hoặc ngăn ngừa quầng thâm dưới mắt. Bạn cũng có thể nâng cao đầu khi ngủ bằng gối để có thể giúp giảm quầng thâm và bọng quanh mắt.

• Dùng dưa chuột: Đắp những lát dưa chuột lên mắt có thể làm dịu đôi mắt, giảm mệt mỏi và giảm sưng. Hàm lượng nước và vitamin C cao từ dưa chuột có thể giúp nuôi dưỡng và giữ ẩm cho da. Dưa chuột cũng có chứa silica giúp cho các mô khỏe mạnh.

• Đắp khăn lạnh: Việc đắp khăn lạnh lên mắt có thể hạn chế sự xuất hiện các mạch máu và quầng thâm.

• Dùng túi trà: Một trong những cách trị thâm mắt hiệu quả mà bạn có thể áp dụng đó chính là sử dụng túi trà lọc. Caffeine từ túi trà có đặc tính chống oxy hóa và kích thích lưu thông máu quanh mắt có thể giúp làm giảm quầng thâm và bọng mắt. Bạn hãy đun sôi 2 túi trà trong nước rồi để nguội, sau đó đặt chúng lên mỗi mắt, có thể đặt túi trà trong tủ lạnh trước để làm mát cho mắt. Bạn có thể sử dụng túi trà đen, trà xanh hoặc trà thảo dược.

>>> Bạn có thể quan tâm: Cách trị thâm quầng mắt: Cải thiện diện mạo ngay nếu làm đúng cách!

mắt thâm là bệnh gì? dùng túi trà trị quầng thâm hiệu quả

• Massage mặt: Tuần hoàn máu quanh mắt kém có thể gây ra sự xuất hiện của quầng thâm. Bạn có thể massage nhẹ nhàng quanh vùng mắt mỗi khi chăm sóc da để giúp cải thiện lưu thông máu. Nhờ việc massage mặt đều đặn bạn sẽ không phải lo lắng vấn đề mắt thâm là bệnh gì nữa.

• Dùng kem dưỡng da chống oxy hóa: Các loại kem dưỡng có chứa chất chống oxy hóa có thể giúp làm giảm sự xuất hiện của quầng thâm. Vitamin E và C là 2 chất chống oxy hóa có thể giải quyết tình trạng này.

• Trang điểm: Mặc dù trang điểm sẽ không làm biến mất đi quầng thâm, nhưng trong cuộc hẹn quan trọng và những tình huống khẩn cấp thì trang điểm là cách giúp bạn che đi những khuyết điểm này tạm thời.

Điều trị y tế để loại bỏ quầng thâm dưới mắt

Nếu các biện pháp khắc phục tại nhà không thể loại bỏ quầng thâm dưới mắt, bạn có thể đến gặp bác sĩ để được giải đáp mắt thâm là bệnh gì và tư vấn thực hiện các phương pháp điều trị y tế như:

• Kem bôi: Kem dưỡng làm trắng có thể giúp giảm tình trạng tăng sắc tố da. Kem bôi có thể chứa thành phần như hydroquinone, tretinoin hoặc kết hợp của cả hai.

• Axit kojic: Kojic acid là một sản phẩm tự nhiên đến từ hai loài nấm giúp mang lại hiệu quả trong việc điều trị quầng thâm. Tuy nhiên, tác dụng phụ của axit kojic có thể gây viêm da tiếp xúc và đỏ da.

• Axit azelaic: Axit azelaic được sử dụng để điều trị tình trạng tăng sắc tố dưới mắt và an toàn khi sử dụng trong thời gian dài.

• Vitamin C dùng tại chỗ: Việc sử dụng kem dưỡng da vitamin C 10% trong khoảng trên 6 tháng giúp mang lại hiệu quả trong điều trị quầng thâm. Kem dưỡng da này có công dụng làm sáng vùng tối màu dưới mắt, cải thiện tình trạng mắt bị thâm đen khá hiệu quả.

• “Lột da” hóa học (Chemical peel): Phương pháp này sử dụng hóa chất axit có độ đậm đặc cao để làm bong tróc lớp ngoài da để làm sáng vùng da dưới mắt. Bạn có thể sử dụng kết hợp với các loại kem bôi để mang lại hiệu quả tốt hơn.

• Liệu pháp laser: Laser là cách xóa quầng thâm dưới mắt mang lại hiệu quả cao. Các thủ tục laser ít xâm lấn như laser “nhuộm màu” tia dạng xung (pulsed dye) hoặc laser diode có thể làm giảm nguy cơ để lại sẹo hoặc các tác dụng phụ tiềm ẩn khác.

• Tiêm filler: Da mỏng hoặc mất mô mỡ có thể gây ra quầng thâm dưới mắt, phương pháp tiêm filler là một cách để cải thiện tình trạng này. Bạn có thể tiêm huyết tương giàu tiểu cầu hoặc gel axit hyaluronic vào vùng dưới mắt.

• Phẫu thuật: Phẫu thuật thẩm mỹ mí mắt (blepharoplasty) có thể giảm quầng thâm là do sự tích tụ mỡ hoặc da thừa quanh vùng mắt.

Vùng da dưới mắt thường mỏng và nhạy cảm, bạn nên đến bệnh viện hay cơ sở thẩm mỹ có uy tín để gặp bác sĩ da liễu tư vấn và điều trị hợp lý.

>>> Bạn có thể quan tâm: Quầng thâm mắt bật mí điều gì về sức khỏe của bạn?

Cách phòng ngừa quầng thâm dưới mắt

quầng thâm dưới mắt

Bạn có thể ngăn ngừa sự xuất hiện của quầng thâm mắt bằng cách thay đổi lối sống theo các lời khuyên sau đây:

• Giảm căng thẳng: Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng sự căng thẳng có thể làm tăng xuất hiện quầng thâm. Vì thế bạn hãy thư giãn cơ thể, dành thời gian nghỉ ngơi và ngủ đúng giờ giấc để hạn chế tình trạng này.

• Bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời: Bạn nên đeo kính râm chống tia UV che kín vùng mắt và sử dụng kem chống nắng để giúp ngăn ngừa hoặc giảm quầng thâm.

• Từ bỏ thói quen xấu: Thói quen hút thuốc và uống quá nhiều rượu có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa của cơ thể và làm tăng nguy cơ quầng thâm dưới mắt.

Khi hiểu rõ hơn vấn đề mắt thâm là bệnh gì và biết rõ các nguyên nhân gây ra quầng thâm dưới mắt, bạn sẽ tìm được cách loại bỏ đôi mắt “gấu trúc” nhanh chóng và hiệu quả hơn. Bạn hãy điều chỉnh lối sống lành mạnh và tuân theo chỉ định của bác sĩ để trông luôn tươi tắn và rạng rỡ mỗi khi soi gương nhé!

Hoàng Trí HELLO BACSI

Từ khóa » đen Con Mắt