Mẫu Bài Tiểu Luận Cuối Khóa Bồi Dưỡng Cán Bộ Quản Lý THCS
Có thể bạn quan tâm
Bài tiểu luận cuối khóa bồi dưỡng cán bộ quản lý trường THCS
- 1. Mẫu bài tiểu luận cuối khóa bồi dưỡng cán bộ quản lý trường THCS
- 2. Hướng dẫn cách viết tiểu luận cuối khóa bồi dưỡng cán bộ quản lý THCS
- 2.1. Cách chọn đề tài tiểu luận bồi dưỡng cán bộ quản lý THCS
- 2.2. Cách trình bày tiểu luận bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục THCS
- 3. Mẫu bài tiểu luận cuối khóa bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp THCS (Mẫu 2)
Mẫu bài tiểu luận cuối khóa bồi dưỡng cán bộ quản lý THCS là mẫu bản tiểu luận cuối khóa bồi dưỡng của cán bộ quản lý trường THCS. Mẫu bài tiểu luận nêu rõ thông tin của người làm tiểu luận, nội dung của tiểu luận... Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu bài tiểu luận cuối khóa bồi dưỡng cán bộ quản lý trường THCS tại đây.
- Mẫu kế hoạch cá nhân của giáo viên THCS năm học 2017-2018
- Mẫu đơn xin chuyển trường
- Mẫu phiếu đánh giá tiết dạy cấp THCS
1. Mẫu bài tiểu luận cuối khóa bồi dưỡng cán bộ quản lý trường THCS
Nội dung cơ bản của mẫu bài tiểu luận cuối khóa bồi dưỡng cán bộ quản lý THCS như sau:
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ XII đã khẳng định: "Tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế… đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao… đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chú trọng công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới…". Để đáp ứng nhu cầu đổi mới của xã hội, ngành giáo dục đặt ra cho hệ thống giáo dục nói chung và bậc THCS nói riêng, việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục là một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho những nhà quản lý cũng như mỗi người giáo viên. Chất lượng giảng dạy và giáo dục của nhà trường, phụ thuộc vào đội ngũ giáo viên.
Chúng ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Để hoàn thành nhiệm vụ nặng nề này, một trong nhưng giải pháp quan trọng là chúng ta cần phải nâng cao chất lượng giáo dục. Đặc biệt phải chú trọng đến chất lượng giáo dục phổ thông trong đó có bậc THCS, bởi lẽ, trường THCS là đơn vị cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng của trường phổ thông.
Quá trình giảng dạy và giáo dục là: “Nâng cao chất lượng dạy và học”. Chú tâm xây dựng chuyên môn một cách khoa học là nhân tố quan trọng góp phần thắng lợi to lớn trong công cuộc cải cách giáo dục. Tạo ra con người mới xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu to lớn của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp đào tạo và bồi dưỡng thế hệ mai sau. Việc dạy học và giáo dục con người phải tuân theo những nguyên tắc sư phạm và cơ sở khoa học, dựa trên sự tuân thủ những quy chế chuyên môn. Vì vậy, cần nhận thức sâu sắc về nề nếp chuyên môn của nhà trường trong việc chỉ đạo và thực hiện, nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục trong nhà trường.
Dạy học là một hoạt động có tính chất quyết định sự phát triển của nền
giáo dục nói chung. Trong đó đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Trong giai đoạn hiện nay, việc giảng dạy theo chương trình THCS mới cuả Bộ giáo dục và đào tạo đòi hỏi người giáo viên phải có đủ trình độ đáp ứng nhiệm vụ chính trị nêu trên. Chính vì vậy, công tác chuyên môn trong trường có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học.
Trước tình hình ngành giáo dục đang tiến hành cải cách nhằm cải thiện chất lượng giáo dục và đáp ứng sự phát triển của giáo dục trên quy mô rộng lớn, cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế hiện nay. Nhưng trong thực tế chỉ đạo thực hiện, chúng ta chưa đi sâu vào khoa học giáo dục, chưa đi sâu vào tổng kết công tác chỉ đạo hoạt động dạy học, chưa hướng vào việc tổ chức và giải quyết những vấn đề cụ thể về chuyên môn.
Do đó, việc quản lý, chỉ đạo công tác chuyên môn trong nhà trường là một yêu cầu cần thiết của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Thực tế trong thời gian qua, các trường THCS trong địa bàn huyện ................ nói chung và trường THCS Đồng Tân nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc dạy - học. Tuy nhiên so với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nuớc và yêu cầu giáo dục hiện nay thì đội ngũ giáo viên của truờng cần phải đầu tư tự học tự nghiên cứu trau dồi năng lực thì mới đáp ứng được.
Từ những năm trực tiếp tham gia công tác quản lí trường học, chúng tôi thấy vai trò của người Hiệu trưởng là đặc biệt quan trọng trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học để thực hiện một cách tối ưu mục tiêu đã đề ra. Với lí do trên chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài "Biện pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường THCS .....................................".
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ vai trò, thực trạng công tác quản lý của Hiệu trưởng đối với công tác chuyên môn ở Trường THCS.............. từ năm học .............. đến nay, chúng tôi đề xuất một số biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy học của Hiệu trưởng, từ đó nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng giáo dục trong Trường THCS .................
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận công tác chuyên môn và các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS hiện nay.
Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng của công tác quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng từ năm học ................. đến nay.
Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động dạy học của Hiêu trưởng trường THCS ..............................
- Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý hoạt động dạy học của Hiêu trưởng trường THCS ...........................
5. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu vai trò của Hiệu trưởng trong công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên ở Trường THCS ............... huyện ................... Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi có sử dụng số liệu điều tra tại trường THCS ............................... để so sánh.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Phương pháp quan sát.
Phương pháp điều tra, phỏng vấn.
Phương pháp phân tích và tổng hợp.
Mời bạn đọc cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin
2. Hướng dẫn cách viết tiểu luận cuối khóa bồi dưỡng cán bộ quản lý THCS
2.1. Cách chọn đề tài tiểu luận bồi dưỡng cán bộ quản lý THCS
Chọn đề tài là bước đầu tiên của hành trình viết bài tiểu luận, Một bài tiểu luận đạt yêu cầu không chỉ về hình thức, nội dung mà còn thu hút người đọc ngay từ tên đề tài. Tên đề tài đề cập đến vấn đề gì, có mang tính thời sự được quan tâm hay không, mang tính thiết thực như thế nào... Để chọn được đề tài hay, với cán bộ quản lý giáo dục cấp THCS, trên cương vị công tác, người viết cần dựa vào nhiệm vụ bản thân đang thực hiện để lên đề tài.
Đề tài tiểu luận không cần phải là vấn đề quá to tát, người viết nên chọn ra từ chính một trong các nhiệm vụ mình đang thực hiện hằng ngày, tham khảo thêm giáo trình, sách báo, các bài nghiên cứu từ trước để tìm ra tên đề tài phù hợp, vừa sức với bản thân.
Tên đề tài cũng cần ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo đủ nội dung gồm phạm vi, đối tượng, chủ đề và khoảng thời gian nghiên cứu. (không quá 25 từ)
2.2. Cách trình bày tiểu luận bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục THCS
Một bài tiểu luận hoàn chỉnh cần hoàn thiện đúng theo cấu trúc quy định có sẵn, cấu trúc, cách tình bày cơ bản của một bài tiểu luận như sau:
1_ Mở đầu
- Nêu lý do chọn đề tài
2_ Nội dung: Phân tích và giải quyết tình huống
- Cơ sở lý luận
- Thực trạng hiện nay (tình hình thực tế trong khoảng thời gian tiểu luận nghiên cứu)
- Nguyên nhân và hậu quả
- Xác định mục tiêu giải quyết tình huống
- Xây dựng và lựa chọn phương án giải quyết
3__Kết luận và kiến nghị
4__Phụ lục
- Tài liệu tham khảo (nếu có)
- Danh mục chữ viết tắt (nếu có_
- Danh mục các bảng biểu, đồ thị (nếu có)
3. Mẫu bài tiểu luận cuối khóa bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp THCS (Mẫu 2)
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA
Lớp bồi dưỡng CBQL trường học tỉnh................
CÔNG TÁC QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT –THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THCS .........
1. Lý do chọn chủ đề tiểu luận.
Giáo dục và đào tạo là động lực cho sự phát triển khoa học và công nghệ, phát triển kinh tế đất nước. có thể khẳng định rằng không có giáo dục thì không có bất cứ sự phát triển nào đối với con người , đối với nền kinh tế -văn hóa của đất nước. Do đó cở sở vật chất và thiết bị dạy học (CSVC-TBDH) được xem như một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo.
Tầm quan trọng của cơ sở vật chất –thiết bị dạy học ở các cơ sở giáo dục nói chung và ở trường THCS nói riêng được khẳng đinh từ : Văn kiện Đại Hội Đảng toàn quốc đến các văn bản của Quốc hội, Chính phủ và Bộ giáo dục như: Quyết định số 27/2001/QĐ-BGD ĐT về quy chế công nhận trường chuẩn, Quyết định số 07/2007 QĐ-BGD ĐT ban hành điều lệ trường phổ thông. Công văn số 4381/BGD ĐT-CSVC, ngày 6/7/2011… Đã khẳng định cở sở vật chất và thiết bị dạy học là phương tiện lao động của các nhà giáo và học sinh, là trong các điều kiện thiết yếu để tiến hành quá trình dạy học.
Vì vậy cở sở vật chất và thiết bị dạy học là tiền đề quan trọng của việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học , góp một phần cho định hướng phát triển nền giáo dục nước nhà theo hướng đổi mới căn bản và toàn diện.
Ở trường............. , cở sở vật chất và thiết bị dạy học chưa thực sự đảm bảo được yêu cầu nhà trường trong thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Kĩ năng sử dụng cở sở vật chất và thiết bị dạy học của giáo viên-học sinh còn nhiều bất cập, dẫn đến hiệu quả giáo dục chưa cao, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đổi mới công tác quản lý CSVC-TBDH theo quan điểm hiệu quả.
Chính vì những lý do trên nên tôi chọn chủ đề tiểu luận:“Công tác quản lý cơ sở vật chất- Thiết bị dạy học ở trường ...............”.
2.Thực trạng quản lý và sử dụng CSVC-TBDH ở trường THCS Nhân Đạo.
2.1 Đặc điểm tình hình của nhà trường
Khái quát tình hình nhà trường trong năm học trước
Thuận lợi và khó khăn về cơ sở vật chất - Thiết bị dạy học của nhà trường
2.2.Thực trạng quản lý và sử dụng CSVC-TBDH ở trường............
Năm học ........... nhà trường tiếp tục tăng cường công tác quản lý và sử dụng CSVC-TBDH .
Nhà trường được sự ủng hộ của ban đại diện hội phụ huynh học sinh, được sự quan tâm của phòng giáo dục huyện .............và của sở giáo dục đào tạo tỉnh, của các cấp ủy Đảng-chính quyền địa phương, do đó đã mua sắm và trang bị được một số lượng TBDH đáng kể, song so với nhu cầu phát triển của nhà trường chuẩn bị xây dựng thành trường chuẩn quốc gia cấp độ 1 thì còn thiếu nhiều, chưa đồng bộ, đặc biệt là vấn đề quản lý sử dụng chưa thật hiệu quả, cần nỗ lực hơn nữa trong quản lý, sử dụng và bảo quản, tăng cường mua sắm và bổ sung CSVC-TBDH để đáp ứng yêu cầu xây dựng trường chuẩn quốc gia.
- Kẻ bảng thống kê cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trong năm học trước của trường, gồm các thông tin: tên, số lượng, diện tích, chất lượng, ghi chú.
2.2.2.Công tác kiểm kê tài sản, lập kế hoạch mua sắm CSVC-TBDH.
- Nhà trường quyết định thành lập Ban kiểm kê tài sản ngày từ đầu năm học.......... gồm các thành phần như sau : Ban giám hiệu, Kế toán, chủ tịch Công đoàn, Thanh tra nhân dân, các cán bộ thiết bị, cán bộ thư viện và một số giáo viên am hiểu về thiết bị dạy học.
- Ban kiểm kê chịu trách nhiệm kiểm kê số lượng tài sản theo từng chủng loại, đối chiếu với sổ sách kế toán; đồng thời đánh giá chất lượng còn lại của tài sản.
- Đối với những tài sản chưa có giá, Ban kiểm kê căn cứ giá trên thị trường tự áp giá để làm căn cứ ghi giá trị tài sản vào hệ thống sổ sách kế toán của đơn vị.
- Đối với những tài sản hư hỏng không sửa chữa được, Ban kiểm kê lập biên bản đề nghị thanh lý. Căn cứ các quy định về quản lý tài sản hiện hành, Hiệu trưởng nhà trường quyết định cho thanh lý đối với những tài sản thuộc thẩm quyền hoặc đề nghị cấp trên cho thanh lý đối với những tài sản thuộc thẩm quyền quyết định của cấp trên.
- Đối với những tài sản chênh lệch (thừa, thiếu) giữa số liệu kiểm kê với sổ sách kế toán, Ban kiểm kê lập biên bản đề nghị hiệu trưởng có biện pháp xử lý.
- Căn cứ số lượng tài sản sau kiểm kê, căn cứ vào danh mục thiết bị dạy học tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, nhà trường lập kế hoạch mua sắm bổ sung để đảm bảo đủ thiết bị dạy học và các phương tiện làm việc cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường.
Kết quả kiểm kê như sau: Kẻ bảng danh mục gồm: tên, số lượng được cấp và mua, số lượng sau khi kiểm kê, tình trạng (sử dụng được hoặc hỏng)
2.2.3 Công tác sử dụng CSVC-TBDH.
Việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên trên lớp
................
Mời bạn đọc cùng tải về bản ZIP để xem đầy đủ nội dung thông tin
Trên đây Hoatieu.vn đã giới thiệu đến bạn đọc Mẫu bài tiểu luận cuối khóa bồi dưỡng cán bộ quản lý THCS năm 2024. Mời bạn đọc đón đọc các bài viết khác tại mục Biểu mẫu.
Từ khóa » Bài Tiểu Luận Lớp Quản Lý Giáo Dục Thcs
-
Tiểu Luận Lớp Quản Lý Giáo Dục Thcs - 123doc
-
Bài Tiểu Luận Lớp Cán Bộ Quản Lý Giáo Dục - 123doc
-
110 Tên Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Giáo Dục Hay Nhất ( Update ...
-
Tiểu Luận Cán Bộ Quản Lý THCS - Giáo án Khác - Dong Thuy Hong
-
Tổng Hợp Các Tiểu Luận Quản Lý Giáo Dục Hay Nhất 2022
-
Danh Sách 30 Đề Tài Tiểu Luận Tốt Nghiệp Lớp Quản Lý Giáo Dục ...
-
Download Tài Liệu Tiểu Luận Quản Lý Giáo Dục
-
Tiểu Luận Cuối Khóa Lớp Cán Bộ Quản Lý Giáo Dục THCS - Thả Rông
-
Danh Sách 30 đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Giáo Dục Mới Và Chọn Lọc
-
Top 10 đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Giáo Dục 2022 - Học Tốt
-
Top 30 Tiểu Luận Lớp Quản Lý Giáo Dục 2022 - Thả Rông
-
Quản Lý Hoạt động Trải Nghiệm Ngoài Giờ Lên Lớp Của Học Sinh ...
-
No Photo Description Available. - Facebook