Mẫu Biên Bản Nghiệm Thu Hệ Thống Chống Sét Chi Tiết Nhất
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu biên bản nghiệm thu hệ thống chống sét là gì?
- 2 2. Mẫu biên bản nghiệm thu hệ thống chống sét:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo:
- 4 4. Quy định về hệ thống chống sét:
1. Mẫu biên bản nghiệm thu hệ thống chống sét là gì?
Mẫu biên bản nghiệm thu hệ thống chống xét là mẫu biên bản được lập ra khi tiến hành nghiệm thu hệ thống chống sét tại các công trình xây dựng. Mẫu biên bản nghiệm thu hệ thống chống sét nêu rõ thông tin về thiết bị/ cụm thiết bị được nghiệm thu, thành phần trực tiếp nghiệm thu, thời gian nghiệm thu, đánh giá công việc nghiệm thu, kết luận của ban nghiệm thu…
Mẫu biên bản nghiệm thu hệ thống chống sét được dùng để ghi chép lại quá trình nghiệm thu hệ thống chống sét. Mẫu biên bản nghiệm thu hệ thống sét là cơ sở để xem xét, đánh giá, kết luận về việc hệ thống chống sét đó có đủ những điều kiện về tiêu chuẩn quốc gia để được đưa vào sử dụng hay chưa.
2. Mẫu biên bản nghiệm thu hệ thống chống sét:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do- Hạnh phúc
——————-
…., Ngày…. tháng …. năm ….
BIÊN BẢN SỐ ………………….
NGHIỆM THU HỆ THỐNG CHỐNG SÉT
CÔNG TRÌNH ………(Tên công trình: nhà ở, biệt thự, chung cư, …..)
1.Thiết bị/Cụm Thiết bị được nghiệm thu:
Hệ thống chống sét tại………. (nêu rõ địa chỉ đặt hệ thống) (1)
2. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
a) Người giám sát thi công xây dựng hệ thống chống sét của Chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của Tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu;
b) Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của Nhà thầu thi công xây dựng hệ thống chống sét.
Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu công việc xây dựng của tổng thầu với nhà thầu phụ.
3. Thời gian nghiệm thu: (2)
Bắt đầu:………. ngày………. tháng……… năm……….
Kết thúc:………. ngày………. tháng……… năm……….
Tại: …………
4. Đánh giá công việc xây dựng đã thực hiện: (3)
a) Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu:
– Đơn xác nhận đã hoàn thành hệ thống chống sét của người phụ trách công trình hệ thống chống sét.
– Đơn xin nghiệm thu công trình của Chủ nhà thầu
– Biên bản các quy trình của công trình xây dựng
b) Về chất lượng lắp đặt thiết bị
– Hệ thống chống sét cấp độ mấy?
– Mật độ sét đánh: bao nhiêu lần/km2/năm?
………
c) Các ý kiến khác nếu có…………
d) Ý kiến của người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư về công tác nghiệm thu công việc xây dựng của tổng thầu đối với nhà thầu phụ.
5. Kết luận:(4)
Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu, đồng ý cho triển khai các công việc xây dựng tiếp theo.
Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc xây dựng đã thực hiện và các yêu cầu khác nếu có.
GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG
(của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu).
(Ghi rõ họ tên, chức vụ)
KỸ THUẬT THI CÔNG TRỰC TIẾP
(của Nhà thầu thi công xây dựng công trình)
(Ghi rõ họ tên, chức vụ)
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền địa chỉ đặt hệ thống
(2): Điền thời gian, địa điểm nghiệm thu
(3): Điền đánh giá công việc xây dựng đã thực hiện
(4): Điền kết luận
4. Quy định về hệ thống chống sét:
– Cơ sở pháp lý: Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9385:2012
* Hệ thống chống sét có chức năng như sau:
– Chức năng của hệ thống thu và dẫn sét là thu hút sét đánh vào nó rồi chuyển dòng điện do sét tạo ra xuống đất một cách an toàn, tránh sét đánh vào các phần kết cấu khác cần được bảo vệ của công trình. Phạm vi thu sét của một hệ thống thu và dẫn sét không cố định nhưng có thể coi là một hàm của mức độ tiêu tán dòng điện sét. Bởi vậy phạm vi thu sét là một đại lượng thống kê.
– Mặt khác, phạm vi thu sét ít bị ảnh hưởng bởi cách cấu tạo hệ thống thu và dẫn sét, cho nên sự sắp đặt theo chiều ngang và chiều thẳng đứng là tương đương nhau. Do đó không nhất thiết phải sử dụng các đầu thu nhọn hoặc chóp nhọn, ngoại trừ việc đó là cần thiết về mặt thực tiễn.
* Nguyên tắc chung về việc chống sét
– Các công trình có nguy cơ cháy nổ cao như nhà máy sản xuất thuốc nổ, kho chứa nhiên liệu hoặc tương đương cần sự bảo vệ cao nhất khỏi các nguy cơ bị sét đánh. Chi tiết cho việc bảo vệ các công trình này xem trong Điều 18.
– Đối với các công trình khác, các yêu cầu về phòng chống sét được đề cập đến trong tiêu chuẩn này là đủ đáp ứng và câu hỏi duy nhất được đặt ra là có cần chống sét hay không.
Trong nhiều trường hợp, yêu cầu cần thiết phải chống sét là rõ ràng, ví dụ:
+ Nơi tụ họp đông người;
+ Nơi cần phải bảo vệ các dịch vụ công cộng thiết yếu;
+ Nơi mà quanh khu vực đó thường xuyên xảy ra sét đánh;
+ Nơi có các kết cấu rất cao hoặc đứng đơn độc một mình;
+ Nơi có các công trình có giá trị văn hóa hoặc lịch sử;
+ Nơi có chứa các vật liệu dễ cháy, nổ.
– Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp khác thì không dễ quyết định. Trong các trường hợp đó cần tham khảo 7.2; 7.3; 7.4; 7.5; và 7.6 về nhiều yếu tố ảnh hưởng đến xác suất sét đánh và các phân tích về hậu quả của nó.
– Cũng có một số yếu tố không thể đánh giá được và chúng có thể bao trùm lên tất cả các yếu tố khác. Ví dụ như yêu cầu không xảy ra các nguy cơ có thể tránh được đối với cuộc sống của con người hoặc là việc tất cả mọi người sống trong tòa nhà luôn cảm thấy được an toàn có thể quyết định cần có hệ thống chống sét, mặc dù thông thường thì điều này là không cần thiết.
– Không có bất cứ hướng dẫn cụ thể nào cho những vấn đề như vậy nhưng có thể tiến hành đánh giá căn cứ vào xác suất sét đánh vào công trình với những yếu tố sau:
+ Công năng của tòa nhà.
+ Tính chất của việc xây dựng tòa nhà đó.
+ Giá trị của vật thể trong tòa nhà hoặc những hậu quả do sét đánh gây ra.
+ Vị trí tòa nhà.
+ Chiều cao công trình.
* Xác định xác suất sét đánh vào công trình được quy định như sau:
– Xác suất của một công trình hoặc một kết cấu bị sét đánh trong bất kỳ một năm nào đó là tích của “mật độ sét phóng xuống đất” và “diện tích thu sét hữu dụng” của kết cấu. Mật độ sét phóng xuống đất – Ng là số lần sét phóng xuống mặt đất trên 1 km2 trong một năm. Giá trị Ng thay đổi rất lớn. Ước tính giá trị Ng trung bình năm được tính toán bằng quan sát trong rất nhiều năm cho các vùng trên thế giới được cho trong Bảng 4 và Hình 1. Bản đồ mật độ sét đánh trung bình trong năm trên lãnh thổ Việt Nam được cho ở Hình 2 (Do viện Vật lý địa cầu ban hành năm 2006). Số liệu về mật độ sét đánh trung bình trong năm tại các trạm khí tượng ở Việt Nam được cho ở Phụ lục E.
– Các mức đồng mức được sử dụng trên bản đồ ở Hình 2 dao động từ 1,4 đến 13,7. Khi áp dụng giá trị mật độ sét phóng xuống đất cho một vị trí không nằm trên đường đồng mức để tính toán nên lấy giá trị lớn hơn giữa các giá trị đường đồng mức lân cận nó. Ví dụ vị trí nằm giữa hai đường đồng mức có giá trị là 5,7 và 8,2 thì có thể lấy giá trị mật độ sét phóng xuống đất là 8,2 lần/km2/năm; vị trí nằm giữa hai đường đồng mức có giá trị là 8,2 và 10,9 thì lấy giá trị mật độ sét phóng xuống đất là 10,9 lần/km2/năm; vị trí nằm ở vùng có giá trị lớn hơn 13,7 thì lấy giá trị mật độ sét phóng xuống đất 16,7 lần/km2/năm. Có thể tham khảo Phụ lục E về mật độ sét phóng xuống đất cho các địa danh được lập trên cơ sở bản đồ mật độ sét (xem Hình 2) và khuyến cáo ở mục này.
– Diện tích thu sét hữu dụng của một kết cấu là diện tích mặt bằng của các công trình kéo dài trên tất cả các hướng có tính đến chiều cao của nó. Cạnh của diện tích thu sét hữu dụng được mở rộng ra từ cạnh của kết cấu một khoảng bằng chiều cao của kết cấu tại điểm tính chiều cao. Bởi vậy, đối với một tòa nhà hình chữ nhật đơn giản có chiều dài L, chiều rộng W, chiều cao H (đơn vị tính là m), thì diện tích thu sét hữu dụng có độ dài (L + 2H) m và chiều rộng (W + 2H) m với 4 góc tròn tạo bởi đường tròn có bán kính là H. Như vậy diện tích thu sét hữu dụng Ac (m2) sẽ là (xem Hình 3 và ví dụ ở Phụ lục D:
Ac = LW + 2 LH + 2WP + pH2
Xác suất sét đánh vào công trình trong một năm, p được tính như sau:
P = Ac x Ng x 10-6
* Diễn giải xác suất sét đánh tổng hợp
– Phương pháp xác suất trong tiêu chuẩn này nhằm mục đích hướng dẫn cho các trường hợp khó quyết định. Nếu kết quả tính được nhỏ hơn 10-5 (1 trong 100 000) khá nhiều thì nhiều khả năng không cần đến hệ thống chống sét; nếu như kết quả lớn hơn 10-5, ví dụ 10-4 (1 trong 10 000) thì cần có các lí do xác đáng để làm cơ sở cho việc quyết định không làm hệ thống chống sét.
– Khi được cho là các hậu quả dây chuyền sẽ là nhỏ và ảnh hưởng của một cú sét đánh sẽ chỉ gây hư hại rất nhẹ đối với kết cấu của công trình, có thể sẽ là tiết kiệm nếu không đầu tư làm hệ thống chống sét và chấp nhận rủi ro đó. Tuy nhiên ngay cả việc quyết định như vậy cũng cần phải tính toán để biết được mức độ rủi ro đó.
– Các kết cấu cũng rất đa dạng và dù có sử dụng phương pháp đánh giá nào đi nữa cũng có thể cho các kết quả không bình thường và những người sẽ phải quyết định liệu sự bảo vệ là cần thiết hay không có thể sẽ phải sử dụng kinh nghiệm và sự phán quyết của mình. Ví dụ như một ngôi nhà kết cấu khung thép có thể được nhận định là có xác suất sét đánh thấp, tuy nhiên việc thêm hệ thống chống sét và nối đất sẽ nâng cao khả năng chống sét rất nhiều nên chi phí để lắp đặt thêm hệ thống này có thể được xem là hợp lý.
– Đối với các ống khói bằng gạch hoặc bê tông, kết quả tính xác suất sét đánh tổng hợp có thể thấp. Tuy nhiên nếu chúng đứng một mình hoặc vươn cao hơn các kết cấu xung quanh hơn 4,5 m thì cần phải chống sét cho dù xác suất sét đánh có giá trị nào đi nữa. Những ống khói như vậy sẽ không áp dụng được phương pháp xác suất sét đánh tổng hợp. Tương tự như vậy, các kết cấu chứa chất nổ hay dễ cháy cần được xem xét thêm các yếu tố khác nữa
Từ khóa » Tiêu Chuẩn Nghiệm Thu Hệ Thống Chống Sét
-
TCVN 9385:2012 - Chống Sét Cho Công Trình Xây Dựng - Hướng Dẫn ...
-
Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 9385:2012 (BS 6651:1999) Về Chống Sét ...
-
TCVN 9385-2012 Quy định Về Chống Sét Cho Công Trình
-
TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG CHỐNG SÉT CHO CÔNG TRÌNH XÂY ...
-
TCVN 9385 : 2012 CHỐNG SÉT CHO CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
-
Giám Sát Thi Công Và Nghiệm Thu Công Tác Lắp đặt Thiết Bị Chống Sét
-
Tiêu Chuẩn Chống Sét Và Một Số Lưu ý Quan Trọng
-
Tiêu Chuẩn Chống Sét - Tiếp đất Của Việt Nam Và Quốc Tế - Thy An
-
Tiêu Chuẩn Hệ Thống Chống Sét: Lắp Đặt - Nghiệm Thu - Kiểm ...
-
Tiêu Chuẩn Chống Sét Mới Nhất
-
Tiêu Chuẩn Chống Sét Mới Nhất Việt Nam - Quang Hưng
-
Đo, Thử Nghiệm điện Trở Chống Sét Cho Công Trình Xây Dựng - TCVN ...
-
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VỀ CHỐNG SÉT CHO CÔNG TRÌNH XÂY ...
-
Tiêu Chuẩn IEC 61643-21 (Yêu Cầu Kỹ Thuật Của Thiết Bị Chống Sét ...