Tiêu Chuẩn Hệ Thống Chống Sét: Lắp Đặt - Nghiệm Thu - Kiểm ...

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã biết đến sét là một hiện tượng từ tự nhiên và có mức độ nguy hiểm cực kỳ cao. Nhưng khi nhắc đến tiêu chuẩn về chống sét thì không phải ai cũng biết và nắm vững. Trong khi đó, kiến thức này lại vô cùng quan trọng và cần thiết. Chính vì thế, trong bài viết hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ với bạn những kiến thức bổ ích và hữu dụng về vấn đề này để biết cách bảo vệ sức khỏe, tính mạng và tài sản của chính mình và người thân.

Mục lục

Tiêu chuẩn về hệ thống chống sét

- Tiêu chuẩn lắp đặt hệ thống chống sét - Tiêu chuẩn nghiệm thu chống sét - Kiểm định hệ thống chống sét

Tiêu Chuẩn Về Hệ Thống Chống Sét

Có một thực tế mà chúng ta dễ dàng nhận thấy chính là con người đang ngày càng phải gánh chịu “vô vàn” sự khắc nghiệt của mẹ thiên nhiên. Những trận bão, lũ và thiên tai khác xảy ra ngày một nhiều hơn và đến một cách rất bất thường, khó đoán trước, đi kèm với những thiên tai này luôn luôn có sự hiện diện của sét.

Việt Nam chúng ta là một trong những quốc gia phải gánh chịu rất nhiều những thiệt hại do sét, cả về người và của. Theo thống kê, trung bình mỗi năm, chúng ta phải nhận số lượng tia sét đánh lên tới con số hơn 2 triệu, làm cho hàng chục người tử vong và còn chưa liệt kê đến những thiệt hại về tài sản.

Chính vì những hậu quả nặng nề và khôn lường này mà việc lắp đặt một hệ thống chống sét đạt tiêu chuẩn là vô cùng cần thiết. Trước tiên thì chúng ta cần phải nắm được các quy định về hệ thống chống sét. Nhìn chung, các quy định này chỉ mang tính tổng quát. Do đó mà khi chúng ta ứng dụng vào một hệ thống chống sét cụ thể nào đó cần tính toán đến nhiều yếu tố khách quan khác.

Trước khi thực hiện việc thiết kế và lắp đặt hệ thống chống sét thì bạn cần xác định rõ công trình này có cần chống sét hay không. Trong trường hợp việc lắp đặt hệ thống chống sét là cần thiết thì sẽ phải chú ý đến những vấn đề gì?

Trên thực tế chúng ta sẽ gặp rất nhiều công trình không được xây dựng với các chi tiết kim loại phù hợp. Phù hợp ở đây đó chính là việc kết hợp để thiết kế hệ thống chống sét an toàn và thẩm mỹ. Có nghĩa là bạn cần phải tính toán để làm sao đảm bảo được tiêu chuẩn hệ thống chống sét. Đồng thời cũng không làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của công trình đó. Đây cũng là yêu cầu thiết thực của thời buổi hiện nay.

Để đáp ứng được tính kinh tế khi lắp đặt hệ thống chống sét chúng ta nên biết cách tận dụng những gì đã có sẵn. Cụ thể nếu như công trình có nhiều chi tiết bằng kim loại thì sẽ kết hợp những bộ phận đó. Mục đích là để gia tăng được số lượng bộ phận dẫn sét. Với cách làm này vừa tiết kiệm mà vừa hạn chế ảnh hưởng đến vẻ đẹp thẩm mỹ của công trình.

Sử dụng hệ thống chống sét cố định ngay trên bề mặt của công trình. Mục đích là để hạn chế các rủi ro do sét tác động đến. Ví dụ như việc phá hủy lớp sơn bên ngoài, phá hủy các khối xây có cốt thép,...

Cuối cùng là phải đảm bảo hệ thống chống sét được thiết kế hoàn toàn hệ thống. Bảo vệ công trình khỏi tác động của sét qua một khối thống nhất chứ không phải là việc tách rời các bộ phận của công trình đó.

Tiêu Chuẩn Lắp Đặt Hệ Thống Chống Sét

Sau khi đã xác định được chính xác về những tiêu chuẩn hệ thống chống sét chúng ta có thể triển khai lắp đặt hệ thống. Và để đảm bảo cho hệ thống hoạt động hiệu quả phải tuân theo những tiêu chuẩn lắp đặt hệ thống chống sét.

Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều những văn bản có quy định về tiêu chuẩn lắp đặt và tiến hành thi công hệ thống chống sét. Tuy nhiên về cơ bản, chúng ta có thể nắm được các tiêu chuẩn như sau:

Đảm bảo hệ thống chống sét có đầy đủ các bộ phận cơ bản. Thông thường gồm có các bộ phận như: bộ phận thu sét, dây dẫn thoát sét, bộ phận thiết bị đếm sét và hệ thống tiếp địa. Đây cũng chính là một trong những yếu tố cơ bản để có thể kiểm định hệ thống chống sét sau này.

  • Thứ nhất, đối với bộ phận thu sét. Đây chính là bộ phận có vai trò quan trọng nhất trong hệ thống chống sét. Chính vì vậy mà bộ phận thu sét hay kim thu sét luôn được lắp ở vị trí cao nhất trên công trình. Công dụng chính là để thu hút và ngăn chặn được dòng sét khi có có xu hướng tác động tới công trình. Kim thu sét có 2 loại cơ bản:

  • Kim thu sét cổ điển, loại này thường được làm bằng đồng. Tuy nhiên loại kim thu sét này không được nhiều người ưa chuộng vì phạm vi bảo vệ có phần hạn chế.

  • Bộ phận thu sét phát tia tiên đạo: có khả năng phát ra tia tiên đạo. Nhờ đó mà nó có thể chủ động thu sét với phạm vi rộng hơn và vượt trội hơn.

  • Thứ hai là dây dẫn thoát sét. Bộ phận này có thể được làm bằng đồng hoặc là những chất liệu đặc trưng cho khả năng chịu nhiệt cao.

  • Thứ ba là hệ thống tiếp địa: dùng để phân tán dòng sét an toàn.

Khi đã xác định đúng chuẩn các bộ phận trong hệ thống chống sét, việc lắp đặt cần phải tiến hành theo một quy trình tiêu chuẩn. Cụ thể theo các bước sau:

  • Bước 1: Đào rãnh hoặc khoan giếng tiếp đất

  • Bước 2: Tiến hành chôn các điện cực

  • Bước 3: Hoàn trả mặt bằng cho hệ thống tiếp đất

Tiêu Chuẩn Nghiệm Thu Chống Sét

Hệ thống chống sét được lắp đặt hoàn thành nhưng chúng ta vẫn chưa thể đảm bảo được 100% đạt chuẩn. Chính vì vậy mà khâu nghiệm thu hệ thống chống sét cần phải được tiến hành ngay sau đó. Quá trình nghiệm thu sẽ phải tuân thủ theo tiêu chuẩn nghiệm thu hệ thống chống sét.

Toàn bộ quá trình lắp đặt hệ thống chống sét cần phải có một người nắm vững các yêu cầu chuyên môn để kiểm tra xuyên suốt. Mục đích là để xác nhận về cơ bản việc lắp đặt hệ thống chống sét tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn hệ thống chống sét và tiêu chuẩn lắp đặt.

Việc nghiệm thu chống sét sẽ được thể hiện thông qua biên bản nghiệm thu hệ thống chống sét. Chúng ta cũng có mẫu biên bản nghiệm thu hệ thống chống sét để người giám sát có thể đưa ra được kết luận về nghiệm thu công trình chống sét. Trong biên bản nghiệm thu sẽ ghi rõ các mục:

  • Tên thiết bị được nghiệm thu

  • Các thành phần tham gia nghiệm thu

  • Thời gian từ khi bắt đầu đến khi kết thúc việc lắp đặt hệ thống chống sét

  • Đánh giá về chất lượng của hệ thống chống sét

  • Ý kiến chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu

Kiểm Định Hệ Thống Chống Sét

Kiểm định, kiểm tra hệ thống chống sét là quá trình đánh giá khả năng bảo vệ các công trình trước tác động của sét của các hệ thống chống sét đã được lắp đặt và nghiệm thu. Trên thực tế thì đây chính là một công việc cần thiết và rất quan trọng để có thể hạn chế được tối đã những hậu quả do tác động của sét.

Chúng ta có thể biết đến một số những tiêu chuẩn kiểm định hệ thống chống sét như:

  • TCVN 9385:2012

  • TCVN 9358:2012

  • TCXDVN 7447-5-54:2005

  • BS 7430:1998

  • BS 923-2:1980

  • BS 5698-1

  • UL 1449:1985

  • ITU-T K.12 (2000)

Để có thể kiểm định đưa ra nhận xét đúng đắn nhất thì cần phải tiến hành theo đúng quy trình kiểm định hệ thống chống sét. Quy trình kiểm định bao gồm các bước tiến hành như sau:

Bước 1: Thực hiện kiểm tra hồ sơ kỹ thuật của hệ thống

Chuyên gia kiểm định sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ thiết kế và hồ sơ lắp đặt của hệ thống chống sét. Từ đó đưa ra đánh giá về khả năng và phạm vi bảo vệ chính xác nhất của hệ thống này.

Thực hiện xem xét cả các kết quả đã được đưa ra theo quy định kiểm tra định kỳ hệ thống chống sét trước đó.

Bước 2: Kiểm tra thực tế hệ thống chống sét

Cách kiểm tra hệ thống chống sét trên thực tế sẽ tiến hành các công việc theo quy định về kiểm định hệ thống chống sét:

  • Kiểm tra xem giữa hệ thống chống sét thực tế và hồ sơ lắp đặt hệ thống có phù hợp với nhau hay không?

  • Kiểm định tiêu chuẩn của các bộ phận trong hệ thống chống sét. Bao gồm dây thoát sét, kim thu sét, cọc nối đất, bộ đếm sét, thiết bị cắt lọc sét, các thiết bị chống sốc điện SPD.

  • Kiểm tra tất cả các khoảng cách an toàn

  • Đưa ra đánh giá về tác động của hệ thống chống sét với các công trình có liên quan.

Bước 3: Đo điện trở nối hệ thống chống sét

Một cuộc kiểm định muốn có được kết quả chuẩn xác nhất thì việc lấy số liệu đo đạc thực tế luôn là cần thiết. Chúng ta cần phải kiểm tra điện áp để chắc chắn rằng trên cực nối đất không còn tồn tại điện thế dư. Các thiết bị đo cần phải được lắp đặt theo đúng hướng dẫn, đúng tiêu chuẩn.

Tính toán hệ số K phụ thuộc vào độ không đảm bảo của phương pháp đó với K = 1,3. Đồng thời đánh giá điện trở tiếp đất bằng công thức:

Rđánh giá= K x Rđo

Bước 4: Đánh giá kết quả và đưa ra kiến nghị

Việc kiểm định hệ thống chống sét cần phải được tiến hành định kỳ vào các thời điểm sau:

  • Ngay sau khi hoàn thành lắp đặt hệ thống chống sét. Kiểm định lần đầu trước khi hệ thống được đưa vào sử dụng.

  • Hàng năm cần kiểm định lại vào trước mùa mưa hoặc sớm hơn thời điểm kiểm định trước.

  • Trong trường hợp có thay đổi về diện tích công trình hoặc các bộ phận của hệ thống chống sét.

Để có thể thực hiện việc kiểm định thì chúng ta cần phải bỏ ra chi phí kiểm định hệ thống chống sét. Chi phí này phụ thuộc vào từng công trình cụ thể. Có thể là căn cứ vào phạm vi kiểm định và khối lượng công việc cần thực hiện cho việc kiểm định.

Trên đây là một số những thông tin cơ bản nhất về tiêu chuẩn hệ thống chống sét mà chúng ta cần phải tìm hiểu và chú ý. Ngoài ra để được tư vấn cụ thể hơn và báo giá kiểm định hệ thống chống sét, bạn hãy liên hệ sớm nhất với chúng tôi. Các nhân viên có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm sẽ giải đáp thắc mắc của bạn. Đồng thời bạn cũng sẽ được hỗ trợ các dịch vụ có liên quan đến hệ thống chống sét chất lượng nhất với chi phí hợp lý nhất.

--------Công Ty CP Tập Đoàn Xây Dựng Quang Hưng🏭Số 1B/128C Đại La, Hai Bà Trưng, Hà Nội📧quanghung.cse@gmail.com📞0967901917- 0989091727#chongset #chongsetquanghung

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Nghiệm Thu Hệ Thống Chống Sét