Mẫu Biên Bản Sinh Hoạt Chuyên Môn Theo Nghiên Cứu Bài Học

Mẫu biên bản sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học 2024 (9 mẫu)Biên bản sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học năm học 2024-2025Tải về Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & Tải tất cả các File chỉ từ 69.000đ. Tìm hiểu thêm Mua ngay Từ 69.000đ

Biên bản sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là biểu mẫu được sử dụng phổ biến trong trường học, được lập ra nhằm ghi chép lại toàn bộ quá trình họp, nội dung họp sinh hoạt tổ chuyên môn. Qua mẫu biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn này, giáo viên sẽ cùng nhau thiết kế kế hoạch dạy học, dự giờ, quan sát, suy ngẫm và chia sẻ tập trung chủ yếu vào việc học của học sinh.

Mẫu biên bản sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học gồm 3 phần: Biên bản sinh hoạt triển khai kế hoạch; Biên bản tổ chức dạy minh họa và dự giờ; Biên bản sinh hoạt thảo luận rút kinh nghiệm, tổng kết. Mời các bạn tham khảo.

Mẫu biên bản sinh hoạt chuyên môn hàng tháng của giáo viên 2024

  • 1. Biên bản sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là gì?
  • 2. Mẫu biên bản sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học
    • 2.1. Biên bản sinh hoạt triển khai kế hoạch
    • 2.2. Biên bản sinh hoạt chuẩn bị bài giảng minh họa
    • 2.3. Biên bản sinh hoạt thảo luận rút kinh nghiệm, tổng kết
  • 3. Biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn khối 1
  • 4. Biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn khối 2+3
  • 5. Biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn khối 4+5
  • 6. Biên bản sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học THCS
  • 7. Biên bản sinh hoạt chuyên môn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá
  • 8. Hướng dẫn viết biên bản sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học
  • 9. Các bước sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

1. Biên bản sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là gì?

- Vào đầu năm học, tổ trưởng chuyên môn giao nhiệm vụ cho giáo viên nghiên cứu Chương trình giáo dục phổ thông (Chương trình tổng thể, Chương trình các môn học và hoạt động giáo dục ở tiểu học), đề xuất nội dung cần thảo luận trong năm học, trình Hiệu trưởng nhà trường phê duyệt thực hiện.

- Thành viên trong tổ chuyên môn tìm hiểu, nghiên cứu các nội dung theo kế hoạch; chia sẻ, trao đổi, thảo luận trong các buổi sinh hoạt chuyên môn.

Nội dung chính của biên bản sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học thông thường sẽ có những nội dung như:

+ Giáo viên trong khối cùng chọn một bài dạy minh họa để tiến hành soạn thống nhất phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh.

+ Thống nhất chọn ra bài dạy minh họa, lý do chọn bài dạy.

+ Xác định mục tiêu cần đạt khi giảng dạy bài học.

+ Tổ trưởng chỉ định một giáo viên trong tổ soạn bài.

+ Chọn thời gian dự kiến dạy trên lớp học.

+ Giáo viên thảo luận nội dung, phương pháp dạy phù hợp với đa số học sinh.

+ Đánh giá khả năng tiếp thu bài của học sinh, các hoạt động giáo viên tổ chức trên lớp có hiệu quả hay không, khả năng áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn của học sinh (nếu có)...

=> Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là hoạt động diễn ra thường xuyên tại các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, giáo viên sẽ tập trung phân tích, ghi chép lại các vấn đề liên quan đến nội dung giảng dạy, mục tiêu bài giảng cần đạt, sự tiếp thu của học sinh... Từ đó, tiếp tục thảo luận với đồng nghiệp, nghiên cứu để tìm ra phương án giảng dạy tối ưu, phù hợp với đặc điểm của mỗi lớp. Thông qua sinh hoạt chuyên môn sẽ tạo cơ hội cho các giáo viên được nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm, phát huy khả năng sáng tạo của mình trong hoạt động dạy, đặc biệt là các hoạt động có giáo viên khác dự giờ.

Dưới đây là các mẫu Biên bản sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học được giáo viên sử dụng phổ biến tại các nhà trường trong các buổi sinh hoạt chuyên môn các bạn nhé.

2. Mẫu biên bản sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

Biên bản sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học
Biên bản sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

2.1. Biên bản sinh hoạt triển khai kế hoạch

Dưới đây là Biên bản họp sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học lần thứ nhất về việc triển khai kế hoạch.

TRƯỜNG ………………….

TỔ KHỐI …………

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

............, ngày ...... tháng ..... năm ......

BIÊN BẢN HỌP SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔNTHEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC(Lần 1)

Hôm nay vào lúc ... giờ ... ngày ... tháng ... năm ....... Tại văn phòng trường .................... diễn ra buổi sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

Thành phần tham dự: ..............................................

Vắng: ..............................................

Người chủ trì: .............................................. Chức vụ: Tổ trưởng

NỘI DUNG

1- Đ/chí ........................ Tổ trưởng chuyên môn triển khai nội dung buổi sinh hoạt:

Căn cứ Kế hoạch đã đề ra về việc sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, do đó tổ khối yêu cầu giáo viên trong khối cùng chọn một bài dạy để tiến hành soạn thống nhất phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh.

Các thành viên trong tổ lắng nghe nội dung và tiến hành thảo luận để lựa chọn bài dạy minh họa.

+ Đ/c ....................... đề xuất chọn bài: ..............................................

+ Đ/c đã giải thích lý do chọn nội dung: Nội dung bài dạy phù hợp với đối tượng học sinh, dễ triển khai hình thức dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh. Đồng thời có nhiều tư liệu hỗ trợ bài dạy hơn các bài khác trong tuần.

+ Các thành viên trong tổ đã nhất trí với đề xuất trên của đồng chí: .......................

Sau khi lắng nghe các thành viên trong tổ đề xuất chọn bài dạy minh họa, giải thích lí do chọn bài, tổ trưởng chuyên môn đồng ý và kết luận:

+ Giao cho đồng chí: ....................... tiến hành soạn bài: .......................

+ Dự kiến thời gian dạy minh họa: .......................

+ Trước thời gian dạy, tổ sẽ tổ chức sinh hoạt chuyên đề và thảo luận nội dung, phương pháp dạy.

Buổi sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học kết thúc vào lúc ...... giờ cùng ngày có các thành viên trong tổ cùng tham gia và nhất trí.

THƯ KÝ(Ký và ghi rõ họ tên)

TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN(Ký và ghi rõ họ tên)

2.2. Biên bản sinh hoạt chuẩn bị bài giảng minh họa

Dưới đây là Biên bản họp sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học lần thứ hai về việc chuẩn bị bài giảng minh họa.

TRƯỜNG …………………

TỔ KHỐI …………

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc--------------

.........., ngày.... tháng.... năm........

BIÊN BẢN SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN THEO CHUYÊN ĐỀNGHIÊN CỨU BÀI HỌC(Lần 2)

... giờ ngày... tháng ... năm 20...

- Số giáo viên tham dự: .../...

+ Tên người vắng: ... đ/c ( đ/c Luyến có phép).

- Nội dung cuộc họp: Thảo luận về bước chuẩn bị giờ dạy minh họa

- Người thực hiện giờ dạy: .................................................................

- Tên Bài: .............................................................................................

+ Để chuẩn bị cho giờ dạy giáo viên cần nắm rõ được mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Học sinh trình bày được:

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

2. Kỹ năng:

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

3. Thái độ:

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

4. Hình thành phát triển năng lực

+ Để thực hiện tốt người dạy cần trao đổi với các đồng chí trong nhóm:

Đồng chí: .......................................................

Thảo luận về bước tiến hành giờ dạy MH

- Khi tiến hành dạy người dạy cần lưu ý:

+ GV dạy cần quan tâm đến tất cả các HS, không dạy trước hoặc huấn luyện trước cho HS về ND bài học.

+ Phát huy được tính tích cực của học sinh, tạo điều kiện cho tất cả các học sinh đều được tham gia xây dựng bài học, chú ý đến các đối tượng học sinh yếu . Khai thác học sinh có khả năng tư duy tốt như em:

+ Xác định loại bài học là dạng bài học: hình thành kiến thức mới.

+ Giáo viên giới thiệu bài học .

+ Nội dung bài học được chia ra những đơn vị kiến thức:....

+ Dự kiến sẽ tổ chức những hoạt động dạy học theo hướng nghiên cứu bài học. Giao những câu hỏi cho học sinh chuẩn bị ở nhà để tự tìm phương án trả lời, những nội dung liên quan, cử đại diện trình bày trước lớp.

+ Lời nói, hành động thao tác cụ thể của giáo viên là phù hợp với tình huống đưa ra.

+ Giáo viên trình bày bảng những nội dung sau:

+ Dự kiến tích hợp nội giáo dục liên quan là ................................

+ Sản phẩm HS trong bài học này là ........................................................

+ Thuận lợi: đa số HS có ý thức chuẩn bị bài tốt.

+ Khó khăn học sinh khi tham gia các hoạt động: học sinh động, lực học không đồng đều.

+ Dự kiến các tình huống xảy ra: HS không chuẩn bị bài ở nhà, không tích cực xây dựng bài.

+ Cách xử lý của giáo viên: nhắc nhở HS, tìm cách gợi mở để HS trả lời các tình huống nêu ra.

+ Đánh giá kết quả học tập của HS thông qua câu hỏi trắc nghiệm, thảo luận nhóm. Bằng chứng qua số câu trả lời được của học sinh.

+ Người dự giờ có chỗ ngồi quan sát thuận lợi dễ dàng đi lại quan sát hoạt động của các nhóm.

+ Người dự giờ không gây ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh.

+ Quan sát được không khí học tập của học sinh từ hành vi, nét mặt, cử chỉ lời nói theo dõi các hình ảnh minh họa qua powerpoint và tập trung thảo luận câu hỏi của giáo viên đưa ra. Và sự phối hợp trong các nhóm : Với các nội dung cơ bản như trên các đ/c:...........................................

+ Cùng có trách nhiệm chuẩn bị tốt giáo án nội dung bài học, phương tiện phục vụ cho giảng dạy như: Đèn chiếu, bút dạ, giấy khổ A3 cho học sinh thảo luận trao đổi nhóm .

+ Bài giảng thực hiện vào tiết 1 sáng thứ 3 ngày ,..../ .../20....

Biên bản cuộc họp Thảo luận về bước tiến hành giờ dạy MH. Kết thúc ...g.... giờ cùng ngày.

THƯ KÝ(Ký và ghi rõ họ tên)

TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN(Ký và ghi rõ họ tên)

2.3. Biên bản sinh hoạt thảo luận rút kinh nghiệm, tổng kết

Dưới đây là Biên bản họp sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học lần thứ ba về thảo luận rút kinh nghiệm, tổng kết.

TRƯỜNG …………………

TỔ KHỐI …………

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc--------------

.........., ngày.... tháng.... năm........

BIÊN BẢN SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN PHƯƠNG PHÁPDẠY HỌC NGHIÊN CỨU BÀI HỌC(Lần 3)

....... giờ ngày ... tháng ... năm 20....

- Số giáo viên tham dự: ........ Đ/C

+ Tên người vắng: đ/c ...................................................

- Nội dung cuộc họp: Thảo luận về giờ dạy MH

- Người thực hiện giờ dạy: ............................................

- Người chủ trì: .............................. -Tổ trưởng ..............

- Nội dung của buổi suy ngẫm và thảo luận

1, Đồng chí tổ trưởng nhận xét:

+ Giờ dạy cơ bản đã đạt được kiến thức cần truyền thụ, học sinh đã nắm được các kiến thức của bài học.

+ Đã khai thác được các hoạt động của học sinh cần phải làm, và giáo viên đã truyền đạt được nội dung kiến thức theo dự định.

+ Các nhóm tích cực hoạt động đưa ra các câu hỏi để cùng nhau thảo luận giữa các nhóm.

+ Các tình huống xảy ra trong giờ học cơ bản nằm trong dự kiến của người dạy.

+ Diễn biến toàn bộ quá trình bài dạy minh họa.

2, Giáo viên tham gia thảo luận:

Các đồng chí nhóm Văn nhất trí với phương pháp giảng dạy, giờ dạy hiệu quả, HS tích cực.

Người dự giờ ghi chép hoạt động của các nhóm, .

- Các hoạt động của học sinh có hiệu quả: ..................................................

- Hoạt động không hiệu quả: ........................................................................

+ Học sinh hoạt động có hiệu quả: ...............................................................

+ Nhóm hoạt động có hiệu quả: ....................................................................

+ Học sinh chưa tập trung như em ...............................................................

+ Qua bài học đã có khả năng vận dụng được kiến thức vào thực tế.

+ Qua bài học kết quả học tập của học sinh : Đạt được mục đích của giáo viên.

3. Tổng kết thực hiện chuyên đề theo hướng nghiên cứu bài học

- Ưu điểm: GV đã phân công nhiệm vụ cho HS và hướng dẫn phần chuẩn bị ở nhà tốt, HS tích cực, chủ động làm chủ tri thức. Đa số HS hiểu bài, đã phát huy được năng lực của HS. GV có sự chuẩn bị bài chu đáo. GV sử dụng CNTT phù hợp và có hiệu quả. GV đã quan tâm được nhiều đối tượng HS và đã phát huy được năng lực của HS.

- Tồn tại: Một số HS hoạt động nhóm chưa hiệu quả, có một số HS chưa được GV gọi trả lời bài mặc dù có giơ tay, phân bố thời gian cho hoạt động củng cố còn ít.

4. Thảo luận về bước áp dụng cho thực tế dạy học hằng ngày

- Sau buổi SHCD người dự sinh hoạt đã nhận thấy qua giờ dạy giáo viên có nhiều phương án truyền thụ kiến thức cho học sinh, và có thể tạo điều kiện cho các em làm chủ kiến thức hơn.

- Đây là giờ dạy theo hướng đổi mới và có nhiều ý tưởng tốt nên cần tiếp tục.

- Hiệu quả của SHCM đối với người dạy cách chọn phương pháp không gò bó, người dự gần gũi học sinh hơn, qua đó rút ra nhiều kinh nghiệm hơn, học sinh cảm thấy gần gũi thầy, cô hơn.

Biên bản cuộc họp Thảo luận về bước suy ngẫm và thảo luận về giờ dạy MH. Kết thúc .... giờ cùng ngày.

THƯ KÝ(Ký và ghi rõ họ tên)

TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN(Ký và ghi rõ họ tên)

Như vậy, biên bản sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học gồm 3 phần:

  • Biên bản sinh hoạt triển khai kế hoạch.
  • Biên bản tổ chức dạy minh họa và dự giờ.
  • Biên bản sinh hoạt thảo luận rút kinh nghiệm, tổng kết.

Căn cứ theo những nội dung thực nghiệm thực tế, được ghi chép lại trong biên bản, giúp các giáo viên có thể nghiên cứu, xây dựng bài giảng, phương án giảng dạy hiệu quả hơn.

Ngoài ra, Hoatieu.vn xin giới thiệu đến bạn đọc các Mẫu biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn theo khối lớp, Biên bản lựa chọn sách giáo khoa của tổ chuyên môn, Biên bản sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học theo tháng... Mời các bạn tham khảo thêm.

3. Biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn khối 1

Với mẫu biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn khối 1 đơn giản, các bạn có thể tải về MIỄN PHÍ theo đường liên kết trong bài viết, sau đó in ra để viết tay hoặc trực tiếp sử dụng, đánh máy trên trang mẫu dưới đây.

PHÒNG GD & ĐT HUYỆN ........

TRƯỜNG TIỂU HỌC ........

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

........., ngày...... tháng...... năm 20....

BIÊN BẢN SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN

LỚP MỘT - Tháng: ......... / 20......

I/ THỜI GIA ĐỊA ĐIỂM :

Hôm nay vào lúc :........Giờ ......Ngày .......Tháng .......năm 20....., Tại Tổ khối .............. Trường Tiểu Học ............... , Tiến hành họp lệ sinh hoạt chuyên môn khối :.................................

- Tháng ............ Năm 20......

II/ THÀNH PHẦN THAM DỰ :

Đ/c.......................... Chức vụ. Khối trưởng Chủ toạ cuộc họp

Đ/c.......................... Chức vụ...................................... Thư ký cuộc họp

Đ/c.......................... Chức vụ..................................... Dự chỉ đạo tổ .

Cùng ............Thành viên là Giáo viên trong khối về tham dự họp lệ sinh hoạt .

+Trong đó GV Vắng có phép ..............................

+ Trong đó GV vắng không phép :......................

A/ NỘI DUNG :

I. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THÁNG 20...

1. Đánh giá tổng quát các công tác đã thực hiện đạt yêu cầu :

..............................................................................................................................

2. Nêu cụ thể những công tác thực hiện chưa đạt yêu cầu và các giải pháp khắc phục, rút kinh nghiệm cho lần sau:

..............................................................................................................................

II. TRIỂN KHAI CÔNG TÁC THÁNG:

1. Những công tác khác (Chỉ ghi ngắn ngọn):

a) Công tác giáo dục đạo đức học sinh ; Sinh hoạt chủ điểm , trọng tâm tháng ...........

b) Công tác đoàn thể: ..................................................

c) Các hoạt động phong trào: ......................................

d) Những công tác định kỳ của nhà trường: ................

e/ Công tác chuẩn bị các loại ĐDDH trong tháng trước khi lên lớp: ....................

2. Chuyên môn (Ghi ngắn gọn và đầy đủ các nội dung):

a) Nhắc nhở và triển khai chuyên môn; Sinh hoạt chuyên đề chuyên môn:

..............................................................................................................................

b) Sinh hoạt bồi dưỡng học sinh cá biệt - HS yếu kém các môn :

..............................................................................................................................

c) Dự giờ (Tiêu chuẩn ; thao giảng; dạy mẫu; tập sự):

..............................................................................................................................

d) Tiến độ thực hiện phân phối chương trình:

..............................................................................................................................

e) Dạy thay:

..............................................................................................................................

B/. THẢO LUẬN:

1. Diễn biến (Ghi ngắn gọn và đầy đủ ý kiến phát biểu thảo luận):

Góp ý kiến rút kinh nghiệm công tác tháng trước:

..............................................................................................................................

Nhất trí hoặc không nhất trí nội dung công tác và phân công phụ trách:

..............................................................................................................................

Điều chỉnh hoặc bổ sung thêm nội dung công tác :

..............................................................................................................................

2. Kết luận thống nhất của tổ trưởng chuyên môn :

a) Nhất trí các nội dung công tác :

..............................................................................................................................

b) Chưa thông nhất các nội dung công tác:

..............................................................................................................................

C/. NHỮNG KIẾN NGHỊ VỚI BAN GIÁM HIỆU:

..............................................................................................................................

Biên bản kết thúc vào lúc: ..... giờ..... cùng ngày. với sự thống nhất của tập thể thành viên trong tổ tham dự đồng ý ký tên .

CHỦ TOẠ HỘI NGHỊ

BGH DỰ CHỈ ĐẠO

THƯ KÝ VIẾT BIÊN BẢN

Khối Trưởng

(Ký tên , ghi chức vụ)

(Ký và ghi rõ họ tên)

THÀNH VIÊN THAM DỰ HỌP

(Ký và ghi rõ họ tên)

1. ......................................................................................................

2. ......................................................................................................

3. ......................................................................................................

4. ........................................................................................................

4. Biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn khối 2+3

Nội dung mẫu biên bản sinh hoạt chuyên môn khối 2, biên bản sinh hoạt chuyên môn khối 3 mời bạn cùng tham khảo tại đây. Các bạn có thể chỉnh sửa biên bản trên trang dưới đây để bố sung thêm các thông tin cần thiết, phù hợp với mục đích sử dụng của mình.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN SINH HOẠT CHUYÊN MÔN TỔ 2+3

NĂM HỌC 2024- 2025

Tiến hành vào hồi ... giờ ... phút ngày ... tháng ... năm ..................

Tại: Phòng học lớp ...... trường Tiểu học ..........................

Thành phần tham dự: Tất cả các GV trong tổ 2+3. Có mặt: .... đ/c; Vắng: ....

Chủ trì: Đ/c ..............................................

Thư ký: Đ/c ..................................................

NỘI DUNG

1. Đ/c ............. lên lớp chuyên đề Quy trình dạy học và cách soạn tiết Tập đọc lớp 3

Hoạt động 1: Phần mở đầu

Lớp trưởng lên điều hành lớp hoạt động một trò chơi khởi động làm cho không khí trước khi vào học sôi nổi và kích thích khả năng hoạt động của học sinh.

- Lớp trưởng (lớp phó học tập) lên điều hành lớp hoạt động, Giáo viên trình chiếu nhiệm vụ học tập để các nhóm tự kiểm tra. Trong quá trình các nhóm tự kiểm tra, giáo viên quan sát, đến từng nhóm để nắm tình hình chung;

- Tổ trưởng báo cáo tinh thần ôn bài cũ của nhóm mình cho lớp trưởng (lớp phó phụ trách học tập).

- Lớp trưởng (lớp phó phụ trách học tập) nhận xét chung về tình hình học tập của các nhóm: Biểu dương hoặc nhắc nhở từng nhóm;

- Giáo viên nhận xét chung cả lớp.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

1. Giới thiệu bài:

- Giáo viên kết hợp một số tranh minh hoạ để giới thiệu;

- Giáo viên ghi mục bài lên bảng (Trình chiếu ti vi), học sinh ghi mục bài vào vở;

- Giáo viên nêu mục tiêu cần đạt của tiết học.

2. Tìm hiểu bài mới (Hoạt động cơ bản)

3. Luyện đọc:

+ GV (hoặc 1 HSNK) đọc toàn bài.

+ HS nối tiếp đọc câu (Luyện đọc cá nhân, nhóm kết hợp tìm từ khó đọc, câu dài khó ngắt nghỉ).

+ Đại diện nhóm báo cáo, từ khó, câu khó ngắt nghỉ. Cả lớp gạch chân từ khó.

+ GV hướng dẫn cách ngắt nghỉ câu dài - HS luyện đọc lại câu dài.

+ Luyện đọc đoạn lần 1: HS nối tiếp đọc đoạn.

+ Luyện đọc nhóm. Đại diện các nhóm thi đọc (hoặc gọi cả nhóm đọc).

Hoạt động 3: Luyện tập thực hành

1. Tìm hiểu bài:

- 1 HS đọc từ chú giải.

- HS thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài.

- HS phụ trách học tập điều hành các nhóm báo cáo

- Giáo viên chốt lại nội dung chính của bài.

2. Luyện đọc lại:

- Gv hướng dẫn đoạn cần luyện đọc

- 1 HS đọc lại đoạn đó.

- Tổ chức thi đọc lần 1: Thi đọc đoạn.

- Tổ chức thi đọc lần 2: Thi đọc cả bài (phân vai).

Hoạt động 4: Vận dụng, sáng tạo

- Liên hệ thực tế đối với bản thân, chia sẽ những cảm xúc của mình sau học bài Tập đọc (Điều em muốn nói).

- Đọc, kể những câu chuyện cùng chủ đề.....

2. Thảo luận

- Ý kiến đ/c Loan: Hoàn toàn thống nhất các bước và hình thức lên lớp tiết tập đọc, đối với từng hoạt động nên hướng dẫn học sinh điều hành để phát triển năng lực học sinh

- Ý kiến đ/c Hương Giang: Đối với học sinh lớp 3 phần hướng dẫn ngắt nghỉ câu khó, giáo viên nên rút ra trong quá trình học sinh luyện đọc câu và hướng dẫn học sinh đọc đúng.

- Ý kiến đc Bình: Tôi thấy quy trình dạy môn Tập đọc lớp 3 như vậy là đầy đủ và hợp lý, tiếp cận được chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tôi phân vân ở chỗ là một số hoạt động có thể cho học sinh điều hành để phát triển năng lực, phẩm chất hay không?

3. Tổ đưa ra thống nhất quy trình dạy tiết Tập đọc lớp 3

1. HD khởi động

- GV yêu cầu HS nêu tên bài học tiết trước.

- HS đọc bài cũ (có thể đọc 1 đoạn hay cả bài) và trả lời câu hỏi liên quan bài đọc

- Gv nhận xét

- Liên hệ giữa bài cũ và bài mới để giới thiệu bài

- Có thể giới thiệu bài bằng nhiều cách khác nhau:

+ Giới thiệu trực tiếp.

+ Thông qua tranh ảnh.

+ Liên hệ từ bài cũ qua bài mới.

+ Thông qua một câu chuyện nào đó…

(Lưu ý : Nếu là bài tập đọc đầu tiên của chủ đề, cần nói qua về chủ đề đó )

2. HĐ hình thành kiến thức

a) GV đọc mẫu

- GV đọc mẫu toàn bài (Có thể chọn 1 HS đọc tốt đọc mẫu )

- Hướng dẫn qua cách đọc bài (giọng đọc)

b) Hướng dẫn luyện đọc câu:

- HS luyện đọc nối tiếp câu - GV theo dõi, chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS (sai đâu sửa đó, kịp thời)

- Chọn những từ HS sai phổ biến, ghi bảng, HD HS luyện đọc từ - câu chứa từ khó.

c) Hướng dẫn luyện đọc đoạn:

- GV chia đoạn, yêu câu HS nối tiếp nhau đọc bài theo đoạn (HS đọc tốt ).

- Yêu cầu HS nêu cách ngắt giọng các câu dài, khó(hoặc ngắt nhịp đúng các câu thơ khó).

- HS luyện đọc câu khó (HS tự nêu câu khó hoặc giáo viên chọn câu HS ngắt nghỉ sai để HD; khi hướng nên cho HS xác định trước rồi)

- Giải nghĩa từ chú giải( kết hợp trong luyện đọc đoạn)

+ Lưu ý: cách hướng dẫn HS giải nghĩa của từ ngữ có thể bằng nhiều cách khác nhau (Đặt câu với từ ngữ cần giải nghĩa, tìm từ ngữ trái nghĩa với từ ngữ cần giải nghĩa, miêu tả sự vật, hoạt động, đặc điểm được biểu thị ở từ ngữ cần giải nghĩa hoặc sử dụng đồ dùng dạy học như tranh vẽ, mô hình, vật thật,....)

- HS luyện đọc đoạn theo nhóm ( Mỗi HS đọc 1 đoạn trong nhóm, các HS khác theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau.)

- Gọi một nhóm bất kỳ, yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc bài trước lớp; thi đọc giữa các nhóm, hoặc đại diện các nhóm thi đọc.

- Lớp đọc đồng thanh đoạn hoặc toàn bài.

3. HĐ thực hành, luyện tập

Tìm hiểu bài

- 1,2 HSđọc toàn bài.

- GV hướng dẫn HS đọc thầm từng đoạn và tìm hiểu nội dung bài dựa theo câu hỏi trong SGK (Có thể sử dụng thêm câu hỏi ngoài SGK để rút từ khóa, nhưng câu hỏi phải ngắn gọn, dễ hiểu, sát đối tượng học sinh).

Luyện đọc lại/ Học thuộc lòng (nếu SGK yêu cầu)

- HS nối tiếp nhau đọc cả bài ( mỗi em đọc một đoạn).

- Chọn 1 đoạn hay trong bài ( GV đọc mẫu hoặc1 HS đọc tốt đọc mẫu).

- HD cách đọc đoạn vừa chọn (Chỗ ngắt, nghỉ lấy hơi, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm…).

- HS tự luyện đọc theo hướng dẫn trên.

- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp, cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất.

* Đối với những bài đọc có nhân vật, GV hướng dẫn HS cách đọc phân vai, tổ chức cho HS luyện đọc phân vai.

* Đới với bài Học thuộc lòng: Giáo viên xóa dần các từ, ngữ, câu,… giúp HS luyện đọc thuộc lòng.

HĐ vận dụng-sáng tạo:

- Nói về tính cách nhân vật trong câu chuyện, nói về nội dung, ý nghĩa bài đọc

- GV gợi ý HS liên hệ thực tế với nội dung bài học ( VD về gd bảo vệ môi trường, kỹ năng sống…)

- Đọc, kể những câu chuyện cùng chủ đề.....

Đ/c Thư đánh giá hoạt động tháng 9

(có bản đánh giá kèm theo)

4. Xếp loại tập thể, cá nhân

1. Tập thể tổ: Xuất sắc

2. Tập thể lớp:

- Xuất sắc: 2A3, 3A1, 2A1

- Tiến tiến: 2A2, 3A2, 3A3

3. Cá nhân giáo viên:

4. Đ/c Nhàn; 2. Đ/c Thư; 3. Đ/c Phùng; 4. Đ/c Bình; 5. Đ/c Giang; 6. Đ/c Lợi; 7. Đ/c Loan

Cuộc họp kết thúc vào 17h cùng ngày./.

CHỦ TỌA THƯ KÝ(Ký, ghi rõ họ tên)

5. Biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn khối 4+5

Hoatieu xin gửi tới các bạn tham khảo mẫu biên bản sinh hoạt chuyên môn khối 4, biên bản sinh hoạt chuyên môn khối 5 chi tiết nhất dưới đây, để các bạn có thể tham khảo và điền nội dung sao cho chuẩn xác nhất.

Mọi thông tin trong mẫu biên bản đều mang tính chất tham khảo, các bạn hãy chỉnh sửa mẫu sao cho hợp lí với mục đích của mình.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP TỔ KHỐI 4, 5 LẦN 1 THÁNG 9/20....(Trích biên bản họp)

Thời gian: Lúc 10 giờ 20, ngày ..../..../20....Địa điểm: Trường Tiểu học ......

I. Thành phần tham dự

1. Đại diện BGH: ............ - Hiệu trưởng.

2. Chủ tọa: ..................... chức vụ: Tổ trưởng

3. Thư ký: .......................

4. Các thành viên trong tổ: có .... thành viên

- Có mặt: ........ thành viên

- Vắng: 0

II. Nội dung:

1. Báo cáo tình hình thực hiện 2 tuần qua:

* Ưu điểm;

- Công tác chính trị tư tưởng: Đa số giáo viên trong khối có tư tưởng chính trị ổn định vững vàng, đoàn kết, thực hiện nghiêm chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.

- Công tác chuyên môn:

+ Về huy động học sinh ra lớp: Các lớp thực hiện công tác vận động học sinh ra lớp đạt yêu cầu đề ra.

+ Các lớp làm vệ sinh trong lớp học sạch sẽ, thoáng mát

+ Việc soạn giảng: tất cả GV trong tổ đều có sổ nhật kí cá nhân, giảng dạy bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng, có đồ dùng đầy đủ khi lên lớp.

+ Việc chấm chữa bài: Tất cả giáo viên đều nhận xét bằng lời và ghi lời nhận xét vào vở học sinh đúng theo thông tư 22.

- Công tác chủ nhiệm lớp:

+ Cả hai khối học sinh đi học đều, chấp hành tốt nội quy; các em có ý thức giữ vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân.

+ Các lớp đều vận động phụ huynh mua sách theo mới theo quy định.

+ Công tác phong trào: Tất cả giáo viên các lớp đi vào nề nếp, chấp hành tốt nội quy nhà trường.

+ Tất cả giáo viên, đảm bảo ngày giờ công, đảm bảo giờ giấc.

- Công tác khác:

+ Các lớp đều vận động thu BHYT tương đối tốt đến thời điểm này đạtnhư sau:

BHYT4A4B5A5B
Sĩ số
Đạt (%)

+ Tất cả giáo viên trong khối đều tham dự lễ khai giảng, tọa đàm và tham dự buổi liên hoan.

* Hạn chế;

- Tất cả các lớp vệ sinh hành lang chưa thực sự tốt

+ GV Chưa có sách hỗ trợ, sách phân phối chương trình

2. Phương hướng hoạt động 2 tuần tới

2.1. Công tác chính trị tư tưởng

- Đề nghị tất cả giáo viên trong tổ có tư tưởng ổn định, vững vàng, đoàn kết giúp đỡ nhau trong công tác.

- Tiếp thu quán triệt các văn bản của cấp trên, chấp hành sự chỉ đạo của Ban giám hiệu.

2.2. Triển khai các văn bản của cấp trên

3. Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

- Tiếp tục học tập: Nêu gương trước học sinh.

4. Dân vận khéo

- Vận động PHHS trang trí trường lớp theo MHTHM và tham gia đóng bảo hiểm đạt 100% theo yêu cầu.

5. Công tác chuyên môn

- Tổ chức thực hiện kế hoạch, nội quy của tổ CM, của trường đề ra.

- Trường lớp luôn thực hiện sạch - đẹp an toàn và chấp hành những quy định của địa phương.

- Việc soạn giảng: Đề nghị tất cả giáo viên trong tổ lên kế hoạch tuần. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng khi lên lớp. Phải chuẩn bị nhật kí cá nhân trước khi lên lớp. Đồng thời dạy học tích hợp kỹ năng sống, ATGT, nha học đường và giáo dục ngoài giờ lên lớp vào trong tiết dạy. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học để tất cả học sinh nắm bài, hiểu bài đảm bảo đạt chuẩn kiến thức kỹ năng.

- Việc chấm chữa bài: Phải nhận xét học sinh theo hướng dẫn của công văn.

- Công tác chủ nhiệm lớp:

+ Các lớp tiếp tục vận động các khoản thu: BHTD, BHYT đạt 100%.

+ Nhắc nhở, giáo dục học sinh chấp hành tốt nội quy, giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp và chấp hành nghiêm việc giữ an toàn giao thông.

- Các lớp tự khảo sát HS lớp mình để phát hiện học sinh còn chậm về đọc, viết, làm toán…để báo cáo và có hướng rèn cho HS trong thời gian tới.

- Công tác phong trào: Đề nghị tất cả giáo viên trong tổ tích cực tham gia các phong trào.

6. Các ý kiến đóng góp

- Thầy ....: Chấp hành ý kiến của chuyên môn khuyến khích giáo viên trong khối soạn giảng bài giảng trình chiếu đối với các môn như: Toán, Lịch sử, địa lý, đạo đức, khoa học.

- Tất cả giáo viên khối 4, 5: Đề nghị duyệt hồ sơ sổ sách vào ngày 25 hàng tháng (nếu trùng vào chủ nhật thì duyệt vào 26) sau đó trình qua chuyên môn nhà trường; lịch báo giảng không có chỗ dán ở văn phòng nên giáo viên chủ nhiệm chi in đóng thành cuốn.

7. Phát biểu của lãnh đạo tham dự

+ Tập trung trang trí lớp học theo mô hình THM sau khi nhà trường trang bị một số bảng

+ Giáo viên các lớp quan tâm nhiều hơn nữa đến lớp, đặc biệt là hoàn cảnh của từng em học sinh để kịp thời hỗ trợ.

+ Tăng cường giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp cho học sinh.

8. Kết luận

- 100% thành viên dự họp thống nhất nội dung cuộc họp.

- Đề nghị các thành viên trong tổ thực hiện tốt nội dung cuộc họp.

Cuộc họp kết thúc vào lúc .... giờ .... cùng ngày.

............., ngày... tháng... năm.........
Tổ trưởng(Ký, ghi rõ họ tên)Thư ký(Ký, ghi rõ họ tên)

6. Biên bản sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học THCS

Mẫu biên bản sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học Trung học cơ sở được sử dụng để phục vụ cho các buổi sinh hoạt triển khai kế hoạch của tổ bộ môn, nhằm giúp các giáo viên trao đổi, đánh giá và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời bạn cùng tham khảo.

TRƯỜNG THCS .......................

TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÓM NGỮ VĂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

 ............, ngày... tháng... năm.....

BIÊN BẢN HỌP SINH HOẠT NHÓM CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC - NHÓM NGỮ VĂN

(Sinh hoạt triển khai kế hoạch)

Hôm nay vào lúc ... giờ ... ngày ... tháng ... năm 20....Tại phòng chuyên môn tổ KHXH trường THCS..................... diễn ra buổi sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

Thành phần tham dự: Nhóm Ngữ văn

Vắng: 0

Người chủ trì: .................................. - Chức vụ: Nhóm trưởng

NỘI DUNG

I - Thảo luận

1- Đ/chí ............................... - nhóm trưởng chuyên môn triển khai nội dung buổi sinh hoạt:

Căn cứ kế hoạch đã đề ra về việc sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, căn cứ kế hoạch thực hiện chuyên đề tổ tháng 3: Đổi mới phương pháp dạy học, dạy học tích hợp, dạy học stem và dạy học theo dự án. Do đó nhóm yêu cầu giáo viên trong khối cùng chọn một bài dạy để tiến hành soạn thống nhất phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh.

Các thành viên trong nhóm lắng nghe nội dung và tiến hành thảo luận để lựa chọn bài dạy minh họa.

+ Đ/c ............................. đề xuất chọn bài: Tiết 104,105 : Đọc hiểu văn bản Nước Đại Việt ta - Ngữ văn 8 (Bài học có 2 tiết, dạy thể nghiệm tiết 104)

+ Đ/c ......................giải thích lý do chọn nội dung: Nội dung bài dạy phù hợp với chuyên đề tổ đã xây dựng, thuận lợi để đổi mới phương pháp dạy học, dạy học tích hợp và dạy học theo dự án cho học sinh. Đồng thời có nhiều tư liệu, đồ dùng dạy học hỗ trợ bài dạy hơn các bài khác trong tuần: Máy tính, tivi, bảng phụ.

+ Các thành viên trong nhóm đã nhất trí với đề xuất trên của đồng chí Bùi Thị Mai

II. Thống nhất:

Sau khi lắng nghe các thành viên trong nhóm đề xuất chọn bài dạy minh họa, giải thích lí do chọn bài, nhóm trưởng chuyên môn đồng ý và kết luận:

+ Giao cho đồng chí: Đ/c......................... soạn bài: Tiết 104,105 : Đọc hiểu văn bản Nước Đại Việt ta - Ngữ văn 8 (Bài học có 2 tiết, dạy thể nghiệm tiết 104)

+ Dự kiến thời gian dạy minh họa: .../.../20..., lớp 8A

+ Trước thời gian dạy, nhóm sẽ tổ chức sinh hoạt chuyên đề và thảo luận nội dung, phương pháp dạy.

Buổi sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học kết thúc vào lúc ... giờ ... phút cùng ngày có các thành viên trong tổ cùng tham gia và nhất trí.

THƯ KÝ(Ký và ghi rõ họ tên)

NHÓM TRƯỞNG CHUYÊN MÔN(Ký và ghi rõ họ tên)

7. Biên bản sinh hoạt chuyên môn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá

Biên bản được sử dụng để ghi lại các vấn đề được thảo luận giữa các bộ môn trong buổi sinh hoạt chuyên môn, nhằm mục đích đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.

Mời các bạn cùng sử dụng mẫu biên bản được Hoatieu chia sẻ dưới đây.

SỞ GD&ĐT...............

TRƯỜNG...........................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 ............., ngày... tháng.... năm.....

BIÊN BẢN SINH HOẠT CHUYÊN MÔN

CHUYÊN ĐỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KTĐG

I. Thời gian bắt đầu: ... giờ ... phút ngày ... tháng ... năm 20.......

II. Địa điểm: Văn phòng trường.................

III. Thành phần tham dự: Tổ Văn - Sử - Địa - GDCD - Tiếng Anh

Vắng: 0

IV. Chủ trì và thư kí

1. Chủ trì: Đ/ c.................................................

2. Thư kí: ....................................................

V. Nội dung

- Tên chuyên đề:Tiếng Anh 11 - Unit 4: Communication and Culture

- Giáo viên dạy: .......................................................

- Giáo viên báo cáo chuyên đề: .................................................

* Thảo luận:

a) Chủ trì phát biểu chỉ đạo:

- Đóng góp ý kiến để xây dựng bài giảng được hoàn thiện hơn.

- Không phê bình, chỉ trích bài giảng mà chỉ góp ý dựa trên cách thức tiến hành các hoạt động để giáo viên trực tiếp giảng dạy rút ra kinh nghiệm cho bản thân và có những giờ dạy tốt hơn.

b) Đại diện nhóm xây dựng chủ đề nêu tóm tắt ý tưởng xấy dựng chủ đề:

- Đ/ c ...................................... nêu tóm tắt ý tưởng xấy dựng chủ đề bài học.

1. Hoạt động khởi động: MIME THE WORD

- Chia lớp thành 3 nhóm: A, B, C

- Đại diện các nhóm lần lượt lên bốc thăm các từ trong hộp. Sau đó, HS đó sẽ diễn tả từ bốc được và các thành viên khác trong nhóm đoán từ.

- Mỗi câu trả lời đúng thì nhóm đó sẽ nhận được 2 điểm.

- Nhóm nào có nhiều câu trả lời đúng nhất, nhóm đó sẽ chiến thắng.

2. Bài học:

A. Communication

+ Hoạt động 1: Listening to an introduction to a charity organization. Complete the table

- Cung cấp các từ mới cho HS

- Bật băng cho HS nghe và hoàn thành chổ trống

- Gọi HS trả lời và GV nhận xét

+ Hoạt động 2: Xem đoạn kịch ngắn và trả lời câu hỏi

- GV cùng HS diễn đoạn kịch ngắn (một em Hs bị phân biệt đối xử trong lớp). Sau đó, HS xem và trả lời câu hỏi : “Nếu bạn là thành viên của lớp đó, bạn sẽ làm gì?”

B. Culture

+ Hoạt động 1: - Yêu cầu HS nhìn vào các Logo về các tổ chức và hoàn thành đoạn văn

+ Hoạt động 2: Hs đọc bài luận và trả lời các câu hỏi

+ Hoạt động 3: HS xem video về một người khuyết tật có ý chí vươn lên và rút ra bài học cho bản thân

c) Các thành viên thảo luận:

+ Đ/c..............: Đ/c ................ là giáo viên tập sự nhưng đã xung phong là chuyên đề cấp trường nên đánh giá cao tinh thần của em ấy.

+ Đ/c ..............: Đây là một bài giảng sôi nổi, học sinh tham gia nhiệt tình vui vẻ. Tuy nhiên, Đ/c .................. ôm đồm quá nhiều hoạt động trong một bài dạy nên không đủ thời gian để tiến hành hết.

+ Đ/c ...............: Ý tưởng bài dạy rất hay nhưng việc phân bố thời gian chưa hợp lý, nhiều hoạt động không cần thiết phải dành nhiều thời gian cho nó.

+ Đ/c .................: Giọng giảng của Đ/c Giang rất hay, phát âm chính xác và nói trôi chảy. Tuy nhiên, khi đưa ra các hướng dẫn cho HS thì cần sử dụng các câu ngắn gọn, dễ hiểu, lặp đi lặp lại và dịch sang Tiếng Việt nếu cần thiết. Thứ hai, hoạt động 1 thì cần hướng dẫn cụ thể là HS sẽ nghe những thông tin gì, chú ý vào đó thì Hs sẽ làm tốt hơn.

+ Đ/c...................: Các hoạt động tiến hành rườm rà nên mục tiêu của bài học chưa đạt được. Cần chú trọng vào các hoạt động giao tiếp để Hs phát triển kĩ năng nói

+ Đ/c ....................: Gv độc thoại, thiếu liên kết với HS

5. Đánh giá chung

a) Những mặt đã đạt dược:

- Ý tưởng bài dạy rất hay

- GV có giọng nói to rõ ràng, phát âm chính xác.

- HS tham gia hoạt động nhiệt tình

b) Những tồn tại cần khắc phục:

- Quá nhiều hoạt động trong 45 phút nên không thể hoàn thành mục tiêu đề ra.

- GV nên đưa ra hướng dẫn rõ ràng, cụ thể để HS dễ dàng thực hiện nhiệm vụ của mình.

- Phân bố thời gian giữa các hoạt động chưa hợp lý.

- Cách trình bày bảng chưa hợp lý, làm cho Hs khó ghi chép.

c) Kết luận:

- Dạy học cần bám sát đối tượng Hs để có phương pháp dạy học cụ thể.

- Cần kiểm soát thời gian, phân bố hợp lý để dạy học đạt được mục tiêu đề ra.

Buổi sinh hoạt kết thúc vào... giờ ... ngày ... tháng ... năm 20...

CHỦ TRÌ(Ký tên)

THƯ KÝ(Ký tên)

8. Hướng dẫn viết biên bản sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

HoaTiêu.vn sẽ hướng dẫn bạn cách viết nội dung biên bản sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học đầy đủ, chính xác với các thông tin cần lưu ý như sau:

- Biên bản cuộc họp cần ghi rõ ai là người đã ra ý kiến hay quyết định về việc gì. Do vậy, việc nhớ tên và nhận diện những người tham gia cuộc họp có vai trò rất quan trọng. Để làm việc này bạn có thể tìm hiểu trước hoặc nhờ chủ tọa giới thiệu những người tham dự. Bạn nên sẽ sơ đồ khi được giới thiệu để đảm bảo không bị nhầm lẫn.

- Ghi chép các hành động một cách độc lập, rõ ràng

- Việc viết các hành động một cách độc lập, rõ ràng sẽ giúp bạn cũng như động nghiệp theo dõi nó một cách dễ dàng hơn. Vì vậy, hãy ghi rõ ràng ý tưởng, quyết định là của ai, ai hay bộ phận nào chịu trách nhiệm thực hiện và thời hạn là bao lâu. Điều này cũng thể hiện được tính cẩn thận của người viết và là một điểm cộng cho ban lãnh đạo đánh giá.

- Ghi nhớ nội dung cơ bản : Ghi nhớ được cấu trúc nội dung cơ bản sẽ giúp bạn giảm bớt được căng thẳng, gánh nặng khi thực hiện công việc này. Cụ thể ghi nhớ những nội dung cơ bản sau:

- Những điều nào được đưa ra.

- Những kết quả nào đã đạt được.

- Những ý kiến, quyết định nào được chấp thuận.

- Những hoạt động nào cần phải thực hiện kèm thời hạn và mục tiêu hoàn thành.

9. Các bước sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

Bước 1. Xây dựng bài học minh họa

- Tổ chuyên môn thảo luận, thống nhất lựa chọn bài học minh họa căn cứ vào mục đích cụ thể của buổi sinh hoạt chuyên môn. Việc lựa chọn giáo viên dạy học minh họa cần đảm bảo các giáo viên trong tổ chuyên môn đều lần lượt tham gia. Khuyến khích giáo viên tự nguyện đăng kí dạy học minh họa.

- Giáo viên dạy học minh họa nghiên cứu chương trình môn học, kế hoạch dạy học môn học, sách giáo khoa và tài liệu dạy học liên quan, phối hợp với các giáo viên khác trong tổ chuyên môn để xây dựng bài học minh họa. Việc xây dựng bài học minh họa cần đảm bảo xác định yêu cầu cần đạt của bài học. Căn cứ vào yêu cầu cần đạt của bài học, giáo viên có thể chủ động, linh hoạt điều chỉnh nội dung, thời lượng, đồ dùng dạy học, phương pháp và kĩ thuật dạy học, đánh giá quá trình học tập của học sinh,… cho phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện dạy học, phù hợp với việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Lưu ý, không tổ chức dạy trước bài học minh họa.

Bước 2. Tổ chức dạy học minh họa và dự giờ

Trên cơ sở bài học minh họa đã được xây dựng, giáo viên thực hiện dạy học để tổ chuyên môn dự giờ, phân tích bài học. Khi dự giờ, cần tập trung quan sát hoạt động học của học sinh kết hợp với việc quan sát hoạt động tổ chức, hướng dẫn học của giáo viên theo các yêu cầu sau:

- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

- Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ kịp thời, phù hợp, hiệu quả; không có học sinh bị "bỏ quên".

- Trình bày kết quả và thảo luận: hình thức trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí.

- Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến trao đổi, thảo luận của học sinh nhằm giúp học sinh có hứng thú, niềm tin trong học tập, cải thiện được kết quả học tập; chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động.

Trong quá trình tổ chức dạy học và dự giờ, khuyến khích giáo viên dự giờ quan sát, ghi chép kết hợp với ghi hình hoạt động học của học sinh để sử dụng khi phân tích bài học, nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh.

Bước 3. Phân tích bài học

Toàn trường hoặc tổ chuyên môn tổ chức trao đổi, chia sẻ, tập trung vào các nội dung:

+ Hoạt động học của học sinh: khả năng tiếp nhận và mức độ “sẵn sàng” thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp; sự tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập; sự tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả, sản phẩm học tập; sự chính xác, phù hợp của kết quả, sản phẩm học tập; thái độ và cảm xúc của học sinh trong từng hoạt động.

+ Tổ chức hoạt động học cho học sinh: cách thức chuyển giao nhiệm vụ học tập; cách quan sát, theo dõi, phát hiện những khó khăn của học sinh; biện pháp hỗ trợ, khuyến khích học sinh tự học, hợp tác; việc phân tích, nhận xét kết quả hoạt động, quá trình học tập của học sinh.

+ Một số nguyên nhân tác động đến hoạt động học của học sinh: kế hoạch bài học (yêu cầu cần đạt, đồ dùng dạy học, các hoạt động học,…); sự tương tác giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, giáo viên với học sinh; tâm lí, sinh lí học sinh; không khí lớp học,...

Bước 4. Vận dụng kết quả sinh hoạt chuyên môn vào bài học hàng ngày

Dựa trên kết quả phân tích bài học và những điều đã quan sát, học tập được qua dự giờ, các giáo viên chủ động, sáng tạo áp dụng vào các bài học hàng ngày.

=> Như vậy, việc sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học không chỉ đảm bảo cho mọi học sinh có cơ hội tham gia vào quá trình học tập, giáo viên còn có thể chú ý đến khả năng, trình độ của từng học sinh. Giáo viên cũng thay đổi cách đánh giá học sinh, lúc nào cũng trong tâm thế điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học sao cho phù hợp với mỗi đối tượng học sinh trong lớp. Từ đó, giúp giáo viên rèn giũa, củng cố kỹ năng quan sát và hiểu học sinh của mình hơn, dần chuyển đổi phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm.

Trên đây là các Mẫu biên bản sinh hoạt chuyên môn 2024 mới nhất. Mẫu biên bản sinh hoạt chuyên môn khối 1, 2, 3, 4, 5 và các mẫu liên quan Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục Giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

  • Mẫu báo cáo về việc tình hình và kết quả học tập năm học 2024-2025
  • Mẫu Biên bản sinh hoạt lớp 2024 các cấp, ngắn mới nhất

Từ khóa » Sổ Biên Bản Sinh Hoạt Chuyên Môn Tiểu Học