Mẫu Biên Bản Thanh Tra Toàn Diện Giáo Viên Và Hướng Dẫn 2022
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu biên bản thanh tra toàn diện giáo viên là gì?
- 2 2. Biên bản thanh tra toàn diện giáo viên:
- 3 3. Hướng dẫn viết biên bản thanh tra toàn diện giáo viên:
- 4 4. Nội dung thanh tra toàn diện giáo viên gồm những gì?
- 5 5. Phương pháp và đánh giá thanh tra toàn diện giáo viên:
1. Mẫu biên bản thanh tra toàn diện giáo viên là gì?
Mẫu biên bản thanh tra toàn diện giáo viên là biên bản ghi lại thông tin giáo viên được thanh tra và các nội dung thanh tra với nghiệp vụ sư phạm giáo viên.
Mẫu biên bản thanh tra toàn diện giáo viên là mẫu dùng để kiểm tra hoạt đồng sư phạm của giáo viên về: Công tác giảng dạy, quy chế chuyên môn, công tác chủ nhiệm lớp.
2. Biên bản thanh tra toàn diện giáo viên:
PHÒNG GD&ĐT…….
TRƯỜNG ……….
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc
….…….., ngày….tháng….năm……..
BIÊN BẢN KIỂM TRA TOÀN DIỆN GIÁO VIÊN
Năm học …
Họ và tên giáo viên:… Năm sinh:……
Hệ đào tạo:… Năm tốt nghiệp:…. Năm vào ngành:…
Giáo viên dạy lớp:… Trường ……
I. NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC GIẢNG DẠY:
Tiết 1:…… Xếp loại:………..
Tiết 2: …… .Xếp loại:………..
Tiết 3: …… Xếp loại:………..
1/ Về nội dung kiến thức:…
2/ Về vận dụng phương pháp và hình thức giảng dạy:…….
3/ Về tác phong sư phạm:…
4/ Về hiệu quả giờ dạy (hoặc kết quả khảo sát)……
Xếp loại chung về công tác giảng dạy:…
II. NHẬN XÉT VỀ THỰC HIỆN QUY CHẾ CHUYÊN MÔN:
1/ Về giáo án:
……
2/ Về hồ sơ sổ sách:
……
3/ Về việc đánh giá kết quả học tập của học sinh:……
* Xếp loại về thực hiện quy chế chuyên môn:…
III. NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM (QUẢN LÍ LỚP):……
Xếp loại về thực hiện các nhiệm vụ khác:……
III. NHẬN XÉT VỀ THỰC HIỆN CÁ NHIỆM VỤ KHÁC
……
IV. KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ SỬA CHỮA:
1. Đối với giáo viên:……
2. Đối với tổ chuyên môn:……
V. XẾP LOẠI CHUNG:……
Ý KIẾN NGƯỜI ĐƯỢC KIỂM TRA
NGƯỜI KIỂM TRA
3. Hướng dẫn viết biên bản thanh tra toàn diện giáo viên:
– Tên biên bản: Biên bản thanh tra toàn diện giáo viên
– Thông tin giáo viên trong danh sách thanh tra:
+ Năm học tham gia giảng dạy
+ Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh
+ Hệ đào tạo
+ Năm tốt nghiệp.
+ Năm vào ngành:…
+ Giáo viên dạy lớp
+ Trường
– Nhận xét giáo viên giảng dạy
+ Nhận xét theo tiết học
+ Nội dung kiến thức
+ Phương pháp giảng dạy
+ Tác phong sư phạm
+ Hiệu quả của giờ dạy
– Nhận xét về công tác chủ nhiệm
– Nhận xét thực hiện các nghĩa vụ khác
– Kiến nghị và sửa chữa
– Ghi ý kiến người kiểm tra và người được kiểm tra
4. Nội dung thanh tra toàn diện giáo viên gồm những gì?
Căn cứ vào Thông tư số 07/2004/TT-BGD&ĐT quy định về thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên quy định như sau:
Trình độ nghiệp vụ sư phạm
– Trình độ nắm yêu cầu của nội dung, chương trình, kiến thức, kỹ năng, thái độ cần xây dựng cho học sinh.
– Trình độ vận dụng phương pháp giảng dạy, giáo dục.
Việc thực hiện quy chế chuyên môn
– Thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, giáo dục.
– Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học theo quy định.
– Kiểm tra học sinh và chấm bài theo quy định.
– Bảo đảm thực hành thí nghiệm.
– Bảo đảm các hồ sơ chuyên môn theo quy định.
– Tự bồi dưỡng và tham dự các hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ.
– Tuân thủ quy định về dạy thêm, học thêm (có vi phạm hay không vi phạm).
Kết quả giảng dạy
– Điểm kiểm tra hoặc kết quả đánh giá môn học (có môn học không cho điểm, chỉ đánh giá bằng nhận xét) của học sinh từ đầu năm học đến thời điểm thanh tra.
– Kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh của cán bộ thanh tra.
– Kết quả kiểm tra chất lượng các lớp giáo viên dạy so với chất lượng chung của toàn trường, của địa phương trong năm học đó.
– So sánh với kết quả học tập của học sinh các năm học trước: tỷ lệ lên lớp, tốt nghiệp, học sinh giỏi và mức độ tiến bộ so với lúc giáo viên mới nhận lớp.
Việc thực hiện các nhiệm vụ khác
Hiệu trưởng đánh giá giáo viên bằng một phiếu về công tác chủ nhiệm lớp (nếu có) và các công tác khác được phân công, xếp làm 4 loại (nói ở mục IV).
5. Phương pháp và đánh giá thanh tra toàn diện giáo viên:
Căn cứ vào Thông tư số 07/2004/TT-BGD&ĐT quy định về thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên quy định như sau:
Về phương pháp thanh tra giáo viên:
Kế hoạch thanh tra
– Mỗi năm học, Sở và Phòng GD&ĐT cấp huyện thanh tra ít nhất 20% tổng số giáo viên của các trường trực thuộc (5 năm mỗi giáo viên được thanh tra ít nhất 1 lần).
– Thanh tra Sở và Phòng GD&ĐT cấp huyện xây dựng kế hoạch thanh tra giáo viên cả năm học và từng học kỳ. Chỉ báo trước cho giáo viên sớm nhất là một tuần trước khi tiến hành thanh tra. Trong trường hợp cần thiết, Chánh Thanh tra Sở hoặc Trưởng phòng GD&ĐT cấp huyện có thể quyết định tiến hành thanh tra đột xuất.
– Việc thanh tra giáo viên do một thanh tra viên hoặc cộng tác viên thực hiện.
Trình tự, thủ tục thanh tra
– Chuẩn bị.
Cán bộ thanh tra phải chuẩn bị chu đáo, nắm vững yêu cầu, nội dung thanh tra.
– Tiến hành thanh tra.
– Dự các giờ dạy của giáo viên: đối với tiểu học, dự một tiết toán, một tiết tiếng Việt và một tiết môn học khác; đối với trung học, dự ít nhất hai tiết, trong trường hợp vẫn chưa quyết định được việc xếp loại thì dự tiết thứ ba (việc xếp loại tiết dạy theo hướng dẫn riêng, chia làm 4 loại: tốt hoặc giỏi; khá; đạt yêu cầu hoặc trung bình; chưa đạt yêu cầu hoặc yếu) và rút kinh nghiệm với giáo viên sau khi dự giờ.
– Kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh.
– Kiểm tra hồ sơ chuyên môn của giáo viên và hồ sơ của nhà trường để đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên.
– Thu thập các thông tin về chất lượng học tập của học sinh qua hồ sơ của trường để đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên.
-Trao đổi với giáo viên được thanh tra.
Trao đổi kinh nghiệm, gợi ý, khuyến nghị, thông báo kết quả xếp loại để giúp giáo viên biết tự đánh giá và định hướng phấn đấu nâng cao chất lượng giảng dạy.
– Hoàn thiện hồ sơ thanh tra giáo viên: biên bản thanh tra, các phiếu dự giờ dạy của giáo viên, phiếu đánh giá của hiệu trưởng
Lực lượng thanh tra
– Trưởng đoàn thanh tra.
+ Đối với đoàn của Phòng GD&ĐT cấp huyện: lãnh đạo Phòng hoặc chuyên viên phụ trách công tác thanh tra.
+ Đối với đoàn của Sở GD&ĐT: lãnh đạo Sở hoặc lãnh đạo Thanh tra Sở.
– Tham gia đoàn là các thanh tra viên, cán bộ và cộng tác viên thanh tra.
– Số lượng thành viên đoàn thanh tra bố trí từ 5 đến 15 người. Căn cứ đặc điểm của đối tượng thanh tra, việc lựa chọn cán bộ và bố trí số lượng thành viên của đoàn thanh tra phải đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.
– Thời gian thanh tra từ 3 đến 5 ngày.
Về đánh giá giáo viên khi kết thúc thanh tra:
Xếp vào một trong bốn loại: tốt, khá, đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu.
Việc xếp loại chung dựa trên cơ sở kết quả xếp loại từng nội dung.
Đánh giá trình độ nghiệp vụ sư phạm
Xếp loại trình độ nghiệp vụ sư phạm của giáo viên căn cứ vào kết quả xếp loại các giờ dạy đã được cán bộ thanh tra dự và rút kinh nghiệm với giáo viên.
Đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn
Đánh giá chung việc thực hiện quy chế chuyên môn xếp vào loại nào thì các nội dung 2.1, 2.2, 2.3 phải đạt loại đó trở lên, 4 nội dung còn lại có thể thấp hơn 1 bậc.
Đánh giá kết quả giảng dạy
Việc đánh giá kết quả giảng dạy thông qua đánh giá kết quả học tập của học sinh, căn cứ vào điểm kiểm tra hoặc kết quả đánh giá bằng nhận xét từng môn học của giáo viên, kết quả kiểm tra khảo sát của cán bộ thanh tra, so sánh với năm học trước và chất lượng chung toàn trường.
Đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ khác
Hiệu trưởng cung cấp cho cán bộ thanh tra một phiếu đánh giá xếp loại giáo viên về việc thực hiện các nhiệm vụ được giao (đã nói tại mục II.4 ở trên).
Đánh giá chung và xếp loại khi kết thúc thanh tra
a. Nguyên tắc đánh giá:
– Xếp loại theo nguyên tắc tổng hợp, không lấy mặt này bù mặt kia, nếu có mặt đạt tốt thì được ghi nhận và biểu dương.
– Giáo viên được xếp loại nào thì cả hai nội dung 1 (nghiệp vụ sư phạm) và nội dung 2 (thực hiện quy chế) đều phải được xếp từ loại đó trở lên. Nội dung 3 (kết quả giảng dạy) và nội dung 4 (thực hiện các nhiệm vụ khác) có thể thấp hơn một bậc.
b. Xếp loại cụ thể:
– Tốt: các nội dung 1 và 2 đều đạt tốt, 3 và 4 đạt khá trở lên.
– Khá: các nội dung 1 và 2 đều đạt khá trở lên, 3 và 4 đạt yêu cầu trở lên.
– Đạt yêu cầu: các nội dung 1 và 2 đều đạt yêu cầu trở lên, 3 và 4 có thể chưa đạt yêu cầu.
– Chưa đạt yêu cầu: các trường hợp còn lại.
Từ các điều khoản nêu trên, thẩm quyền ban hành lệnh thanh tra và tổ chức đội ngũ thanh tra do Giám đốc các Sở GD&ĐT bổ nhiệm cộng tác viên thanh tra với nhiệm kỳ 2 năm. Đội ngũ cộng tác viên thanh tra được lựa chọn từ những cán bộ của cơ quan Sở, Phòng GD&ĐT cấp huyện, cán bộ quản lý có kinh nghiệm của cơ sở và giáo viên có năng lực chuyên môn tốt, tinh thần trách nhiệm cao, có uy tín trong đội ngũ giáo viên. Về số lượng cộng tác viên thanh tra, cần bảo đảm bình quân 50 giáo viên chọn một cộng tác viên thanh tra để có đủ lực lượng tiến hành thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên và thanh tra toàn diện trường phổ thông theo chỉ tiêu quy định.
Từ khóa » Cách Viết Biên Bản Kiểm Tra Giáo Viên
-
Biên Bản Kiểm Tra Hồ Sơ Giáo Viên Theo CV 1224 Thuatluy - Tài Liệu Text
-
Biên Bản Thanh Tra HĐSP Của Giáo Viên - 123doc
-
Biên Bản Tổng Hợp Kiểm Tra Hồ Sơ Giáo Viên
-
Nhận Xét Biên Bản Kiểm Tra Hồ Sơ Giáo Viên - Học Tốt
-
Hướng Dân Cách Ghi Biên Bản Kiểm Tra Hồ Sơ Giáo Viên - Học Tốt
-
Biên Bản Kiểm Tra Hồ Sơ Giáo Viên Hàng Tháng
-
Hướng Dân Cách Ghi Biên Bản Kiểm Tra Hồ Sơ Giáo Viên
-
Chi Tiết Về Biên Bản Kiểm Tra Hồ Sơ Giáo Viên đầy đủ Nhất
-
Tài Liệu - Trường THCS Phong Mỹ
-
[Tải Về Ngay] Mẫu Biên Bản Kiểm Tra Hồ Sơ Giáo Viên Chuẩn Nhất!
-
KẾ HOẠCH KIỂM TRA NỘI BỘ - TH LONG THỚI B
-
Biên Bản Kiểm Tra Hồ Sơ Giáo Viên Hàng Tháng - Cẩm Nang Tiếng Anh
-
Biên Bản Kiểm Tra Hồ Sơ Giáo Viên - Kinh Nghiệm Dạy Học