Mẫu Biên Bản Thu Hồi, Tạm Giữ Thẻ BHYT (mẫu C11-TS) Chi Tiết Nhất

Mục lục bài viết

  • 1 1. Biên bản thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế là gì?
  • 2 2. Mẫu biên bản thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế:
  • 3 3. Hướng dẫn và lưu ý khi soạn thảo biên bản thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế:
  • 4 4. Các trường hợp thu hồi và tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế:
  • 5 5. Một số quy định về bảo hiểm y tế:
    • 5.1 5.1. Bảo hiểm y tế là gì?
    • 5.2 5.2. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế:
    • 5.3 5.3. Địa điểm mua bảo hiểm y tế:
    • 5.4 5.4. Quyền lợi bảo hiểm y tế:

1. Biên bản thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế là gì?

Trên thực tế, ta nhận thấy, bảo hiểm y tế hay còn gọi là bảo hiểm sức khỏe là một nội dung của bảo hiểm xã hội và là một loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Các chủ thể khi mua bảo hiểm y tế sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí khi thăm khám, điều trị, phục hồi sức khỏe,… nếu họ không may xảy ra tai nạn, ốm đau. Do những sai sót và những hành vi vi phạm quy định mà các đối tượng bị thu hồi hoặc giữ thẻ bảo hiểm y tế. Biên bản thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế được sử dụng phổ biến trong thực tiễn và có những vai trò quan trọng.

Mẫu số C11-TS: Biên bản thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế được ban hành kèm theo Quyết định 1111/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Mẫu biên bản được sử dụng để làm biên bản ghi lại, xác nhận việc Cơ quan Bảo hiểm xã hội hoặc Cơ sở Khám chữa bệnh đã thu thẻ bảo hiểm y tế của người nào do có những sai sót hoặc vi phạm buộc phải thu hồi thẻ. Mẫu nêu rõ thông tin thẻ bảo hiểm y tế, nội dung thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế, hành vi vi phạm của các chủ thể, yêu cầu các chủ thể có hành vi vi phạm xuất trình biên bản và làm thủ tục để nhận lại thẻ bảo hiểm y tế tạm giữ khi đến thười hạn trả thẻ, …

2. Mẫu biên bản thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————————

BIÊN BẢN THU HỒI, TẠM GIỮ THẺ BẢO HIỂM Y TẾ

Căn cứ Khoản 1, Khoản 2, Điều 20 Luật bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14/11/2008;

Hôm nay, ngày……tháng…..năm……,tại(cơ quan BHXH hoặc Cơ sở KCB) ……., sau khi kiểm tra, đối chiếu các thông tin ghi trên thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) với các hồ sơ liên quan, thực hiện (thu hồi hoặc tạm giữ) ………

– Thẻ BHYT của ông (bà)………………………………

– Mã thẻ: …………………………………………

– Nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu:………………

– Thời hạn sử dụng: từ ngày ……./……./……………. đến ngày…../…../……

– Cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi cấp thẻ:…………………

– Hành vi vi phạm:………

Yêu cầu Ông (Bà) tới trụ sở cơ quan BHXH, địa chỉ……….., xuất trình biên bản và làm thủ tục để nhận lại thẻ BHYT tạm giữ.

Biên bản hoàn thành vào hồi……. giờ …….., cùng ngày;

Biên bản được lập làm 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản./.

NGƯỜI VI PHẠM

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LÀM CHỨNG

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN

(Ký, ghi rõ họ tên)

3. Hướng dẫn và lưu ý khi soạn thảo biên bản thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế:

Mẫu số C11-TS: Biên bản thu hồi, tạm giữ thẻ BHYT được ban hành theo Quyết định 1111/QĐ-BHXH. Quyết định 1111 tuy đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Quyết định Quyết định 959/QĐ-BHXH tuy nhiên đối với một số thủ tục hành chính vẫn được áp dụng theo Quyết định 1111 cũng như trong Quyết định 959/QĐ-BHXH cũng không nói rõ ràng về biểu mẫu thay thế, sửa đổi bổ sung Mẫu C11-TS nên các bạn khi cần làm Biên bản xác nhận việc thu hồi, tạm giữ thẻ BHYT vẫn có thể dùng được mẫu này trong nhiều trường hợp.

Khi lập biên bản cần thay đổi một số căn cứ pháp lý phù hợp và còn hiệu lực sao cho đúng với quy định thực tế. Cụ thể Luật bảo hiểm y tế 2008 đã được thay thế bằng Luật bảo hiểm xã hội 2014.

Biên bản thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế cần nêu rõ thông tin về thẻ bảo hiểm y tế, thông tin nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu, hành vi vi phạm của các chủ thể và nơi nhận lại thẻ bảo hiểm y tế.

Các chủ thể cần nêu rõ thời gian hoàn thành việc lập biên bản thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế.

Sau khi hoàn thành việc lập biên bản người vi phạm, người làm chứng, người lập biên bản cần ký và ghi rõ họ tên.

4. Các trường hợp thu hồi và tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế:

Các trường hợp thu hồi thẻ bảo hiểm y tế được quy định cụ thể như sau:

– Thu hồi thẻ bảo hiểm y tế đối với các chủ thể có hành vi gian lận trong việc cấp thẻ bảo hiểm y tế.

– Thu hồi thẻ bảo hiểm y tế đối với người có tên trong thẻ bảo hiểm y tế không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.

– Thu hồi thẻ bảo hiểm y tế đối với trường hợp cấp trùng thẻ bảo hiểm y tế.

Các trường hợp tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế được quy định cụ thể như sau:

– Tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế đối với người đi khám bệnh, chữa bệnh sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác.

– Tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế đối với người có thẻ bảo hiểm y tế bị tạm giữ có trách nhiệm đến nhận lại thẻ và nộp phạt theo quy định của pháp luật.

5. Một số quy định về bảo hiểm y tế:

5.1. Bảo hiểm y tế là gì?

Theo quy định của pháp luật, bảo hiểm y tế là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Bảo hiểm y tế được quy định nhằm giúp giảm thiểu những chi phí chăm sóc sức khỏe, chi phí liên quan đến việc điều trị, phục hồi sức khỏe…trong các trường hợp bị mắc bệnh hoặc bị tai nạn…

Bảo hiểm y tế của nhà nước còn nhằm mục đích phục vụ, bảo vệ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. BHYT do nhà nước cung cấp không nhằm mục đích lợi nhuận mà nó là một chính sách xã hội.

Chính bởi vì thế, người dân sẽ có trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia bảo hiểm theo quy định của của luật bảo hiểm mà nhà nước ban hành.

5.2. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế:

Hiện nay, pháp luật quy định bảo hiểm y tế có hai hình thức tham gia đó là:

– Thứ nhất: bảo hiểm y tế bắt buộc.

– Thứ hai: bảo hiểm y tế tự nguyện.

Theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP đối với bảo hiểm y tế bắt buộc quy định sáu nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bao gồm:

– Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng.

– Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng.

– Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng.

– Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng.

– Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình.

– Nhóm do người sử dụng lao động đóng.

Theo quy định tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ thì đối tượng tham gia của bảo hiểm y tế tự nguyện là những người không thuộc 6 nhóm tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc

5.3. Địa điểm mua bảo hiểm y tế:

Địa điểm mua bảo hiểm y tế của các chủ thể được quy định như sau:

– Đối với học sinh, sinh viên:

Học sinh, sinh viên sẽ tham gia bảo hiểm y tế ngay tại trường mà mình đang theo học.

Khi tham gia bảo hiểm y tế, sinh viên, học sinh cần có thẻ học sinh hay sinh viên, chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ tùy thân khác có ảnh để hoàn thiện các thủ tục tham gia bảo hiểm y tế tại nơi mình theo học.

– Đối với hộ gia đình Hộ gia đình có thể đăng ký tham gia bảo hiểm y tế tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc Đại lý thu trên địa bàn.

Khi đăng ký tham gia, đại diện hộ gia đình cần chuẩn bị các giấy tờ sau đây, cụ thể là:

+ Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế theo mẫu (mẫu tờ khai sẽ có tại các cơ sở đăng ký bảo hiểm y tế ).

+ Danh sách thành viên hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế theo mẫu.

+ Bản sao có công chứng sổ hộ khẩu.

+ Bản chính hoặc bản sao thẻ bảo hiểm y tế của những người đã có thẻ hiểm y tế (Nếu có).

– Đối với các cá nhân khác:

Những đối tượng việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và người được Nhà nước hỗ trợ sẽ đóng bảo hiểm y tế tại chính đơn vị nơi đang làm việc hoặc tại cơ quan bảo hiểm y tế trên địa bàn nơi các cá nhân đang sinh sống, làm việc.

5.4. Quyền lợi bảo hiểm y tế:

Khi tham gia bảo hiểm y tế, người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được hưởng những chế độ và quyền lợi sau:

– Thứ nhất: người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được tùy chọn một cơ sở y tế khám chữa bệnh. Người tham gia bảo hiểm y tế được lựa chọn một cơ sở y tế thuận lợi gần nơi công tác hoặc nơi cư trú theo hướng dẫn của Cơ quan bảo hiểm xã hội để đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu, được đổi nơi đăng ký ban đầu vào đầu mỗi quý

– Thứ hai: người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được giảm chi phí khám chữa bệnh. Tùy vào từng đối tượng và tình hình bệnh tật, tai nạn xảy ra trong thực tế…mà người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được miễn phí hoàn toàn hoặc một phần chi phí điều trị, chi phí khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế công cộng.

Để đảm bảo quyền lợi của các chủ thể khi tham gia bảo hiểm y tế các chủ thể cần lưu ý đến những điểm sau:

– Các chủ thể cần kiểm tra lại các thông tin ghi trên thẻ bảo hiểm y tế gồm họ tên, ngày sinh, giới tính, mã số thẻ bảo hiểm y tế.

– Các trường hợp tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc có trách nghiệm đóng đầy đủ mức phí tham gia bảo hiểm y tế.

– Khi thẻ bảo hiểm y tế sắp hết hạn cần đóng kịp thời để tiếp tục sử dụng quyền lợi của mình.

– Các chủ thể tham gia bảo hiểm y tế trong năm năm liên tục sẽ được hưởng nhiều quyền lợi hơn theo quy định của pháp luật.

– Đối với người lao động khi tham gia tuyển dụng cần tìm hiểu về các hợp đồng lao động cũng như chính sách về bảo hiểm y tế mà mình sẽ được hưởng

Từ khóa » Tải C11-ts