Mẫu C1-11/NS Thư Tra Soát

Mẫu C1-11/NS Thư tra soát 2024 mới nhấtThư tra soát theo thông tư 84Tải về Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & Tải tất cả các File chỉ từ 69.000đ. Tìm hiểu thêm Mua ngay Từ 69.000đ

Mẫu C1-11/NS Thư tra soát theo ban hành kèm theo Thông tư 84/2016/TT-BTC là mẫu thư rà soát lại những sai sót trong quá trình nộp thuế có thể xảy ra mà nguyên nhân đến từ bản thân hoặc từ cơ quan thuế. Mời các bạn tham khảo.

Mẫu Thư tra soát thuế: Mẫu C1-11/NS

  • 1. Mẫu C1-11/NS Thông tư 84/2016 dùng để làm gì?
  • 2. Nguyên tắc xử lý sai sót
  • 3. Mẫu C1-11/NS Thư tra soát viết tay
  • 4. Hướng dẫn cách điền mẫu thư tra soát C1-11/NS
  • 5. Hồ sơ thực hiện tra soát
  • 6. Hướng dẫn các bước lập thư tra soát thuế Online

1. Mẫu C1-11/NS Thông tư 84/2016 dùng để làm gì?

Thư tra soát hay còn gọi là mẫu C1-11/NS được dùng khi doanh nghiệp bạn phát hiện ra sai sót, thông tin kê khai không chính xác trên các chứng từ nộp khi nộp thuế. Khi tìm thấy lỗi sai, doanh nghiệp bạn cần gửi mẫu thư tra soát đến cơ quan thuế.

Sau khi nhận thư tra soát từ người nộp thuế, cơ quan thuế sẽ tiến hành kiểm tra lại thông tin thu nộp và sử dụng mẫu điều chỉnh thu ngân sách nhà nước (mẫu C1-07a/NS) để gửi cho kho bạc nhà nước.

Kho bạc nhà nước dựa trên thông tin của cơ quan thuế mà thực hiện điều chỉnh, sau đó cơ quan thuế sẽ thông báo cho doanh nghiệp của bạn.

2. Nguyên tắc xử lý sai sót

Sai sót phát sinh hoặc được phát hiện tại đơn vị nào; thì đơn vị đó phải chủ động xác định nguyên nhân sai sót, khắc phục hậu quả, đồng thời gửi văn bản tra soát hoặc thông báo đến các đơn vị liên quan để phối hợp, xử lý theo quy định.

Việc xử lý sai sót phải được thực hiện ngay trong ngày phát hiện sai sót; trường hợp đã hết thời gian Điều chỉnh trong ngày; thì chậm nhất phải xử lý trong ngày làm việc tiếp theo ngày phát hiện sai sót.

Trường hợp phát sinh sai sót thông tin trong hạch toán thu nộp ngân sách nhà nước; ngân hàng/ cơ quan kho bạc nhà nước không được hoàn lại tiền cho người nộp thuế. Ngân hàng/ cơ quan kho bạc nhà nước có trách nhiệm thực hiện tra soát; hoàn thiện thông tin hạch toán thu ngân sách nhà nước theo quy định xử lý sai sót trong thanh toán; đảm bảo không làm ảnh hưởng đến việc ghi nhận các Khoản nộp ngân sách cho người nộp thuế.

Trường hợp người nộp thuế phát hiện khai không chính xác các thông tin trên chứng từ nộp thuế; người nộp thuế phối hợp với ngân hàng/ cơ quan kho bạc nhà nước phục vụ người nộpthuế; để xử lý sai sót trong việc nộp tiền vào ngân sách.

3. Mẫu C1-11/NS Thư tra soát viết tay

Dưới đây là một mẫu thư tra soát có ví dụ thực tế của công ty gửi đến chi cục thuế. Mời các bạn tham khảo.

Mẫu C1-11/NS Thư tra soát
Mẫu C1-11/NS Thư tra soát

Mu số: C1-11/NS(Ban hành kèm theo Thông tư số 84/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc-----------------

THƯ TRA SOÁT

Kính gửi: ………………………

Tên cá nhân/ đơn vị: ……………………………… Mã số thuế:

Địa chỉ: …………………….. Quận/Huyện: ………………………. Tỉnh,TP:

Thực hiện nộp tiền vào NSNN bằng hình thức:

Tiền mặt □ Chuyển khoản □ Nộp thuế điện tử □

Đã được NH/ KBNN: ………………………………. trích TK số (nếu có):

để nộp vào NSNN theo: TK thu NSNN □ TK thu hồi hoàn thuế GTGT □

Số tiền: …………………………………………………. (Bằng chữ:

vào tài khoản của KBNN: ……………………………………………. Tỉnh, TP:

mở tại ngân hàng ủy nhiệm thu:

Ngày thực hiện giao dịch: ……./ ………/

Nội dung sai sót:

Nội dung đề nghị điều chỉnh:

Đính kèm (chứng từ/tài liệu):

Kính đề nghị: ……………………………………………… xem xét, giải quyết./.

……….., ngày ... tháng ... năm ………CÁ NHÂN/ ĐƠN VỊ Đ NGHỊ(Ký, ghi họ tên, đóng dấu (nếu có) hoặc (ký số, ghi họ tên)

4. Hướng dẫn cách điền mẫu thư tra soát C1-11/NS

Nơi nộp thư tra soát là cơ quan nơi bạn nộp thuế. Trong trường hợp nộp sai cơ quan thuế thì bạn cũng gửi mẫu này đến cơ quan đó để điều chỉnh.

Đầu tiên bạn cần điền đúng thông tin doanh nghiệp của mình (tên công ty, MST…) và ghi lại các thông tin trên giấy nộp tiền.

Tiếp theo ở mục “Nội dung sai sót” bạn cần điền nội dung sai vào đây.

Sau đó là ghi những điều chỉnh vào mục “Nội dung đề nghị điều chỉnh”.

Trong trường hợp doanh nghiệp bạn nộp nhầm tiền thuế (nhầm lẫn tiểu mục) thì cần sử dụng thêm tờ Nộp tiền vào ngân sách Nhà nước và các chứng từ liên quan đến nhầm lẫn, sai sót.

5. Hồ sơ thực hiện tra soát

Hồ sơ thực hiện tra soát bao gồm Mẫu thư tra soát C1-11/NS ban hành kèm theo Thông tư 84/2016/TT-BTC và Chứng từ nộp thuế hoặc thông tin liên quan đến nội dung đề nghị Điều chỉnh sai sót.

6. Hướng dẫn các bước lập thư tra soát thuế Online

  • Bước 1: Đăng nhập vào trang thuedientu.gdt.gov.vn bằng tài khoản MST-QL.

Chọn phần Nộp thuế, chọn Lập thư tra soát.

  • Bước 2: Điền các thông tin vào thư tra soát

Lập xong, chọn Hoàn thành.

  • Bước 3: Kiểm tra và ký nộp

Kiểm tra lại toàn bộ các thông tin đã điền. Khi các thông tin đã đúng, cắm chữ ký số sau đó ấn Ký và nộp, nhập mã PIN để ký điện tử.

  • Bước 4: Kiểm tra kết quả

Sau 1 đến 3 ngày làm việc, đăng nhập vào trang thuedientu.gdt.gov.vn để kiểm tra kết quả tra soát của cơ quan thuế.

Trên đây là Mẫu C1-11/NS Thư tra soát 2024 mới nhất. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

  • Mẫu giấy đề nghị gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng
  • Mẫu giấy đề nghị giảm tiền thuê đất
  • Mẫu công văn đề nghị bàn giao tài sản quý hiếm

Từ khóa » Thư Tra Soát Là Gì