Tải Về Mẫu Thư Tra Soát Trong Thông Tư - Bộ Tài Chính Chuẩn Nhất!
Có thể bạn quan tâm
1. Đôi nét về mẫu thư tra soát
Theo quy định của pháp luật về xử lý các sai sót, tra soát và điều chỉnh thông tin thu nộp thuế trong Điều 17 Thông tư 84/2024/TT-BTC, có ghi rõ: “ Sai sót phát sinh hoặc được phát hiện tại đơn vị nào thì đơn vị đó phải chủ động xác định nguyên nhân sai sót, khắc phục hậu quả, đồng thời gửi văn bản tra soát hoặc thông báo đến các đơn vị liên quan để phối hợp, xử lý theo quy định.Việc xử lý sai sót phải được thực hiện ngay trong ngày phát hiện sai sót, trường hợp đã hết thời gian điều chỉnh trong ngày thì chậm nhất phải xử lý trong ngày làm việc tiếp theo ngày phát hiện sai sót”.
Điều này có ý nghĩa là khi công ty phát hiện ra các lỗi do bộ phận kế toán hoặc công ty gây ra trong các tài liệu thuế đã được gửi cho cơ quan chính phủ, ngay lập tức cần phải lập báo cáo với cơ quan kiểm soát văn bản để so sánh và chỉnh sửa các thông tin đó.
Trong trường hợp này, mẫu thư tra soát chính là tài liệu bắt buộc cần có. Mẫu thư tra soát hay thư tra soát là mẫu văn bản được kế toán doanh nghiệp lập và gửi lên cơ nhà nước (cơ quan thuế) để được thực hiện tra soát và điều chỉnh những thông tin. Sau khi nhận được mẫu thư tra soát từ phía người nộp thuế, cơ quan thuế sẽ có trách nhiệm tra soát lại toàn bộ những thông tin thu nộp và lập mẫu giấy đề nghị điều chỉnh ngân sách nhà nước để gửi kho bạc nhà nước thực hiện điều chỉnh.
Sau khi có kết quả điều chỉnh lại thông số sai sót, cơ quan thuế sẽ báo lại phía kế toán hay doanh nghiệp nộp thuế biết. Trong quá trình cần điều chỉnh các lỗi về kế toán, doanh nghiệp sẽ nộp mẫu thư tra soát tại cơ quản lý đã nộp thuế đính kèm với chứng từ và biên lai nộp tiền trước đó. Là một trong những văn bản hành chính bắt buộc theo quy định của pháp luật, một mẫu thư tra soát chuẩn và gửi lên cơ quan nộp thuế vào thời điểm thích hợp sẽ có tác dụng giúp doanh nghiệp chỉnh sửa kịp thời tài liệu nộp thuế trước đó cũng như tránh được những vi phạm không đáng có.
Vậy cụ thể, mẫu thư tra soát gồm những nội dung gì và lập ra sao? Chúng ta hãy cùng kéo xuống nội dung ngay bên dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Vị trí việc làm kế toán thuế xử lý các vấn đề về thuê, giấy tờ, hồ sơ thuế liên quan trong doanh. Đòi hỏi chuyên môn, nghiệp vụ cao để không sai xót.
2. Nội dung mẫu thư tra soát gồm những gì và viết như thế nào?
Cùng với mẫu bảng lương, mẫu báo cáo tồn kho...thì mẫu thư tra soát là một trong những văn bản thông dụng luôn luôn xuất hiện trong tập tài liệu của kế toán viên. Được phát hành và đính kèm với thông tư 84/2024 của Bộ Tài chính, mẫu thư tra soát bao gồm tên thư, đơn vị kính gửi đề nghị tra soát lại văn bản đã được cơ quan nhà nước hạch toán và nội dung đề nghị tra soát. Trong một mẫu thư tra soát chính, bạn cần soạn thảo một số nội dung căn bản sau đây.
Thứ nhất là, thông tin chỉ rõ nguồn gốc của mẫu thư. Người lập cần ghi rõ số của mẫu thư tra soát mới nhất và cơ quan phát hành cụ thể:
“ mẫu số C1 -11 NS
Ban hành kèm theo thông tư số 84/2024 TT- BTC của Bộ tài chính”
Dòng thông tin này, viết bằng chữ thường, nét mảnh và để in nghiêng đặt ở góc phải.
Ngay tiếp đó, nội dung như thường lệ trong mẫu thư tra soát giống các văn bản là quốc hiệu và tiêu ngữ. Nội dung này được viết in đậm và căn giữa.
Ngay bên dưới quốc hiệu tiêu ngữ là tên mẫu thư tra soát, tên mẫu thư được viết in hoa và đậm và căn giữa, ví dụ: “ THƯ TRA SOÁT”
Phần kính gửi trong mẫu thư tra soát chính là địa chỉ để kế toán nêu rõ tên cơ quan đã họ biên bản hạch toán thuế doanh nghiệp trước đó. Đó có thể là cơ quan thuế phường, huyện hay thành phố cụ thể. Kế toán có thể viết:
“Kính gửi: Chi cục thuế Huyện Hà Trung”
Sau khi trình bày rõ ràng thông tin về đơn vị đã bàn giao thuế, người lập biên bản sẽ trình bày tiếp những thông tin cá nhân kế toán hay đơn vị đề nghị tra soát lại thuế đã nộp. Những thông về cá nhân, doanh nghiệp bạn cần đề cập đến bao gồm: Tên cá nhân hoặc đơn vị, mã số thuế, địa chỉ, hình thức nộp tiền và ngân sách nhà nước, số tiền đã nộp và thời gian đã nộp. Để giúp bạn có một cái nhìn tổng quát mới bạn theo dõi cụ thể trong ví dụ minh họa cụ thể dưới đây nhé:
Việc làm kế toán - kiểm toán
Tên cá nhân/ đơn vị: CÔNG TY TNHH LT Pay
Mã số thuế: 0107819578
Địa chỉ: B50, Lô 6 KĐT Định Cộng , Quận/Huyện: Hoàng Mai, Tỉnh,TP: Hà Nội
Thực hiện nộp tiền vào NSNN bằng hình thức: Chuyển khoản
Tiền mặt □ Chuyển Khoản □ Nộp thuế điện tử □
Đã được NH/ KBNN: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trích TK số (nếu có): 22210000923186
để nộp vào NSNN theo: TK thu NSNN □ TK thu hồi hoàn thuế GTGT □
Số tiền: 5.000.000 VNĐ ( Bằng chữ: Năm triệu đồng chẵn )
vào tài Khoản của KBNN: KBNN Định Công - Hà Nội Tỉnh, TP: Hà Nội.
Ngày thực hiện: 21/1/2024.
Hoàn thiện xong nội dung về thông tin cá nhân cũng như thời điểm và số tiền đã nộp thuế, bạn sẽ trình bày lý do lập mẫu thư tra soát. Căn cứ vào tình trạng sai sót trong tài liệu trong bản hạch toán thuế của công ty gửi lên cơ quan chức năng mà bạn sẽ đề cập chính xác đến lý do. Một số lý do phổ biến các kế toán thường mắc như: ghi nhầm mã nội dung kinh tế, ghi nhầm cơ quan thu, ghi nhầm mã chương sử dụng mẫu thư tra soát C1-11NS hay nộp sai cơ quan quản lý thu.
Cùng với nội dung sai sót, các kế toán viên cũng đề cập đến nội dung đề nghị điều chỉnh. Ví dụ như sau:
Nội dung sai sót: Nộp sai cơ quan thu thuế
Nội dung đề nghị điều chỉnh: Điều chỉnh nơi quản lý thu từ Chi cục thuế Quận Thanh Xuân sang Chi cục thuế Quận Hoàng Mai.
Theo yêu cầu của pháp luật thuế, các bên khi có đề nghị tra soát phải đính kèm thêm tài liệu, chứng từ nộp thuế trước đó. Nội dung này kế toán cũng cần trình bày cụ thể trong mẫu thư tra soát của mình.
Với bố cục là một mẫu thư, do vậy sau khi kết thúc nội dung chính, người lập cũng cần thể hiện thái độ lịch sự để kính đề nghị cơ quan thuế giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp của mình. Trong nội dung này, người lập có thể đề cập đến cơ quan thuế cục thuế cụ thể để đảm bảo được tính trang trọng.
Cụ thể như sau: “ Kính đề nghị Chi Cục thuế quận Thanh Xuân xem xét và giải quyết”.
Cuối mẫu thư tra soát, cá nhân lập biên bản phải đề cập đến ngày tháng năm lập mẫu thư, cá nhân và tên đơn vị lập biên bản. Với tư cách cá nhân, người lập cần ghi rõ họ và tên chữ ký của mình. Với tư cách là doanh nghiệp, cần có họ tên chữ ký đại diện doanh nghiệp và dấu đỏ của công ty.
Ở trên là những thông tin quan trọng nhất trong một mẫu thư tra soát và cách viết mẫu thư này một cách chính xác nhất. Vậy đâu là mẫu thư tra soát chuẩn nhất và tải về mẫu thư này như thế nào? Mời bạn cùng timviec365.vn tìm hiểu cụ thể trong nội dung tiếp theo nhé.
Xem thêm: Trong các công việc kế toán tại doanh nghiệp, thì việc làm kế toán tổng hợp được tuyển dụng rất nhiều, bạn đọc có thể quan tâm và dễ dàng tạo cv kế toán ứng tuyển ngay trên timviec365.vn
3. Tải về ngay mẫu thư tra soát chuẩn chỉnh nhất!
Để thuận tiện hơn trong quá trình lập biên bản và gửi đến cơ quan thuế, bạn có thể tham khảo và tải về ngay mẫu thư tra soát chuẩn chỉnh nhất ngay dưới đây của timviec365.vn nhé.
Mau-thu-tra-soat.doc
Hi vọng rằng những thông tin trên đây về mẫu thư tra soát của timviec365.vn trên đây cung cấp đến các bạn sẽ thực sự hữu ích, giúp kế toán và doanh nghiệp điều chỉnh những sai sót trong kế toán kịp thời nhất.
Từ khóa » Thư Tra Soát Là Gì
-
Thư Tra Soát C1-11/NS Theo Thông Tư 84 - Kế Toán Thiên Ưng
-
LẬP THƯ TRA SOÁT THUẾ ONLINE | THUẾ ĐIỆN TỬ (ETAX)
-
HƯỚNG DẪN LẬP THƯ TRA SOÁT ONLINE KHI SAI SÓT THÔNG ...
-
Mẫu Thư Tra Soát Mới Nhất Năm 2022 (Mẫu Số: C1-11/NS)
-
Cách Lập Thư Tra Soát Và Thủ Tục Xử Lý Khi Phát Hiện Sai Sót Trên Giấy ...
-
Hướng Dẫn Lập Thư Tra Soát Thuế Online Tại Bình Dương
-
Mẫu C1-11/NS Thư Tra Soát
-
MẪU THƯ TRA SOÁT | Nhu Y Law Firm
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Chức Năng Lập Thư Tra Soát - Báo Hậu Giang
-
Điều Chỉnh Thông Tin Nộp Thuế Bị Sai - AZLAW
-
Mẫu C1-11/NS Thư Tra Soát - Sàn Kế Toán
-
Khi Nào Phải Thực Hiện Tra Soát Thông Tin Trên Chứng Từ Nộp Thuế?
-
[PDF] YÊU CẦU TRA SOÁT - Techcombank