Mẫu Công Văn đề Nghị Chấm Dứt Hợp đồng Mới Và Chuẩn Nhất

Mục lục bài viết

  • 1 1. Mẫu công văn chấm dứt hợp đồng là gì?
  • 2 2. Công văn đề nghị chấm dứt hợp đồng tiếng Anh là gì?
  • 3 3. Mẫu công văn mới nhất:
  • 4 4. Nội dung công văn:
  • 5 5. Các trường hợp sử dụng:

1. Mẫu công văn chấm dứt hợp đồng là gì?

Mẫu công chấm dứt hợp đồng hay còn được gọi tên là văn bản thông báo chấm dứt hợp đồng. Được hiểu là văn bản thể hiện ý chí của một bên chủ thể gửi đến chủ thể còn lại trong quan hệ hợp đồng. Qua đó thông báo và phản ánh ý chí muốn đề nghị chấm dứt hợp đồng đang thực hiện.

Bên đề nghị có thể là bên bị vi phạm, bị thiệt hại trong khi thực hiện hợp đồng. Do các quyền và nghĩa vụ của các bên không còn được đảm bảo như thỏa thuận, họ không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng. Gửi đến chủ thể còn lại của hợp đồng, có thể bên vi phạm hợp đồng.

Các bên được quyền đề nghị chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật liên quan. Hoặc các bên đã có thỏa thuận quyền này trong hợp đồng đã giao kết trước đó. Khi đó, mẫu công văn đề nghị chấm dứt hợp đồng có thể sẽ tác động, làm thay đổi quyền, nghĩa vụ các bên. Cụ thể là chấm dứt thực hiện tiếp các điều khoản quy định trong nội dung hợp đồng.

Đảm bảo giá trị pháp lý:

Mẫu công văn chấm dứt hợp đồng cần được đảm bảo về mặt pháp lý. Đây là công văn được một bên chủ thể thực hiện, đề nghị các bên còn lại trong quan hệ hợp đồng chấp thuận. Từ đó làm thay đổi, phát sinh cũng như ràng buộc các hành vi, quyền và nghĩa vụ mới. Tất cả tác động này phải đảm bảo được pháp luật điều chỉnh. Tức là có tính hợp pháp trước pháp luật.

Đề nghị chấm dứt hợp đồng được thực hiện đơn phương trong nhu cầu của một chủ thể. Nhưng cần gửi đến chủ thể khác để được chấp thuận. Công văn được thể hiện dưới hình thức văn bản, nội dung đảm bảo trong nhu cầu đề nghị chấm dứt hợp đồng. Phải nêu được các căn cứ đưa đến hướng giải quyết đó.

2. Công văn đề nghị chấm dứt hợp đồng tiếng Anh là gì?

Công văn đề nghị chấm dứt hợp đồng tiếng Anh là Letter of request to terminate the contract.

3. Mẫu công văn mới nhất:

CÔNG TY …

Số: …/CV-…

V/v Đề nghị chấm dứt hợp đồng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————-

…., ngày …tháng …năm…

Kính gửi: ………

Tên công ty: ………..

Địa chỉ: ………

Mã số thuế: ………

Điện thoại: ……….. Fax: ………

Đại diện: ………… Chức vụ :………

Mã khách hàng: ……….

– Căn cứ…….;

– Căn cứ hợp đồng ……..;

– Căn cứ điều kiện thực tế thực hiện hợp đồng;

– Căn cứ vào quyền và nghĩa vụ của các bên;

Hiện tại chúng tôi đang giao kết hợp đồng thực hiện ……(1)….. của Quý Trung tâm. Nay công ty ……. xin thông báo đến quý công ty ……… về việc đề nghị chấm dứt hợp đồng số ……… vì các lý do sau:

1……(2)

2.…

3.……

Nay chúng tôi kính mong ngừng sử dụng/ngừng thực hiện hợp đồng giao kết thực hiện …..(1)…. kể từ ngày …./…../…….

Xin trân trọng cảm ơn!

Nơi nhận:

– Như trên;

– Lưu: VT;

Trưởng phòng hành chính

(Ký và ghi rõ họ tên)

(1): Nội dung giao kết hợp đồng.

(2): Các lý do được trình bày dựa trên các căn cứ.

4. Nội dung công văn:

Hiện nay pháp luật chưa có văn bản quy định về mẫu công văn chấm dứt hợp đồng. Các bên có thể thực hiện triển khai các nội dung cần có để đảm bảo nhu cầu của mình được thực hiện. Do đó việc lập mẫu công văn chấm dứt hợp đồng phụ thuộc vào các bên trong hợp đồng. Cũng như cần tuân thủ các hình thức công văn, đảm bảo thuyết phục về quyền, lợi ích trình bày.

Tuy nhiên Mẫu công văn chấm dứt hợp đồng vẫn cần bảo đảm nội dung cơ bản theo quy định. Để có thể truyền tải các cơ sở, căn cứ và đề nghị.

Ý nghĩa của công văn:

Mẫu công văn đề nghị chấm dứt hợp đồng là văn bản hành chính được soạn thảo. Được lập ra để ghi chép về việc đề nghị chấm dứt hợp đồng. Đây là đề nghị được tiến hành bởi một bên trong quan hệ hợp đồng. Các căn cứ được đưa ra để thuyết phục đối với nguyên nhân đề nghị chấm dứt hợp đồng. Thông thường các đề nghị được tiến hành khi bên soạn thảo công văn không được đảm bảo trong quyền và lợi ích như đã cam kết trong hợp đồng. Để được đảm bảo quyền lợi của mình theo quy định pháp luật, theo thỏa thuận, họ thực hiện đề nghị chấm dứt hợp đồng.

– Mẫu nêu rõ nội dung đề nghị, lý do chấm dứt hợp đồng,… Phải có căn cứ đưa ra thuyết phục về lý do, quyền được đề nghị chấm dứt khi hợp đồng chưa kết thúc.

– Thông tin doanh nghiệp đề nghị. Để xác định doanh nghiệp, nội dụng hợp đồng đang thực hiện cũng như ràng buộc quyền và nghĩa vụ giữa các bên.

– Nội dung đề nghị chấm dứt hợp đồng. Nội dung đưa ra để giải quyết, đề nghị bên còn lại thực hiện. Thông thường các đề nghị được đưa ra bởi bên không được đảm bảo trong quyền và lợi ích theo thỏa thuận.

Một số nội dung cơ bản của mẫu công văn chấm dứt hợp đồng bao gồm:

Phần mở đầu gồm có:

+ Quốc hiệu, Tiêu ngữ. Đây là hình thức của công văn hay các văn bản hành chính nói chung. Để thấy được sử chỉnh chu, đầy đủ và đảm bảo về hình thức.

+ Thời gian, địa điểm thực hiện viết công văn. Để xác định nhu cầu được thực hiện ở địa danh nào và xác định khoảng thời gian tương ứng. Điều này có ý nghĩa kịp thời thực hiện chuyển công văn đến đối tượng nhận theo nhu cầu.

+ Tên cơ quan ban hành văn bản. Đây là cơ quan có quyền thực hiện đề nghị chấm dứt hợp đồng. Ban hành văn bản là cơ quan đang thực hiện bảo vệ cho các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Khi có căn cứ cho rằng họ sẽ được bảo đảm tốt nhất quyền lợi khi hợp đồng được chấm dứt.

+ Tên văn bản chấm dứt hợp đồng số bao nhiêu. Công văn phải được lưu trữ để đảm bảo cho công tác văn thư. Mang đến ý nghĩa giá trị văn bản hành chính được tổ chức ban hành trong hoạt động của mình. Cũng như đảm bảo trong nhu cầu tìm kiếm, đối chiếu,… khi cần.

+ Gửi đến đâu: Các thông tin cung cấp đầy đủ để xác định đối tượng, cơ quan tiếp nhận công văn. Qua đó các nhu cầu, đề nghị được triển khai đến đúng đối tượng.

Phần nội dung:

+ Các căn cứ pháp lý, căn cứ quyền lợi được sử dụng. Có thể là theo thỏa thuận được ghi nhận trong hợp đồng trước đó không trái với quy định pháp luật hiện hành. Hoặc theo quy định pháp luật liên quan có quy định. Từ đó đảm bảo hiệu quả giao kết thực hiện hợp đồng. Cũng như ý nghĩa đề nghị chấm dứt hợp đồng để đảm bảo quyền, lợi ích cho các bên;

+ Nội dung chấm dứt hợp đồng;

+ Hợp đồng sẽ chấm dứt từ thời điểm nào? Đề nghị phải xác định thời điểm chấm dứt hợp đồng. Để phản ánh cụ thể nhất các thông tin đề nghị bên kia thực hiện, đáp ứng.

+ Lý do chấm dứt (đưa ra cơ sở cụ thể). Các lý do thường được xác định trong thiệt hại, tổn thất phải chịu. Các quyền và lợi ích không được đảm bảo của bên soạn công văn. Hoặc trong nhu cầu không sử dụng các dịch vụ được bên có dịch vụ cung cấp. Cần chấm dứt hợp đồng để kết thúc thực hiện hay ràng buộc quyền, nghĩa vụ của các bên. Từ đó giải quyết các vấn đề, trách nhiệm pháp lý phát sinh.

+ Các phương án xử lý hậu quả, yêu cầu mức bồi thường thiệt hại (nếu có). Tùy thuộc nếu các bên không được bảo đảm quyền và lợi ích của mình theo nội dung quy định. Các bên vi phạm hợp đồng có thể phải bồi thường để bù đắp lợi ích chính đáng của bên bị tổn thất. Các đề nghị cũng phải thể hiện nội dung này.

Phần kết thúc:

Chữ ký, đóng dấu xác nhận của bên thông báo. Đề nghị chấm dứt hợp đồng được thực hiện thông qua đại diện của tổ chức. Người thực hiện ký kết, triển khai điều hành thực hiện hợp đồng đồng thời có quyền đề nghị chấm dứt hợp đồng. Đối tượng ký, đóng dấu ràng buộc thẩm quyền và trách nhiệm trong công văn được ban hành. Đảm bảo quyết định mang đến quyền, lợi ích cho tổ chức.

5. Các trường hợp sử dụng:

Một số trường hợp được sử dụng mẫu công văn chấm dứt hợp đồng như sau:

+ Thuộc các trường hợp được quyền đơn phương chấm dứt theo thỏa thuận trong hợp đồng của các bên. Khi hợp đồng có nội dung quy định căn cứ cho các bên có thể đề nghị chấm dứt hợp đồng. Liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ ràng buộc .

+ Việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên đề nghị. Nội dung hợp đồng không còn đảm bảo cho quyền lợi và nghĩa vụ của bên đề nghị.

+ Bên nhận công văn đề nghị vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ. Khi hợp đồng được giao kết là hợp đồng song vụ, các quyền lợi của bên thực hiện đề nghị đang không được đảm bảo. Họ có quyền yêu cầu, đề nghị phương án giải quyết để đảm bảo quyền lợi tương ứng.

+ Các bên thỏa thuận có thể chấm dứt hợp đồng khi một bên có nhu cầu đề nghị. Thường được sử dụng trong các hợp đồng cung cấp dịch vụ. Khi đó các bên không cung cấp dịch vụ nữa, cũng như bên còn lại không còn nhu cầu sử dụng dịch vụ.

+ Một số trường hợp khác pháp luật quy định riêng. Các trường hợp không được thỏa thuận trong nội dung hợp đồng, tuy nhiên có quy định pháp luật liên quan cho phép đề nghị chấm dứt hợp đồng.

Từ khóa » Tờ Trình Chấm Dứt Hợp đồng