Mẫu đơn Xin đóng Mã Số Thuế Thu Nhập Cá Nhân - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Thuế thu nhập cá nhân là gì?
  • Đóng mã số thuế thu nhập cá nhân là gì?
  • Các khoản thu nhập phải nộp thuế thu nhập cá nhân
  • Các trường hợp đóng mã số thuế thu nhập cá nhân
  • Mẫu đơn xin đóng mã số thuế thu nhập cá nhân

Việc đóng thuế thu nhập cá nhân được xác định là nghĩa vụ của công dân khi có phát sinh các thu nhập phải chịu thuế theo quy định của pháp luật hiện hành.

Đồng thời pháp luật cũng đưa ra yêu cầu cá nhân thuộc các trường hợp chết, mất năng lực hành vi dân sự…thì phải tiến hành làm thủ tục đóng mã số thuế, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý và kiểm soát mã số thuế của người dân.

Dó đó với nội dung bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về Mẫu đơn xin đóng mã số thuế thu nhập cá nhân.

Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân được hiểu là khoản tiền mà người phát sinh ra thu nhập phải trích nộp một phần nhất định từ tiền lương hoặc từ các nguồn thu nhập khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã tính xong các khoản được giảm trừ theo quy định của pháp luật thuế.

Theo đó, thuế thu nhập cá nhân được xây dựng dựa trên nguyên tắc chính là sự công bằng và khả năng nộp thuế. Bởi vì thuế thu nhập cá nhân không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp, thu nhập vừa đủ để nuôi sống bản thân và gia đình.

Đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân bao gồm: Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú trên lãnh thổ Việt Nam nhưng phát sinh ra thu nhập phải chịu thuế. Cụ thể:

– Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập;

– Đối với cá nhân không cư trú thì thu nhập chịu thuế sẽ được xác định là thu nhập phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập là ở đâu.

Đóng mã số thuế thu nhập cá nhân là gì?

Đóng mã số thuế thu nhập cá nhân là hoạt động chấm dứt hiệu lực mã số thuế thu nhập cá nhân tại cơ quan quản lý thuế.

Quy trình đóng mã số thuế thu nhập cá nhân thường bao gồm đăng ký tại cơ quan thuế địa phương. Thông thường, người đóng thuế sẽ cung cấp các thông tin cá nhân và thông tin về thu nhập của mình để được cấp mã số thuế.

Các khoản thu nhập phải nộp thuế thu nhập cá nhân

Tại Luật thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi bổ sung 2012 thì các khoản thu nhập phải chịu thuế bao gồm:

– Thu nhập từ hoạt động kinh doanh (không áp dụng cho những cá nhân kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu/năm)

– Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm tiền lương, tiền công, các khoản có tính chất tương tự, các khoản phụ cấp, trợ cấp phải chịu thuế theo quy định.

– Thu nhập từ hoạt động đầu tư góp vốn như: Tiền lãi từ việc cho vay, lợi ích phát sinh từ cổ phần…

– Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng phần vốn góp

– Thu nhập từ việc chuyển nhượng bất động sản

– Thu nhập từ hoạt động trúng thưởng (xổ số, các hình thức khuyến mại khác…)

– Thu nhập từ việc bán bản quyền

– Thu nhập từ nhượng quyền thương mại

– Thu nhập từ nhận thừa kế

– Thu nhập từ nhận quà tặng.

Các trường hợp đóng mã số thuế thu nhập cá nhân

Tại Luật Quản lý thuế 2019 có quy định về các trường phải phải tiến hành chấm dứt mã số thuế, cụ thể là:

“ 2. Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Chấm dứt hoạt động kinh doanh, không còn phát sinh nghĩa vụ thuế đối với tổ chức không kinh doanh;

b) Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép tương đương;

c) Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất;

d) Bị cơ quan thuế ra thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;

đ) Cá nhân chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;

e) Nhà thầu nước ngoài khi kết thúc hợp đồng;

g) Nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí khi kết thúc hợp đồng hoặc chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khí.”

Do đó, mã số thuế thu nhập cá nhân sẽ phải chấm dứt trong trường hợp cá nhân chết, mất năng lực hành vi dân sự. Thủ tục đóng mã số thuế thu nhập cá nhân của những đối tượng nêu trên sẽ trực tiếp do thân nhân của cá nhân chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự tự đi thực hiện tại chi cục thuế có thẩm quyền.

Mẫu đơn xin đóng mã số thuế thu nhập cá nhân

Đơn xin đóng mã số thuế thu nhập cá nhân là văn bản do trực tiếp cá nhân đó hoặc thân nhân của họ gửi đến cơ quan thuế có thẩm quyền để xin cơ quan có thẩm quyền tiến hành đóng mã số thuế thu nhập cá nhân.

Hiểu một cách đơn giản là kể từ thời điểm cá nhân nộp đơn yêu cầu đóng mã số thuế thu nhập cá nhân và được cơ quan thuế chấp nhận thì sẽ khiến chấm dứt hiệu lực của mã số thuế đó.

Chúng tôi sẽ cung cấp cho Qúy khách Mẫu đơn xin đóng mã số thuế thu nhập cá nhân

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———-o0o———-

                                                                        ……, ngày…..tháng…..năm…..

ĐƠN XIN ĐÓNG MÃ SỐ THUẾ CÁ NHÂN

Tên người nộp thuế (ghi theo tên người nộp thuế đã đăng ký thuế ):……………

Mã số thuế:………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ:……………………………………………………………………………..

Lý do chấm dứt hiệu lực mã số thuế:………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………….

Hồ sơ đính kèm: …………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

Người nộp thuế cam kết về tính chính xác, trung thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của văn bản này./.

                                                                                                                             NGƯỜI LÀM ĐƠN

                                                                                                                             (Ký và ghi rõ họ tên)

Tải (download) Mẫu đơn xin đóng mã số thuế thu nhập cá nhân

Tải Về Tại Đây

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Mẫu đơn xin đóng mã số thuế thu nhập cá nhân. Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ trực tiếp.

Từ khóa » Cách đóng Mã Số Thuế Thu Nhập Cá Nhân