Mẫu đơn Xin Rút Yêu Cầu Khởi Kiện Dân Sự - Luật Long Phan

Mẫu đơn xin rút yêu cầu khởi kiện dân sự thể hiện một phần của quyền quyết định, tự định đoạt của đương sự được quy định trong Bộ Luật Tố tụng dân sự. Bài viết sau đây sẽ giúp người đọc biết được những điều cơ bản về rút đơn đồng thời là cách viết mẫu đơn khởi kiện Dân sự.

mau don xin rut yeu cau khoi kien
Mẫu đơn yêu cầu rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện

Mục Lục

  • 1 Rút yêu cầu khởi kiện Dân sự
    • 1.1 Trước khi thụ lý vụ án:
    • 1.2 Sau khi thụ lý vụ án chưa đến giai đoạn xét xử:
    • 1.3 Trong giai đoạn xét xử phúc thẩm:
  • 2 Nội dung mẫu đơn xin rút yêu cầu khởi kiện Dân sự
  • 3 Hướng dẫn viết mẫu đơn xin rút yêu cầu khởi kiện Dân sự
    • 3.1 Nộp đơn yêu cầu tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự.
    • 3.2 Thông tin của người có yêu cầu rút đơn
    • 3.3 Nội dung yêu cầu
  • 4 Thủ tục rút đơn yêu cầu khởi kiện Dân sự

Rút yêu cầu khởi kiện Dân sự

Theo các quy định trên ta có thể thấy việc rút yêu cầu khởi kiện trong một vụ án dân sự là quyền của các đương sự vì thế thời điểm rút có thể từ giai đoạn trước khi thụ lý vụ án, sau khi thụ lý vụ án, trong khi xét xử sơ thẩm, phúc thẩm. 

Nhưng trong các giai đoạn sẽ có cách thức cũng như hậu quả pháp lý khác nhau cụ thể như sau:

>> Xem thêm: Mẫu Đơn Rút Yêu Cầu Ngăn Chặn Vụ Án Dân Sự

Trước khi thụ lý vụ án:

  • Thì việc rút yêu cầu khởi kiện Dân sự chính là một trong những căn cứ để tòa án trả lại đơn khởi kiện theo điểm g Khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
  • Hậu quả pháp lý:

Thẩm phán được giao giải quyết vụ án sẽ là người trả lại đơn khởi kiện.

Người đã khởi kiện có quyền khởi kiện lại sau khi rút đơn nếu thỏa mãn các điều kiện tại Khoản 1 Điều 192 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015

Sau khi thụ lý vụ án chưa đến giai đoạn xét xử:

Trường hợp nguyên đơn rút yêu cầu khởi kiện  sau khi thụ lý vụ án thì hậu quả pháp lý sẽ còn tùy thuộc vào phía bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chi tiết được quy định tại Điều 217 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm:

Trường hợp có đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì vẫn còn phụ thuộc vào người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Vấn đề này được quy định chi tiết tại Điều 244, 245 Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) 2015.

Trong giai đoạn xét xử phúc thẩm:

  • Về nguyên đơn: Căn cứ theo Điều 299 Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì hậu quả pháp lý sẽ tùy thuộc vào ý kiến của bị đơn Hội đồng xét xử phúc thẩm phải tùy thuộc vào sự đồng ý hay không của bị đơn
  • Về bị đơn có kháng cáo rút đơn kháng cáo: theo Điều 289 BLTTDS 2015 thì hậu quả của việc này thì cơ quan có thẩm quyền có thể đình chỉ xét xử Phúc thẩm vụ án hoặc đình chỉ phần kháng cáo đã rút

Lưu ý:

  • Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp.
  • Trường hợp ngoại lệ quy định tại khoản 3 Điều 192, điểm c khoản 1 Điều 217 của BLTTDS 2015 và các Luật khác liên quan.

(CSPL: Khoản 1 Điều 218 BLTTDS 2015)

Nội dung mẫu đơn xin rút yêu cầu khởi kiện Dân sự

  • Đây là đơn rút 1 phần yêu cầu hay toàn bộ yêu cầu
  • Nơi nộp đơn
  • Thông tin của người có yêu cầu rút đơn
  • Nội dung yêu cầu
  • Ký tên xác nhận

Hướng dẫn viết mẫu đơn xin rút yêu cầu khởi kiện Dân sự

Nộp đơn yêu cầu tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự.

Thông tin của người có yêu cầu rút đơn

Ghi rõ ràng chính xác các thông tin về họ tên, năm sinh, địa chỉ.

Đặc biệt là về thông tin vụ án ( vd: nếu vụ án đã được thụ lý thì phải cho biết ai là nguyên đơn, bị đơn quá trình giải quyết vụ án đã đến giai đoạn nào theo văn bản số bao nhiêu,…)

Nội dung yêu cầu

Chú ý tập trung mục đích làm đơn xin rút đơn khởi kiện.Mục đích này phải được trình bày rõ ràng, ngắn chọn,

(vd: Làm đơn này để xin rút toàn bộ hay một phần yêu cầu theo văn bản thụ lý nào.)

Về phần lý do yêu cầu cần nêu rõ ràng ngắn gọn,súc tích để người thụ lý dễ nắm bắt nguyện vọng của người làm đơn.

( vd: Hai bên đã thỏa thuận hòa giải thành với nhau ngoài tòa án và chúng tôi không yêu cầu tòa án ghi nhận nội dung hòa giải thành ngoài tòa án, đề nghị tòa án xem xét, đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định pháp luật.)

Thủ tục rút đơn yêu cầu khởi kiện Dân sự

  1. Đương sự gửi yêu cầu rút đơn khởi kiện tại Tòa án nơi có thẩm quyền giải quyết vụ án.
  2. Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định.

Trong quá trình xem xét thụ lý vụ án, nếu người khởi kiện rút đơn thì Tòa án nơi người khởi kiện nộp đơn khởi kiện sẽ trả lại đơn khởi kiện.

Trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án dân sự có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử có thẩm quyền ra quyết định quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

  • Về tiền tạm ứng án phí:

Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện quy định tại điểm c và trường hợp khác quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được trả lại cho người khởi kiện ( Khoản 3 Điều 218 BLTTDS 2015 )

Bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trường hợp này, các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm và một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật.

Như vậy, qua bài viết này, chúng tôi đã trình bày nội dung về mẫu đơn rút đơn khởi kiện vụ án Dân sự. Trường hợp Quý khách hàng gặp vấn đề thắc mắc về thủ tục tố tụng Dân sự, các vấn đề khác về tranh tụng hoặc các thắc mắc pháp lý khác hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline 1900636387 để được hỗ trợ chi tiết.

Từ khóa » đơn Xin Rút Lại Hồ Sơ đất đai