Mẫu đơn Xin Xác Nhận Của UBND Xã, Phường địa Phương Năm 2022

Mục lục bài viết

  • 1 1. Đơn xin xác nhận, đánh giá của địa phương là gì?
  • 2 2. Khi nào soạn thảo đơn xin xác nhận, đánh giá của địa phương?
  • 3 3. Mẫu đơn xin xác nhận, đánh giá của địa phương mới nhất:
    • 3.1 3.1. Mẫu đơn xin xác nhận dân sự:
    • 3.2 3.2. Mẫu đơn xin xác nhận tạm trú:
  • 4 4. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin xác nhận, đánh giá của địa phương:
  • 5 5. Thủ tục xin xác nhận, đánh giá của địa phương:
    • 5.1 5.1. Thủ tục xin xác nhận tạm trú:
    • 5.2 5.2. Thủ tục xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1:
    • 5.3 5.3. Thủ tục xin xác nhận tình trạng hôn nhân:

1. Đơn xin xác nhận, đánh giá của địa phương là gì?

Đơn xin xác nhận, đánh giá của địa phương là mẫu dơn được soạn thảo bởi cá nhân gửi đến cơ quan có thẩm quyền địa phương ( UBND, CA phường/xã /thị trấn,…) để xin xác nhận đánh giá trong một số trường hợp như: xin xác nhận tạm trú, xin xác nhận nhân thân,…

Đơn xin đánh giá, xác nhận của địa phương là một văn bản pháp lý được công nhận bởi pháp luật.

2. Khi nào soạn thảo đơn xin xác nhận, đánh giá của địa phương?

Trong thực tế cuộc sống có nhiều trường hợp cần xin xác nhận của địa phương, bao gồm:

– Trường hợp cần xác nhận dân sự

– Xác nhận tạm trú

– Xác nhận nơi cư trú

– Xác nhận nhân thân

-…

3. Mẫu đơn xin xác nhận, đánh giá của địa phương mới nhất:

Dưới đây luật Dương gia sẽ cung cấp đến bạn đọc một số mẫu đơn xin đánh giá, xác nhận của địa phương phổ biến

3.1. Mẫu đơn xin xác nhận dân sự:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————–***————–

ĐƠN XIN XÁC NHẬN DÂN SỰ

Kính gửi: Công an phường (xã)/ UBND (xã)……..

1. Tên tôi là:………..

Sinh ngày:………..

Thường trú tại:………..

Nghề nghiệp:………

Nơi công tác:………

2. Họ và tên Bố:……

Thường trú tại:….

Nghề nghiệp:……..

Nơi công tác:…………

3. Họ và tên Mẹ:…….

Thường trú tại:…….

Nghề nghiệp:………

Nơi công tác:……..

4. Họ tên vợ/chồng:………..

Thường trú tại:…………..

Nghề nghiệp:………….

Nơi công tác:…….

Tôi xin đề nghị quý Công an phường (xã) xác nhận về nhân sự cho tôi trong thời gian thường trú tại địa phương không vi phạm tiền án, tiền sự tôi nghiêm chỉnh chấp hành những chủ trương chính sách của Đảng Nhà nước và các quy định của Chính quyền địa phương.

……, ngày……..tháng……..năm……..

XÁC NHẬN CỦA ĐỊA PHƯƠNG

 (Nơi nhân sự có sổ hộ khẩu)

 NGƯỜI VIẾT ĐƠN

(Ký và ghi rõ họ tên)

3.2. Mẫu đơn xin xác nhận tạm trú:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——–o0o——–

ĐƠN XIN XÁC NHẬN TẠM TRÚ

Kính gửi : Công an……

Tôi tên là: ….

Ngày sinh: …..

Số CMND….Tại Công an ….. Cấp ngày……….

Địa chỉ thường trú: …….

Chỗ ở hiện nay: ………

Nay tôi làm đơn này kính xin Ban Công an …..xác nhận cho tôi đã tạm trú tại địa này từ ngày………/………/……………. cho đến nay.

Lý do: ……

Xin cám ơn!

…, Ngày …… tháng …… năm 20…….

           Xác nhận của Công An                                            Người làm đơn

( Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)                           (Ký, ghi rõ họ tên)

4. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin xác nhận, đánh giá của địa phương:

Phần kính gửi: Ghi thông tin của UBND (xã, phường, thị trấn),  Công an (xã, phường, thị trấn),…Cơ quan có thẩm quyền khác nơi gửi đơn xin xác nhận

Phần thông tin của người xin xác nhận:

Mục họ tên: Ghi đầy đủ họ, tên đệm và tên bằng chữ in hoa có dấu

Sinh ngày: Xác định theo ngày, tháng, năm dương lịch và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số cho các tháng sinh là tháng 01 và tháng 02, 04 chữ số cho năm sinh;

Thường trú: Ghi theo thông tin theo sổ hộ khẩu. Trong trường hợp thay đổi địa chỉ thường trú phải ghi theo địa chỉ đã thay đổi

Mục “Nghề nghiệp”: Ghi rõ hiện nay làm nghề gì và tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa chỉ nơi làm việc.

Nơi công tác: Ghi rõ hiện nay làm nghề gì và tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa chỉ nơi làm việc.

5. Thủ tục xin xác nhận, đánh giá của địa phương:

5.1. Thủ tục xin xác nhận tạm trú:

Bước 1: Chuẩn bi hồ sơ

– Photo CMND có công chứng (mang bản gốc đi đối chiếu)

– Photo Sổ hộ khẩu có công chứng

– Hợp đồng thuê nhà/ở nhờ

– Đơn xin xác nhận tạm trú

– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu

– Bản khai nhân khẩu

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ tại Công an phường, xã nơi đang sinh sống

Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Thời gian hoàn thành thủ tục: tối đa 3 ngày kể từ ngày nộp đủ giấy tờ cho công an phường.

5.2. Thủ tục xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1:

Công dân xin giấy xác nhận nhân thân nhằm mục đích xác nhận về tình trạng không vi phạm pháp luật, không có án tích hoặc đã được xóa án tích thì bắt buộc công dân phải thực hiện hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp tại cơ quan có thẩm quyền.

Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức gồm:

+ Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.

+ Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp cần chuẩn bị hồ sơ lý lịch tư pháp sau:

– Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu quy định;

– Bản sao giấy chứng minh nhân dân / căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;

– Bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền

Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú (trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú, trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh)

– Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

Bước 3: Nhận kết quả

– Sau khi đóng phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì công dân nhận giấy hẹn cấp phiếu và đến nhận kết quả theo thời gian ghi trong giấy hẹn.

– Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ từ công dân.

5.3. Thủ tục xin xác nhận tình trạng hôn nhân:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

– Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

– Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của người yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để xác định thẩm quyền

Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ 

Ủy ban nhân dân cấp xã/phường/thị trấn

Cách thức nộp hồ sơ:

+ Nộp trực tiếp tại UBND xã/phường/thị trấn

+ Nộp qua công thông tin điện tử

+ Nộp qua dịch vụ bưu chính

Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ

– Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ:  Người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả

– Trường hợp  hồ sơ chưa đầy đủ cần bổ sung hoàn thiện: Hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định

– Trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì người tiếp nhận phải lập văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, tên của người tiếp nhận.

– Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra, xác minh tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu.

– Trường hợp yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích khác, không phải để đăng ký kết hôn thì trong Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải ghi rõ mục đích sử dụng, số lượng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được cấp theo yêu cầu.

– Trường hợp yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để kết hôn với người cùng giới tính hoặc kết hôn với người nước ngoài tại Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam thì cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết.

Lưu ý: 

Trường hợp yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân nhằm mục đích kết hôn thì người yêu cầu phải đáp ứng đủ điều kiện kết hôn:

– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên

– Việc kết hôn do nam,nữ tự nguyện quyết định

– Không bị mất năng lực hành vi dân sự

– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn, gồm:

+ Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo

+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn

+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn với người đang có chồng, có vợ

+ Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

– Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Trường hợp yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích khác, không phải để đăng ký kết hôn, thì người yêu cầu không phải đáp ứng điều kiện kết hôn.

Từ khóa » đơn Xác Nhận Thường Trú Tại địa Phương