Mẫu Giấy đề Nghị đăng Ký Công Ty Hợp Danh Phụ Lục I-5
Có thể bạn quan tâm
- Giấy đề Nghị đăng Ký Doanh Nghiệp Công Ty Hợp Danh
- Giấy đề Nghị đăng Ký Doanh Nghiệp Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hai Thành Viên Trở Lên
- Giấy đề Nghị đăng Ký Doanh Nghiệp Theo Mẫu Quy định Tại Phụ Lục I-2 Thông Tư Số 02/2019/tt-bkhđt
- Giấy đề Nghị đăng Ký Hộ Kinh Doanh (phụ Lục Iii-1 Thông Tư Số 02/2019/tt-bkhđt)
- Giấy đề Nghị đóng Tài Khoản Thanh Toán Agribank
Theo quy định tại Điều 172 của Luật doanh nghiệp 2014 công ty hợp danh phải có ít nhất hai thành viên là đồng chủ sở hữu công ty, cùng kinh doanh dưới một tên chung gọi là thành viên hợp danh. Và để thành lập công ty hợp danh thì trong hồ sơ đăng ký thành lập mới bắt buộc phải có mẫu giấy đề nghị đăng ký công ty hợp danh theo quy định chung của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Sau đây Nam Việt Luật sẽ giới thiệu với các bạn mẫu giấy đề nghị đăng ký công ty hợp danh và để hiểu rõ các thông tin điền vào hồ sơ cho chính xác.
Mẫu giấy đề nghị đăng ký công ty hợp danh
Giấy đề nghị đăng ký công ty hợp danh là Phụ lục I-5 ban hành kèm theo Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.
Các thông tin trong mẫu giấy đề nghị đăng ký công ty hợp danh
Trong mẫu giấy đề nghị đăng ký công ty hợp danh sẽ gồm các thông tin
Thông tin về người làm Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty
Gồm các thông tin:
– Họ tên ghi bằng chữ in hoa, Giới tính.
– Chức danh trong công ty.
– Ngày sinh, Dân tộc, Quốc tịch.
– Số giấy tờ chứng thực cá nhân như Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu; Ngày cấp, Nơi cấp
– Địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú và chỗ ở hiện tại.
Thông tin về nội dung đăng ký công ty hợp danh
1. Tình trạng thành lập
– Vì là đăng ký công ty mới nên chúng ta đánh dấu chọn Thành lập mới.
– Nếu là các trường hợp khác thì chọn đánh dấu tương ứng.
Vd : công ty được thành lập do hợp nhất hai doanh nghiệp thì chọn mục Thành lập trên cơ sở hợp nhất doanh nghiệp
2. Tên công ty
– Gồm tên bằng tiếng Việt, tên bằng tiếng Anh ( nếu có), tên viết tắt (nếu có). Tất cả phải ghi chứ in hoa.
3. Địa chỉ trụ sở chính
– Gồm Số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường phố/xóm/ấp/thôn; Xã/Phường/Thị trấn; Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh; Tỉnh/Thành phố; Quốc gia.
– Và các thông tin khác như : Điện thoại, Fax, Website, Email ( Không bắt buộc phải ghi khi thành lập mới).
4. Ngành, nghề kinh doanh
– Ghi tên và mã theo ngành cấp 4 trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.
– Hiện nay được quy định trong Danh mục ngành nghề kinh doanh ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.
5. Vốn điều lệ
– Ghi bằng số, VNĐ và giá trị tương đương theo đơn vị tiền nước ngoài ( nếu có).
– Tổng số cổ phần, loại cổ phần : bao gồm cổ phần không được quyền chào bán và được chào bán.
– Mệnh giá từng loại cổ phần.
6. Nguồn vốn điều lệ
Gồm tỷ lệ và sô tiền cụ thể về nguồn vốn từ
– Vốn trong nước : vốn nhà nước hay vốn tư nhân.
– Vốn nước ngoài hay vốn khác
7. Danh sách thành viên
– Đính kèm danh sách các thành viên với Giấy đề nghị đăng ký công ty hợp danh
8. Thông tin đăng ký thuế
– Thông tin về Giám đốc (Tổng giám đốc), Kế toán trưởng: Họ, tên và số điện thoại.
– Địa chỉ nhận thông báo thuế.
– Hình thức hạch toán : chọn hoạch toán độc lập nếu là thành lập mới
– Năm tài chính
– Tổng số lao động : thường ghi 1 nếu là công ty thành lập mới
– Có hoạt động theo dự án BOT, BTO, BT không ?
– Đăng ký xuất khẩu : Nếu có hoạt động thì ghi là Có
– Các loại thuế phải nộp : thường ban đầu khi thành lập mới thì chỉ chọn Thuế môn bài, Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập doanh nghiệp
– Ngành nghề kinh doanh chính.
9. Thông tin về các doanh nghiệp bị chia, bị tách, bị hợp nhất, được chuyển đổi
– Chỉ kê khai trong trường hợp thành lập công ty trên cơ sở chia, tách, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
NVL LegalNVL Legal – Chuyên gia pháp lý biên tập bài viết website nhằm giúp độc giả có thể tiếp cận, tham khảo thông tin ở mức độ cơ bản. Tuy nhiên, quy định pháp luật thường xuyên thay đổi, tại thời điểm đăng tải bài viết không tránh khỏi việc cập nhật chưa kịp thời, do đó thông tin chỉ có giá trị tham khảo, chưa là căn cứ đầy đủ để áp dụng trong thực tế. Nếu cần thêm thông tin chính xác, bạn vui lòng liên hệ NVL để được hỗ trợ.
Từ khóa » Giấy đề Nghị đăng Ký Doanh Nghiệp Bằng Tiếng Anh
-
Giấy Chứng Nhận đăng Ký Doanh Nghiệp Tiếng Anh Là Gì?
-
Bản Mẫu Dịch Giấy đăng Ký Kinh Doanh Sang Tiếng Anh - BANKERVN
-
Mẫu Bản Dịch Giấy Chứng Nhận đăng Ký Doanh Nghiệp Bằng Tiếng Anh
-
Mẫu Bản Dịch Giấy Chứng Nhận đăng Ký Doanh Nghiệp Tiếng Anh
-
Mẫu Giấy đăng Ký Kinh Doanh Công Ty Cổ Phần - TIẾNG ANH
-
Mẫu Giấy đề Nghị đăng Ký Doanh Nghiệp Mới Nhất - LuatVietnam
-
Giấy Phép Kinh Doanh Tiếng Anh Là Gì? - Luật ACC
-
Thủ Tục Cấp Giấy Phép đăng Ký Kinh Doanh Bằng Tiếng Anh
-
Phụ Lục I-1 Giấy đề Nghị đăng Ký Doanh Nghiệp Tư Nhân
-
Giấy đề Nghị đăng Ký Kinh Doanh Cho Doanh Nghiệp - Luật Việt An
-
Mẫu Giấy đề Nghị đăng Ký Công Ty TNHH Hai Thành Viên Trở Lên Mới ...
-
Giấy đề Nghị Thành Lập Doanh Nghiệp Tư Nhân - Luật Việt An
-
Thủ Tục đăng Ký Hộ Kinh Doanh Cá Thể Và 7 Lưu ý Bạn PHẢI BIẾT