Mẫu Giấy ủy Quyền Lĩnh Thay Lương Và Hướng Dẫn ... - Luật Dương Gia
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu giấy ủy quyền lĩnh thay lương là gì?
- 2 2. Mẫu giấy ủy quyền lĩnh thay lương chi tiết nhất:
- 3 3. Hướng dẫn viết giấy ủy quyền lĩnh thay lương:
- 4 4. Một số quy định về ủy quyền lĩnh thay lương hưu:
- 4.1 4.1. Điều kiện ủy quyền nhận lương:
- 4.2 4.2. Khi nào được ủy quyền cho người khác nhận lương?
- 4.3 4.3.Thủ tục ủy quyền cho con lĩnh thay lương hưu:
1. Mẫu giấy ủy quyền lĩnh thay lương là gì?
Mẫu giấy ủy quyền lĩnh thay lương là mẫu giấy được lập ra để thực hiện hoạt động ủy quyền của người lao động cho một người khác hướng đến thực hiện hoạt động lĩnh thay lương. Mẫu nêu rõ thông tin của người ủy quyền, người được ủy quyền…
Mẫu giấy ủy quyền lĩnh thay lương được lập trên nguyện vong của người được lĩnh lương nhưng vì lý do nào đó không trực tiếp đến lĩnh lương được mà nhờ người khác lĩnh lương thay để ủy quyền lĩnh lương.
2. Mẫu giấy ủy quyền lĩnh thay lương chi tiết nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
GIẤY ỦY QUYỀN LĨNH THAY LƯƠNG
NGƯỜI ỦY QUYỀN:
-Họ và tên: … Năm sinh: …
-Số CMND: … Cấp ngày: … Tại: …
-Số điện thoại: …
-Nơi công tác: …
-Hưởng chế độ với số tiền thời điểm hiện tại là:
Bằng số: …
Bằng chữ: …
Tôi đồng ý ủy quyền cho Ông (Bà) … lĩnh thay lương.
NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN
-Họ và tên: … Năm sinh: …
-Số CMND: … Cấp ngày: … Tại: …
-Số điện thoại: …
-Nơi công tác: …
-Mối quan hệ với người cho lĩnh thay lương: …
-Thời hạn lĩnh thay: từ ngày …. tháng ….. năm …… đến ngày … tháng … năm …
-Nơi lĩnh: …
Tôi xin cam kết chấp hành đúng quy định về việc lĩnh tiền chế độ lương. Trong trường hợp Người ủy quyền về công tác hoặc có lý do khác, tôi có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Đại diện chi trả lương và kế toán.
……, ngày…tháng…năm…
Chữ ký của người lĩnh thay
(Ký, ghi rõ họ tên
Chữ ký của người hưởng lương
(Ký, ghi rõ họ tên)
Xác nhận của chính quyền địa phương
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Chứng thực ông/bà …
CMND số: … cấp ngày: …
Tại: …đã ký trước mặt tôi.
Số chứng thực: … Quyển số …SCT/CK
Nơi công tác … Ngày ….. tháng ….. năm …..
3. Hướng dẫn viết giấy ủy quyền lĩnh thay lương:
-Ghi cụ thể thông tin của người ủy quyền như: Họ và tên, năm sinh, số CMND, ngày cấp, nơi cấp, số điện thoại, địa chỉ nơi làm việc,…
-Lời cam kết
-Các bên chứng kiến ký và ghi rõ họ tên.
4. Một số quy định về ủy quyền lĩnh thay lương hưu:
4.1. Điều kiện ủy quyền nhận lương:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nguyên tắc trả lương như sau:
“Điều 94. Nguyên tắc trả lương
1.Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
2.Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.”
Quy định về nguyên tắc trả lương tại Bộ luật Lao động 2019 vẫn tiếp tục kế thừa quy định tại Bộ luật Lao động 2012 về việc người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn. Tuy nhiên, Bộ luật Lao động 2019 đã bổ sung quy định mới về việc ủy quyền cho người khác nhận lương trong trường hợp không thể nhận lương trực tiếp.
4.2. Khi nào được ủy quyền cho người khác nhận lương?
Bộ luật Lao động không đưa ra quy định về điều kiện cụ thể khi ủy quyền nhận lương. Tuy nhiên căn cứ khoản 1 Điều 94 Bộ luật này có thể thấy người lao động được phép ủy quyền cho người khác nhận lương khi:
-Không trực tiếp nhận lương được;
-Ủy quyền hợp pháp.
Việc không thể nhận lương trực tiếp ở đây có thể hiểu là việc bản thân của người lao động không tự mình nhận lương được do nhiều nguyên nhân như: ốm đau, tai nạn, thai sản hoặc đang đi công tác ở nước ngoài;…
Tuy nhiên, pháp luật nước ta cũng không bắt buộc người lao động phải chứng minh lý do chính đáng của việc ủy quyền nhưng họ phải tự chịu trách nhiệm về việc ủy quyền cho người khác nhận thay. Người sử dụng lao động cũng không có quyền đòi hỏi người lao động phải chứng minh lý do ủy quyền.
Theo Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã quy định một trong những quyền của người lao động đó là được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu. Cụ thể:
Quyền của người lao động
-Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
-Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.
-Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:
+Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;
+Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;
+Thông qua người sử dụng lao động.
-Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:
+Đang hưởng lương hưu;
+Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;
+Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;
+Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
-Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật này và đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội.
-Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.
-Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội; định kỳ hằng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
-Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.”
Theo đó, người lao động có thể tự mình trực tiếp nhận lương hưu hoặc nhờ người khác nhận hộ. Do đó, người lao động hoàn toàn có thể ủy quyền cho con của mình đến nhận lương hưu thay mình.
Tuy nhiên, việc nhận hộ lương hưu chỉ được cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết khi người lao động và con của họ đã thực hiện đúng thủ tục ủy quyền nhận lương hưu.
4.3.Thủ tục ủy quyền cho con lĩnh thay lương hưu:
Căn cứ Quyết định 166/QĐ-BHXH, để ủy quyền cho con lĩnh thay lương hưu, cần thực hiện các công việc sau:
* Chuẩn bị hồ sơ:
1- Giấy ủy quyền hoặc Hợp đồng ủy quyền nhận thay lương hưu theo quy định pháp luật.
Trong đó, mẫu Giấy ủy quyền nhận thay lương hưu được thực hiện theo mẫu số 13 HSB ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH:
+Điền đầy đủ thông tin về người được hưởng lương hưu và con của người đó.
+Nội dung ủy quyền ghi rõ: Nhận thay lương lương hưu
+Thời hạn ủy quyền do các bên tự thỏa thuận và ghi rõ từ ngày/tháng/năm đến ngày/tháng/năm. Ví dụ: Từ 01/01/2021 đến hết 31/12/2023.
+Trường hợp để trống thì thời hạn ủy quyền là một năm kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
Lưu ý: Giấy ủy quyền phải được chứng thực chữ ký của người ủy quyền:
Người được hưởng lương hưu có thể đến một trong các cơ quan sau để chứng thực chữ ký:
-Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
-Phòng Công chứng;
2-Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người được ủy quyền nhận thay lương hưu.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ:
-Cơ quan BHXH tỉnh/huyện
-Cơ quan Bưu điện được cơ quan BHXH ký hợp đồng để thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH và quản lý người hưởng.
Thời hạn giải quyết: Con của người được hưởng lương hưu sẽ chỉ cần nộp Giấy ủy quyền nhận thay lương hưu hoặc Hợp đồng ủy quyền; đồng thời xuất trình được Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu sẽ được cơ quan tiếp nhận trả tiền chi trả luôn.
Nếu nộp tại Cơ quan Bưu điện, thì nơi này có trách nhiệm cập nhật thông tin, thời hạn, nội dung ủy quyền tại Mẫu số 13-HSB hoặc Hợp đồng ủy quyền vào hệ thống công nghệ thông tin sau đó nộp Mẫu số 13-HSB hoặc Hợp đồng ủy quyền cho cơ quan BHXH.
Theo Bộ luật Lao động 2019 quy định về nội quy lao động như sau:
Nội quy lao động
-Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản.
-Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định khác của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
+Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
+Trật tự tại nơi làm việc;
+An toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc;
+Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;
+Các hành vi vi phạm kỷ ký luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất.
-Trước khi ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
-Nội quy lao động phải được thông báo đến người lao động và những nội dung chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.
Hình thức trả lương
-Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.
-Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.
Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.”
Căn cứ pháp lý:
– Bộ Luật Lao động 2019;
– Quyết định 166/QĐ-BHXH;
– Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
Từ khóa » Giấy ủy Quyền Nhận Thay Lương
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Lĩnh Thay Lương
-
Hướng Dẫn Cách Viết Giấy ủy Quyền Nhận Tiền Lương Nhanh Chóng
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Nhận Tiền Lương Mới Năm 2022 - Luật Sư X
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Nhận Tiền Lương Hưu Mới Nhất 2022
-
Mẫu đơn ủy Quyền Lĩnh Thay Lương Hiện Nay - Luật Sư 247
-
Mẫu Giấy Uỷ Quyền Nhận Lương Hưu Mới Nhất - Báo Lao Động
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Nhận Lương Hưu Mới Nhất (Cập Nhật 2022)
-
Mẫu Giấy Uỷ Quyền Nhận Lương Hưu Mới Nhất
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Lĩnh Thay Lương Hưu, Trợ Cấp
-
Làm Thế Nào để Con được Lĩnh Lương Hưu Hộ Cha Mẹ? - LuatVietnam
-
Tiền Lương Là Gì? Có Thể Uỷ Quyền Cho Người Khác Nhận Lương Hay ...
-
Thời Hạn Uỷ Quyền Lĩnh Thay Lương Hưu ... - Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam
-
Ủy Quyền Lĩnh Thay Lương Hưu, Trợ Cấp BHXH, Trợ Cấp Thất Nghiệp