Máu Kinh Khác Máu Sảy Thai Như Thế Nào? | TCI Hospital

Trong giai đoạn mang bầu, chị em sẽ rất hoang mang trong việc phân biệt máu kinh khác máu báo sảy thai như thế nào bởi chúng có khá nhiều điểm tương đồng. Hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt của máu kinh khác máu sảy thai như thế nào trong bài viết dưới đây.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • Máu kinh, máu thai, máu sảy thai là gì?
    • Máu kinh
    • Máu sảy thai
    • Máu thai
  • Máu kinh khác máu sảy thai như thế nào?
  • Nguyên nhân dẫn đến máu sảy thai

Máu kinh, máu thai, máu sảy thai là gì?

Máu kinh

Chị em khi đến tuổi dậy thì sẽ trải qua hiện tượng kinh nguyệt hàng tháng. Theo đó, mỗi tháng cơ thể chị em sẽ có một quả trứng (có thể hơn) chín, được phóng thích để chuẩn bị cho quá trình thụ tinh. Ở giai đoạn này, nội mạc tử cung sẽ dày lên, bảo phủ bề mặc tử cung để chuẩn bị cho trứng được thụ tinh làm tổ.

Nhưng nếu trứng không được thụ tinh, nội mạc tử cung sẽ bị bong ra, được tống ra khỏi cơ thể, đi kèm với máu. Cả quá trình đào thải nội mạc tử cung này gọi là kinh nguyệt. Nội mạc tử cung lẫn máu chính là máu kinh nguyệt. Thành phần của máu kinh nguyệt khác hẳn với thành phần của máu trong cơ thể.

Tham khảo bài đọc sau: Kinh nguyệt không đều ở tuổi 18

Máu kinh khác máu sảy thai như thế nào

Máu kinh, máu báo sảy thai, máu báo thai có thể khiến nhiều chị em nhầm lẫn. Nhưng chúng khác nhau cả về bản chất lẫn hình thức. chậm kinh 4 ngày

Máu sảy thai

Hiện tượng sảy thai là nỗi lo của rất nhiều mẹ bầu ở giai đoạn thai dưới 20 tuần tuổi. Biểu hiện điển hình nhất của sảy thai chính là ra máu.

Máu báo sảy thai ra với lượng lớn, kèm theo những cục máu đông chính là thai nhi bị đẩy ra ngoài.

máu sảy thai

Chị em hoàn toàn có thể nhận thấy máu báo thai ra rất ít, chỉ là những đốm máu có màu hồng hoặc nâu ở đáy quần lót.

Máu thai

Ngoài máu kinh, máu báo sảy thai, còn có hiện tượng máu báo thai mà chị em cần chú ý để tránh nhầm lẫn. Máu báo thai xuất hiện khi trứng được thụ tinh cấy ghép, làm tổ ở tử cung.

Trong quá trình trứng làm tổ, niêm mạc tử cung bị tổn thương gây ra hiện tượng chảy máu chính là máu thai.

Máu báo thai chỉ ra nhỏ giọt, xuất hiện là những đốm máu hồng hoặc nâu trên quần lót và không phải mẹ bầu nào cũng gặp triệu chứng này.

Máu kinh khác máu sảy thai như thế nào?

Với 3 hiện tượng chảy máu âm đạo trên, chị em sẽ phải phân biệt chúng như thế nào. Tuy giống nhau ở một điểm là máu chảy ra từ ngả âm đạo nhưng chúng lại có những biểu hiện hoàn toàn khác nhau.

Tìm hiểu: Thống kinh có nguy hiểm không?

Chị em bị ra máu ồ ạt kèm theo đau bụng, co rút dữ dội trong thai kỳ thì hãy cẩn thận, đó có thể chính là máu báo sảy thai.

Chị em bị ra máu ồ ạt kèm theo đau bụng, co rút dữ dội trong thai kỳ thì hãy cẩn thận, đó có thể chính là máu báo sảy thai.

Máu kinh nguyệt có chứa dịch nhầy màu đỏ, sau đó thay đổi màu sắc vào cuối chu kỳ, không có cục máu đông. Ở những chị em có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn thì máu kinh cứ đến hẹn lại lên và hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến sức khỏe cả.

Máu báo sảy thai sẽ ra đột ngột và ồ ạt trong khoảng 1-2 giờ. Bên cạnh đó, mẹ sẽ bị đau bụng dưới dữ dội, tử cung co thắt để đẩy bào thai ra ngoài. Sau khi sảy thai, hiện tượng ra máu còn kéo dài 1-2 tuần. Nhưng cũng có những trường hợp mẹ bị sảy thai mà không bị ra máu. Do đó, trong thai kỳ, khi gặp bất cứ hiện tượng bất thường nào (ra máu, chuột rút, đau bụng…) mẹ đều phải đi kiểm tra để biết chắc chắn kết quả.

Máu báo thai cũng dễ phân biệt với máu kinh và máu báo sảy thai. Nếu 2 loại trên ra nhiều và kéo dài vài ngày thì máu báo thai chỉ ra ở dạng đốm máu, xuất hiện khoảng 1-2 ngày khi trứng cấy vào tử cung. Máu báo thai sẽ có màu đỏ tươi, không có dịch nhầy, khác hẳn với máu kinh và máu báo sảy thai (có màu đỏ sậm, có kèm dịch, máu đông).

Máu kinh nguyệt xuất hiện đều đặn theo chu kỳ, thường thay đổi màu, thẫm dần về cuối chu kỳ.

Máu kinh nguyệt xuất hiện đều đặn theo chu kỳ, thường thay đổi màu, thẫm dần về cuối chu kỳ.

Trên đây là sự khác nhau giữa máu kinh và máu sảy thai để giúp chị em phân biệt  chúng, tránh nhầm lẫn. Nói chung, chảy máu trong thai kỳ thường là hiện tượng “không tốt”, chị em nên thăm khám bác sĩ nếu gặp tình trạng ra máu khi mang thai. Nếu còn thắc mắc về các vấn đề thai sản trọn gói, chị em vui lòng liên hệ đường dây nóng 1900 55 88 92 của bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được hỗ trợ.

Nguyên nhân dẫn đến máu sảy thai

Nguyên nhân dẫn đến máu sảy thai ở mỗi người không giống nhau. Một số nguyên nhân bao gồm sự phát triển bất thường của thai nhi, vấn đề về sức khỏe của mẹ, sử dụng thuốc hoặc chất kích thích, các vấn đề về cơ quan sinh sản của mẹ và các yếu tố môi trường.

– Sự phát triển bất thường của thai nhi có thể dẫn đến sảy thai. Đây có thể là kết quả của bất thường di truyền hoặc “lỗi” trong quá trình phát triển của thai nhi, dẫn đến sảy thai và xuất hiện triệu chứng ra máu.

– Các vấn đề liên quan đến sức khỏe của mẹ: Nếu mẹ mắc các vấn đề như tiểu đường, huyết áp cao, bệnh gan, bệnh tim, viêm nhiễm và các bệnh lý khác,.. nguy cơ sảy thai là khá cao.

Chị em cần đi khám kịp thời nếu phát hiện ra biểu hiện máu báo sảy thai

Chị em cần đi khám kịp thời nếu phát hiện ra biểu hiện máu báo sảy thai

– Sử dụng một số loại thuốc hoặc chất kích thích: Việc sử dụng những loại thuốc hoặc chất kích thích không an toàn trong quá trình mang thai có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi và dẫn đến triệu chứng ra máu.

– Các vấn đề về cơ quan sinh sản của mẹ: Viêm nhiễm, bệnh lạnh, khối u và các bất thường khác trong cơ quan sinh sản của mẹ nếu không được phát hiện kịp thời có thể dẫn đến hiện tượng lưu thai, sảy thai và xuất huyết.

Sảy thai bị xuất huyết có rất nhiều nguyên nhân. Điều quan trọng là mẹ cần phát hiện sớm và đi khám để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn sức khỏe kịp thời.

Trên đây, bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích về máu sảy thai và cách phân biệt với máu kinh nguyệt và máu báo có thai. Nếu bạn đọc còn câu hỏi thắc mắc, hãy để lại thông tin liên hệ để được Thu Cúc TCI hỗ trợ kịp thời.

Tin liên quan

  • 7 cách phòng tránh nguy cơ gây sảy thai
  • Sảy thai do chủ quan với viêm lộ tuyến
  • Những nguyên nhân gây sảy thai trong 3 tháng đầu

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Từ khóa » Cục Thịt Sảy Thai Ra Máu Như Thế Nào