Sảy Thai Ra Cục Thịt Có Nguy Hiểm Không? Những điều Mẹ Cần Làm
Có thể bạn quan tâm
Nhiều mẹ cảm thấy lo lắng khi bị sảy thai ra cục thịt. Liệu đây có phải dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm nào không? Trong bài viết dưới đây, Aplicaps sẽ giúp mẹ giải đáp câu hỏi này. Mời mẹ cùng theo dõi nhé!
Sảy thai là gì?
Sảy thai là tình trạng mẹ bầu bị mất thai trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Trong số đó có khoảng 80% mẹ bầu bị sảy thai trước khi thai nhi được 3 tháng tuổi. Kèm theo đó là vô số hậu quả nghiêm trọng xảy ra với mẹ và em bé.
Sảy thai được chia thành nhiều loại, bao gồm:
- Dọa sảy thai. Đây là tình trạng mẹ bầu bị xuất huyết âm đạo và có nguy cơ sảy thai cao nhưng cổ tử cung vẫn chưa bị giãn ra. Lúc này, nếu mẹ có biện pháp can thiệp kịp thời thì thai vẫn có thể tiếp tục phát triển.
- Sảy thai khó tránh khỏi. Mẹ bầu xuất hiện các triệu chứng như chảy máu, chuột rút, cổ tử cung giãn nở thì có nguy cơ sảy thai cao.
- Sảy thai không hoàn toàn. Trong trường hợp này, chỉ một phần mô thai nhi hoặc phôi thai bị trôi ra khỏi cơ thể. Phần còn lại vẫn còn sót lại trong tử cung của người mẹ.
- Sảy thai hoàn toàn. Lúc này, toàn bộ mô thai nhi sẽ bị tụt ra ngoài theo đường âm đạo. Loại sảy thai này phổ biến nhất, thường xảy ra vào trước tuần thứ 12 của thai kỳ.
- Sảy thai liên tiếp (RM). Đây là hiện tượng mẹ bầu bị sảy thai liên tiếp từ 2 lần trở lên, đều xảy ra trong thời gian tam cá nguyệt đầu tiên. Thông thường, kiểu sảy thai này khá hiếm, chỉ khoảng 1% trong tổng số người đang cố gắng mang thai.
- Sảy thai không ý thức. Ở trường hợp này, người mẹ không biết mình mang thai. Phôi thai bị chết hoặc không phát triển thành thai nhi nhưng các mô vẫn ở trong tử cung của mẹ.
Khi không may bị sảy thai, mẹ bầu sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng bất thường, điển hình là chảy máu âm đạo. Lúc này, mẹ bầu bị xuất huyết nhiều, máu đỏ tươi hoặc vón cục. Nhiều trường hợp mẹ sẽ thấy xuất hiện cục thịt, hay còn gọi là sảy thai ra cục thịt. Đây thực chất là phần túi thai bị kéo tụt ra ngoài theo máu âm đạo. Kích thước thai nhi khác nhau thì kích thước cục thịt sảy thai ra máu này cũng khác nhau. [1]Miscarriage. Ngày truy cập: 20/06/2022. https://www.webmd.com/baby/guide/pregnancy-miscarriage
Hình ảnh túi thai bị sảy trước tuần thứ 20 thai kỳ:
Dấu hiệu nhận biết sảy thai ra cục thịt
Khi bị sảy thai cục thịt, mẹ bầu sẽ xuất hiện những triệu chứng điển hình dưới đây:
Chảy máu âm đạo
Chảy máu âm đạo là một trong những dấu hiệu đầu tiên và thường gặp nhất của sảy thai. Tùy vào từng trường hợp, người mẹ sẽ bị chảy máu từ ít đến nhiều. Máu chỉ từ vài đốm nhỏ hoặc là chất dịch màu nâu cho đến khi chuyển thành màu đỏ tươi hoặc có cục máu đông. Đôi khi trong phần máu đó là cục thịt bị tụt ra. Thời gian chảy máu khoảng sau 1-2 tuần, tùy vào kích thước thai nhi. Thai có kích thước nhỏ, thời gian tụt ra khỏi cơ thể càng ngắn nên thời gian chảy máu cũng ngắn hơn. Nếu việc xuất huyết quá lâu thì mẹ nên liên hệ với chuyên gia y tế để được hỗ trợ càng sớm càng tốt.
Đau bụng
Mẹ bầu sẽ gặp phải những cơn co thắt cổ tử cung. Cảm giác lúc này sẽ là những đau dữ dội giống như đau bụng kinh hoặc đau lệch về một bên của bụng.
Dịch nhờn âm đạo
Dịch nhờn là một phần của quá trình mang thai giúp giữ ẩm âm đạo. Tuy nhiên, nếu phần dịch này tiết nhiều hơn bình thường, thậm chí có máu đỏ kèm theo và mùi hôi rất nặng thì mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Bởi đây có thể là dấu hiệu nhận biết sảy thai sớm.
Chuột rút
Cùng với sự lớn lên của em bé, mẹ bầu cũng dễ gặp phải tình trạng chuột rút tay chân. Đây là những cơn đau khiến các chi khó cử động. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này có dấu hiệu trở nên trầm trọng, kéo dài kèm theo các dấu hiệu ở bên trên thì mẹ có thể bị sảy thai ra cục thịt rất lớn.
Thai ngừng chuyển động
Thông thường từ tháng thứ 4 của thai kỳ, người mẹ mới bắt đầu cảm nhận được sự chuyển động của thai nhi. Đây cũng chính là lý do dấu hiệu thai nhi ngừng chuyển động khó phát hiện hơn nếu em bé chưa được 4 tháng tuổi. Những lúc này, nếu mẹ bầu không cảm nhận được sự chuyển động của em bé nữa thì sẽ có nguy cơ sảy thai cao.
Triệu chứng ốm nghén biến mất
Mẹ bầu thường bị ốm nghén nặng nhất trong khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu trong thời gian này, mẹ bầu đột nhiên thấy cơ thể khỏe mạnh, không còn các dấu hiệu ốm nghén nữa thì sẽ xảy ra 2 khả năng. Đó là cơ thể mẹ đã ổn định nên không còn ốm nghén hoặc sảy thai. [2]Everything you need to know about miscarriage. Ngày truy cập: 20/6/2022. https://www.healthline.com/health/miscarriage
Nguyên nhân sau sảy thai ra cục thịt
Có vô số nguyên nhân có thể khiến mẹ bị sảy thai ra cục thịt. Trong đó phải kể đến những nguyên nhân chính dưới đây:
- Bất thường nhiễm sắc thể. Sảy thai ra cục thịt có thể là hậu quả của việc thiếu hoặc thừa nhiễm sắc thể. Thai khi không phát triển bình thường dẫn đến sảy thai.
- Vấn đề về nhau thai. Nhau thai được xem như cầu nối dinh dưỡng giữa mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, trong các trường hợp, nhau thai bất thường như bong nhau non, đứt nhau thai,… đều sẽ tác động trực tiếp lên em bé.
- Mất cân bằng hormone. Hormone đóng vai trò điều tiết quá trình mang thai. Chúng ngăn chặn các hoạt động như co thắt cổ tử cung,… Có như vậy thai nhi mới an toàn trong bụng mẹ. Tuy nhiên, trường hợp mất cân bằng có thể khiến thai bị bong ra, dẫn đến sảy thai.
- Mắc bệnh khi mang thai. Một số bệnh có thể đe dọa đến tính mạng của thai nhi như rối loạn đông máu, bệnh về tuyến giáp, HIV/AIDS, thủy đậu,…
- Cổ tử cung bất thường. Tình trạng này xảy ra do cấu trúc của tử cung khác thường. Ví dụ như tử cung có vách ngăn, có sẹo, cổ tử cung mỏng bất thường, hở eo cổ tử cung,…
- Tuổi tác. Người mẹ càng lớn tuổi thì cơ thể càng dễ bị sảy thai. Nguyên nhân là do các chức năng của cơ thể trở nên yếu kém, không thích nghi kịp với sự phát triển thai nhi cũng như các thay đổi khác của cơ thể.
- Cân nặng. Mẹ bầu bị béo phì hoặc quá gầy gò, thiếu chất dinh dưỡng cũng có nguy cơ cao bị sảy thai. Nguyên nhân chính là do sự mất cân bằng dinh dưỡng, gây tổn thương em bé,… [3]Miscarriage. Ngày truy cập: 20/6/2022. https://www.pregnancybirthbaby.org.au/miscarriage
Tham khảo: Dấu hiệu sảy thai 8 tuần – Nguyên nhân và cách chăm sóc an toàn cho người phụ nữ – Biện pháp chuẩn bị có thai an toàn nhất
Sảy thai ra cục thịt có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia, sảy thai ra cục thịt thường xảy ra khi thai nhi còn ít tuần tuổi. Điều này đồng nghĩa với việc kích thước thai nhi cũng còn nhỏ nên ít gây ảnh hưởng đến cơ thể mẹ. Tuy vậy, sảy thai vẫn sẽ để lại những tác động tiêu cực đến thể chất và tinh thần của mẹ bầu.
Đầu tiên là những ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý. Người mẹ có thể cảm thấy đau khổ, tự trách, tiếc nuối,… Thậm chí, mất thai trở thành nỗi đau mà nhiều mẹ khó có thể vượt qua và rơi vào tình trạng trầm cảm nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, trường hợp mẹ bầu bị mất máu nhiều, cơ thể suy nhược quá mức gây hiện tượng buồn nôn, mệt mỏi thì cần hết sức thận trọng. Ngoài ra, dù sảy thai có cục thịt bị tụt ra ngoài, mẹ bầu cần đi siêu âm để biết được liệu còn phần thai nào bị sót lại không. Vì nếu để sót thai thì mẹ có nguy cơ nhiễm trùng tử cung rất cao.
Chính vì vậy, trường hợp sảy thai ra cục thịt, mẹ cần được theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe. Tốt nhất, mẹ nên được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi và chăm sóc.
Điều trị sảy thai ra cục thịt như thế nào?
Nếu xuất hiện những dấu hiệu sảy thai ra cục thịt, mẹ cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ xử trí kịp thời. Lúc này, mẹ sẽ được bác sĩ thực hiện siêu âm. Thông qua hình ảnh siêu âm, bác sĩ sẽ chẩn đoán các dấu hiệu sự sống của thai nhi như tim thai, chuyển động thai,…
Nếu sảy thai thực sự xảy ra, bác sĩ sẽ kiểm tra liệu thai đã được tụt đẩy hết ra ngoài chưa. Nếu chưa, mẹ sẽ được chọn lựa 1 trong 2 phương pháp dưới đây:
- Dùng thuốc. Các thuốc thường dùng là Misoprostol kết hợp Mifepristone. Thuốc này sẽ kích thích tử cung co bóp và đưa phần thai còn sót lại ra khỏi tử cung. Mẹ bầu chỉ được khuyến khích dùng thuốc khi thai nhi nhỏ hơn 7 tuần tuổi và hoặc thai nằm sâu trong tử cung không tự tụt ra được và phương pháp nạo hút không hiệu quả.
- Nạo hút thai. Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ nong âm đạo và gắp/hút phần thai còn sót lại ra khỏi cổ tử cung.
Mẹ cần làm gì khi sảy thai ra cục thịt?
Để mau chóng hồi phục sau sảy thai ra cục thịt, mẹ cần chú ý chế độ chăm sóc cả về thể chế lẫn tinh thần. Lúc này, chị em nên:
- Vệ sinh vùng kín hàng ngày. Đồng thời, mẹ nên tránh thụt rửa âm đạo. Trong trường hợp mẹ vẫn tiếp tục bị chảy máu thì nên sử dụng băng vệ sinh và thay băng thường xuyên.
- Nghỉ ngơi hợp lý. Một chế độ nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động, tránh làm việc nặng nhọc sẽ giúp tử cung hồi phục nhanh hơn.
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Sau sảy thai nên ăn gì? Chị em nên cung cấp đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất để đẩy nhanh quá trình hồi phục. Đồng thời hạn chế sử dụng chất kích thích, đồ ăn cay nóng,…
- Kiêng quan hệ trong thời gian 1 tháng. Bởi đây là khoảng thời gian để tử cung có thể hồi phục. Nếu quan hệ trong thời gian này sẽ dễ khiến chị em bị viêm nhiễm tử cung hoặc vết thương lâu hồi phục.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ. Thói quen này sẽ giúp phát hiện những dấu hiệu bất thường sớm. Nhờ vậy, mẹ bầu sẽ xử trí kịp thời các vấn đề bất thường về sức khỏe và đảm bảo cơ thể luôn trong trạng thái tốt nhất cho những lần mang thai tiếp theo. [4]Miscarriage. Ngày truy cập: 20/6/2022. https://www.nhs.uk/conditions/miscarriage/
Sau biến cố sảy thai, mẹ bầu thường bị thiếu máu. Do đó, bổ sung sắt, vitamin và khoáng chất là việc bắt buộc để mẹ hồi phục tốt nhất. Aplicaps Befoma là sản phẩm được nhiều mẹ lựa chọn nhất hiện nay. Trong đó, sản phẩm cung cấp các thành phần bổ dưỡng như:
- Sắt amin thế hệ mới: Hỗ trợ cơ thể hấp thu tốt hơn, ngăn ngừa thiếu máu mà hạn chế gây táo bón.
- Acid folic thế hệ 4 (Quatrefolic): Có chức năng ngăn ngừa dị tật ống thần kinh, phòng sảy thai, sinh non, giảm nguy cơ nhẹ cân ở trẻ.
- Các loại vitamin và khoáng chất khác: Cung cấp nguồn dinh dưỡng thiết yếu, đảm bảo thai kỳ luôn khỏe mạnh.
Aplicaps Befoma là trợ thủ đắc lực cho quá trình hồi phục của mẹ bầu sau sảy thai. Đây là sản phẩm được nhập khẩu chính ngạch châu Âu, đạt chứng nhận EFSA và tiêu chuẩn thực phẩm bổ sung của Nghị viện châu Âu và Hội đồng liên minh châu Âu nên mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng.
Khi đặt Aplicaps Befoma ngay trong hôm nay, mẹ sẽ được các chuyên gia thai kỳ chuyên môn cao của Aplicaps khám và tư vấn miễn phí. Ngoài ra, ưu đãi “Tích điểm – Đổi quà” cùng bộ sản phẩm Aplicaps đang sẵn sàng chờ đợi để đến tay các mẹ. Mẹ còn chần chờ gì nữa mà không để lại thông tin của mình vào form dưới đây.
Chuyên gia tư vấn miễn phí
Gửi câu hỏi 1900 636 985
Như vậy qua bài viết trên đây, chắc chắn mẹ bầu đã hiểu rõ hơn về tình trạng sảy thai ra cục thịt. Nếu mẹ muốn được tư vấn thêm về các vấn đề sức khỏe thai kỳ, hãy truy cập tại ĐÂY hoặc liên hệ 1900 636 985 để được chuyên gia tư vấn.
Dược sĩ Anh Thư
Xem thêm:
- Dấu hiệu sảy thai 8 tuần – Nguyên nhân và cách chăm sóc an toàn
- Sau sảy thai nên ăn gì? Giải pháp giúp phục hồi sức khỏe
Tài liệu tham khảo
↑1 | Miscarriage. Ngày truy cập: 20/06/2022. https://www.webmd.com/baby/guide/pregnancy-miscarriage |
---|---|
↑2 | Everything you need to know about miscarriage. Ngày truy cập: 20/6/2022. https://www.healthline.com/health/miscarriage |
↑3 | Miscarriage. Ngày truy cập: 20/6/2022. https://www.pregnancybirthbaby.org.au/miscarriage |
↑4 | Miscarriage. Ngày truy cập: 20/6/2022. https://www.nhs.uk/conditions/miscarriage/ |
Từ khóa » Cục Thịt Sảy Thai Ra Máu Như Thế Nào
-
Sảy Thai Ra Máu Trong Bao Lâu? Mẹ Nên Làm Gì Khi Bị Sảy Thai?
-
Cục Thịt Sảy Thai Ra Máu Như Thế Nào? Chủ Quan Coi Chừng Nguy Hiểm!
-
Sảy Thai Ra Cục Thịt Có Sao Không? - Phòng Khám Đa Khoa Thái Dương
-
Ra Cục Thịt Sau Sảy Thai Là Bị Gì? [Chuyên Gia Giải đáp]
-
Sảy Thai Ra Cục Thịt Có Nguy Hiểm Không? - Phòng Khám Hữu Nghị
-
Nhận Diện Các Triệu Chứng Sảy Thai | Vinmec
-
Phân Biệt Dọa Sảy Thai Và Sảy Thai | Vinmec
-
Cục Thịt Sảy Thai Ra Máu Như Thế Nào?
-
Cục Thịt Sảy Thai Ra Máu Như Thế Nào - Hàng Hiệu
-
Dấu Hiệu Sảy Thai Tự Nhiên - Mẹ Cần Biết!
-
Góc Giải đáp: Dọa Sảy Thai Ra Máu Bao Lâu? Cách Giữ Thai Như Thế ...
-
Dọa Sảy Thai Ra Máu Bao Lâu? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Các Dấu Hiệu Sảy Thai Thường Gặp - Nguyên Nhân, Chẩn đoán, điều Trị
-
Máu Kinh Khác Máu Sảy Thai Như Thế Nào? | TCI Hospital