Mẫu Máu Bị Vỡ Hồng Cầu ảnh Hưởng đến Kết Quả Xét ... - Suckhoe123
Có thể bạn quan tâm
1. Vỡ hồng cầu là gì?
Vỡ hồng cầu (huyết tán) được định nghĩa là sự phóng thích các thành phần bên trong tế bào hồng cầu và các tế bào máu khác vào trong huyết tương. Việc giải phóng hemoglobin làm cho huyết thanh hoặc huyết tương xuất hiện màu đỏ nhạt đến màu đỏ anh đào.
2. Nguyên nhân của huyết tán
Huyết tán trong cơ thể là kết quả của các cơ chế sinh hóa, miễn dịch, sinh lý hoặc hóa học. Huyết tán có thể là nội mạch và ngoại mạch. Huyết tán nội mạch là rất hiếm và thường là kết quả của phản ứng truyền máu hoặc thiếu máu tan máu. Huyết tán ngoại mạch máu là khá phổ biến và xảy ra trong các kỹ thuật lấy máu tĩnh mạch, xử lý, vận chuyển và lưu trữ mẫu xét nghiệm không đúng gây ra các sai số trước xét nghiệm.
3. Cơ chế ảnh hưởng đến kết quả các xét nghiệm
- Giải phóng các thành phần của các tế bào máu vào huyết tương hoặc huyết thanh. Một số thành phần tế bào có nồng độ trong tế bào cao gấp 10 lần ngoại bào, tán huyết trong huyết thanh/huyết tương dẫn đến tăng nồng độ các thành phần này (ví dụ Kali, Aspartate aminotransferase, lactat dehydrogenase...).
- Nhiễu quang phổ/ đo màu bởi hemoglobin: Hemoglobin hấp thụ ánh sáng rất mạnh ở bước sóng 415nm nên nó có thể gây nhiễu trong một vài phương pháp xét nghiệm mà độ hấp thụ được được đo ở bước sóng gần với độ hấp thụ tối đa của oxyhemoglobin ( 410, 540, 580nm).
- Nhiễu hóa học: Các thành phần trong tế bào máu có thể gây nhiễu trực tiếp hoặc gián tiếp tới việc đo các chất phân tích. Adenylate kinase phóng thích từ hồng cầu có thể gây nên tăng Creatine kinase và tăng CK-MB. Hemoglobin tự do cùng với hoạt động giả peroxidase gây ức chế việc hình thành màu diazonium. Men Proteases phóng thích từ tế bào làm giảm hoạt động các yếu tố đông máu và làm tăng hình thành các sản phẩm tách fibrin. Hemoglobin có thể gây nhiễu do phản ứng với một hoặc nhiều thành phần của thuốc thử.
Xét nghiệm sinh hóa máu phổ biến bị ảnh hưởng bởi mẫu huyết tán
Tăng | Giảm |
Kali | Troponin T |
Lactate Dehydrogenase (LDH) | Haptoglobin |
SGOT / AST | Bilirubin |
SGPT/ ALT | Amylase |
Creatine Kinase (CK) | |
Sắt | |
Phospho | |
Protein TP | |
Albumin | |
Magiê | |
Canxi | |
Alkaline Phosphatase (ALP) |
Từ khóa » Vỡ Hồng Cầu Là Gì
-
Mẫu Máu Bị Vỡ Hồng Cầu ảnh Hưởng đến Kết Quả Xét Nghiệm Như ...
-
Tại Sao Tế Bào Hồng Cầu Bị Vỡ Thì SGOT Lại Tăng Rất Cao | Vinmec
-
Xét Nghiệm Mảnh Vỡ Hồng Cầu Trong Bệnh Lý Thiếu Máu Tán Huyết ...
-
Mẫu Máu Bị Vỡ Hồng Cầu ảnh Hưởng đến Kết Quả Xét Nghiệm Như ...
-
Hồng Cầu: Nguy Hiểm Khi Không Còn Là Hình Cầu
-
Image: Mảnh Vỡ Hồng Cầu (RBC Fragment) - Cẩm Nang MSD
-
Tổng Quan Về Thiếu Máu Tan Máu - Huyết Học Và Ung Thư Học
-
Thiếu Máu Tán Huyết Di Truyền (bẩm Sinh) - Hello Bacsi
-
Cấu Tạo, Chức Năng Và Các Chỉ Số đánh Giá Tế Bào Hồng Cầu
-
Hồng Cầu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thiếu Máu Hồng Cầu Nhỏ: Căn Bệnh Không Nên Xem Thường - Ferrovit
-
Tìm Mảnh Vỡ Hồng Cầu (Red Cell Fragment Test) | BvNTP
-
Chỉ Số Hồng Cầu Trong Máu Cho Biết điều Gì? | TCI Hospital
-
Thiếu Máu ở Trẻ Em | Bệnh Viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng