Mẫu Phụ Lục Hợp đồng Chuẩn Và Mới Nhất Năm 2022 - Luật Dương Gia

Mục lục bài viết

  • 1 1. Mẫu phụ lục hợp đồng kinh tế:
  • 2 2. Mẫu phụ lục hợp đồng dịch vụ:
  • 3 3. Mẫu phụ lục hợp đồng lao động:
  • 4 4. Phụ lục hợp đồng xây dựng:
  • 5 5. Lưu ý khi soạn thảo phụ lục hợp đồng:
  • 6 6. Giá trị pháp lý của phụ lục hợp đồng:
  • 7 7. Quy định về nội dung thỏa thuận của phụ lục hợp đồng:
  • 8 8. Trường hợp thay đổi phụ lục hợp đồng so với hợp đồng chính:

1. Mẫu phụ lục hợp đồng kinh tế:

Tải về phụ lục hợp đồng kinh tế

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ———-o0o———

Địa danh, ngày … tháng… năm….

PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG KINH TẾ

Số….

–    Căn cứ theo HĐKT số….. đã ký ngày…….tháng….năm…..  –    Căn cứ nhu cầu thực tế 2 bên………

Chúng tôi gồm có:

BÊN THUÊ/MUA/SỬ DỤNG DỊCH VỤ (Bên A):

CÔNG TY…….

Đại diện:…..

Chức vụ:…..

Địa chỉ: …..

Điện thoại: …… Fax:……..

Mã số thuế:…..

Số tài khoản:…

BÊN CHO THUÊ/BÁN/CUNG CẤP DỊCH VỤ(Bên B):

CÔNG TY……

Đại diện:……

Chức vụ:….

Địa chỉ: …..

Điện thoại: ………. Fax:…….

Mã số thuế:…

Số tài khoản:…..

Sau khi xem xét, thỏa thuận hai bên đã đi đến thống nhất ký Phụ lục hợp đồng dịch vụ số……. về … đối với hợp đồng đã ký số ….. , ngày…, tháng…năm…cụ thể như sau:

1 ….

2 …

3 …

4 …

5. Điều khoản chung:

5.1 Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được quy định trong hợp đồng số:….

5.2 Phụ lục hợp đồng được lập thành mấy bản, có nội dung & giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ ……..

5.3 Phụ lục này là 1 phần không thể tách rời của HĐKT số…..và có giá trị kể từ ngày ký……….

ĐẠI DIỆN BÊN A                       ĐẠI DIỆN BÊN B

GIÁM ĐỐC                                  GIÁM ĐỐC

Cùng xem thêm:

– Phụ lục là gì? Ví trí, vai trò và cách trình bày phụ lục chuẩn?

Mẫu phụ lục hợp đồng mua bán hàng hóa mới nhất năm 2023

2. Mẫu phụ lục hợp đồng dịch vụ:

Tải về phụ lục hợp đồng dịch vụ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————————-

PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG ……./20…./HĐDV/…..

(V/v: ……)

Hôm nay, ngày …. tháng …. năm ……, tại địa chỉ ……, chúng tôi gồm:

1. BÊN A: CÔNG TY……

Địa chỉ:……

Đại diện:……

Chức danh:….

2. BÊN B: CÔNG TY…..

Địa chỉ:….

Đại diện:…..

Chức danh:…..

Hai bên đồng ý ký kết phụ lục hợp đồng dịch vụ số ……/HĐDV/20…/….. để ghi nhận phần nội dung bổ sung cho các điều khoản của hợp đồng chính.

1. Nội dung bổ sung:

2. Lý do bổ sung:

3. Cam kết của các bên:

– Thực hiện đúng các nội dung đã thỏa thuận.

– Tạo các điều kiện theo quy định của pháp luật để bên còn lại thực hiện hợp đồng.

4. Thời điểm phát sinh hiệu lực:

5. Các nội dung khác

Phụ lục hợp đồng là một phần không tách rời của hợp đồng chính và được lập thành 02 bản bằng tiếng Việt, mỗi bên giữ 01 bản.

ĐẠI DIỆN BÊN A                        ĐẠI DIỆN BÊN B (Ký và ghi rõ họ tên)                    (Ký và ghi rõ họ tên)

3. Mẫu phụ lục hợp đồng lao động:

Tải về phụ lục hợp đồng lao động

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——-***——

….. , ngày….. tháng….. năm ….

PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Chúng tôi, một bên là:

Ông/Bà:………Quốc tịch:…..

Chức vụ:…..

Đại diện cho (1):….. Điện thoại:…….

Địa chỉ:….

Và một bên là:

Ông/Bà:…… Quốc tịch:……

Sinh ngày:….. Tại……

Nghề nghiệp (2):….

Địa chỉ thường trú:…

Số CMTND: ……..Cấp ngày:……….. Tại:……

Số sổ lao động (nếu có):……… Cấp ngày:….. Tại:……..

Căn cứ Hợp đồng lao động số…. ký ngày…./…./…. và nhu cầu sử dụng lao động, hai bên cùng nhau thỏa thuận thay đổi một số nội dung của hợp đồng mà hai bên đã ký kết như sau:

1. Nội dung thay đổi (ghi rõ nội dung gì, thay đổi như thế nào…..):

……

2. Thời gian thực hiện (ghi rõ nội dung ở mục 1 nêu trên có hiệu lực trong bao nhiêu lâu):

….

Phụ lục này là bộ phận của hợp đồng lao động số…, được làm thành hai bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ một bản và là cơ sở để giải quyết khi có tranh chấp lao động.

              NGƯỜI LAO ĐỘNG                                                                NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

(Ký, ghi rõ họ tên)                                                                           (Ký, ghi rõ họ tên)

Được ký bao nhiêu lần Phụ lục hợp đồng? Phụ lục hợp đồng là gì? Khi nào hợp đồng phải bổ sung thêm phụ lục?

4. Phụ lục hợp đồng xây dựng:

Tải về phụ lục hợp đồng xây dựng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ———-o0o———

Địa danh, ngày … tháng… năm….

PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG

Số…../PLHĐ

– Căn cứ theo HĐKT số…………đã ký ngày ……., tháng……., năm…………

– Căn cứ nhu cầu thực tế 2 bên……..

Hôm nay, ngày ….. tháng ….. năm …….. Tại …………

Chúng tôi gồm có:

BÊN THUÊ XÂY DỰNG (Bên A):

CÔNG TY…

Đại diên: Ông Nguyễn Văn A

Chức vụ: Giám đốc

Địa chỉ: ………

Điện thoại: +84………… Fax: +84…

Mã số thuế:……

Số tài khoản:……

BÊN CUNG CẤP DỊCH VỤXÂY DỰNG(Bên B):

CÔNG TY……

Đại diên: Nguyễn Văn B

Chức vụ: Giám đốc

Địa chỉ: ……

Điện thoại: +84…… Fax: +84…

Mã số thuế:…

Số tài khoản:……

Sau khi xem xét, thỏa thuận hai bên đã đi đến thống nhất ký Phụ Lục HĐMB số ……. về gia hạn hợp đồng đã ký số ….., ngày……, tháng……năm……cụ thể như sau:

……

5. Điều khoản chung :

5.1 Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được quy định trong hợp đồng số ……

5.2 Phụ lục hợp đồng được lập thành …….. bản, có nội dung & giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ ….

5.3 Phụ lục này là một phần không thể tách rời của Hợp đồng …….. số………và có giá trị kể từ ngày ký……..

ĐẠI DIỆN BÊN A                ĐẠI DIỆN BÊN B

Cùng tham khảo: Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình mới nhất 2023

5. Lưu ý khi soạn thảo phụ lục hợp đồng:

Khi soạn thảo hợp đồng, người soạn thảo cần phải bảo đảm các yếu tố như:

– Bảo đảm về mặt hình thức của phụ lục hợp đồng: Phụ lục hợp đồng phải phù hợp với hình thức của hợp đồng. Trong trường hợp nào mà pháp luật yêu cầu hợp đồng phải được lập thành văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phụ lục hợp đồng phải tuân theo các quy định đó.

– Bảo đảm về mặt nội dung của phụ lục hợp đồng:

+ Về nguyên tắc, nội dung của phụ lục hợp đồng có các bên tự thoả thuận theo nguyên tắc tự do ý chí, bình đẳng và thiện chí với nhau. Tuy nhiên, pháp luật cũng yêu cầu nội dung của phụ lục hợp đồng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Điều cấm của  luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.

+ Đảm bảo đối tượng của phụ lục hợp đồng là những hàng hoá mà pháp luật không cấm, không trái đạo đức xã hội.

+ Đảm bảo người tham gia giao dịch phải hoàn toàn tự nguyện

+ Đảm bảo người tham gia phụ lục hợp đồng có năng lực hành vi dân sự.

– Khi tham gia soạn thảo, ký kết hợp đồng, các bên trong phụ lục hợp đồng phải hết sức lưu ý đến địa vị pháp lý của người được đại diện uỷ quyền, phạm vi được uỷ quyền nhằm tránh tình trạng có tranh chấp sau này do việc ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền hoặc vượt quá phạm vi đại diện uỷ quyền.

– Về hình thức: Theo quy định ở trên, vì phụ lục Hợp đồng là một bộ phận không thể tách rời của Hợp đồng. Do đó, nếu Hợp đồng được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực, phải đăng ký …. thì phụ lục hợp đồng cũng phải tuân theo những quy định như thế.

 Về nội dung: Hiệu lực và nội dung của nó phụ thuộc hoàn toàn vào Hợp đồng nên khi xác lập phụ lục, phải căn cứ vào nội dung của Hợp đồng ban đầu. Theo đó, nội dung của phụ lục vừa không được trái với nội dung của Hợp đồng vừa không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Ngoài ra, còn cần phải căn cứ vào đối tượng tham gia ký kết Hợp đồng phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, hoàn toàn dựa trên nguyên tắc tự nguyện, thỏa thuận, không được ép buộc, lừa dối và ký kết đúng thẩm quyền, phạm vi.

6. Giá trị pháp lý của phụ lục hợp đồng:

Tóm tắt câu hỏi:

Luật sư cho cháu hỏi phụ lục hợp đồng là gì và giá trị của nó được xác định như thế nào. Tại cháu đã kí hợp đồng rồi nhưng không ghi nhận về vấn đề tranh chấp và bồi thường. Hiện nay, bên kia thỏa thuận với cháu là không sửa đổi về vấn đề bồi thường trong hợp đồng chính mà ghi nhận tại phụ lục hợp đồng.

Luật sư tư vấn

Theo quy định tại Điều 408, Bộ luật dân sự khi quy định về phụ lục hợp đồng đã ghi nhận cụ thể như sau:

“1. Kèm theo hợp đồng có thể có phụ lục để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.

2. Trong trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trong trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi”.

Về giá trị pháp lý của phụ lục hợp đồng : Phụ lục hợp đồng là một bộ phận của hợp đồng dân sự, có giá trị pháp lý như hợp đồng. Trường hợp phụ lục hợp đồng quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng.

Về nội dung phụ lục hợp đồng: Phụ lục hợp đồng dùng để quy định chi tiết một số điều khoản hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng dân sự. Trường hợp phụ lục hợp đồng dùng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung những điều khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.

Như vậy, ta có thể hiểu phụ lục hợp đồng là một bộ phận của hợp đồng và giá trị của chúng xác định như hợp đồng. Bạn hoàn toàn có thể thỏa thuận kí kết hợp đồng với bên đối tác của mình để đảm bảo giá trị thực hiện của hợp đồng do 2 bên kí kết.

7. Quy định về nội dung thỏa thuận của phụ lục hợp đồng:

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi vào làm việc tại Ban Quản lý dự án được 5 năm rồi. Tôi được Giám đốc BQL ký hợp đồng loại không xác định thời hạn kể từ ngày 01/01/2020. Đến nay do BQL sáp nhập với 1 BQL khác nên Giám đốc làm phụ lục hợp đồng yêu cầu em ký lại loại hợp đồng xác định thời hạn từ ngày 01/01/2020 đến 31/3/2021. Vậy BQL ký thêm Phụ lục Hợp đồng như vậy có đúng không?

Luật sư tư vấn:

Điều 45, Bộ luật lao động 2019 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã như sau:

“1. Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao động hiện có và tiến hành việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Trong trường hợp không sử dụng hết số lao động hiện có, thì người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này.”

Khoản 1, Điều 22, Bộ luật lao động 2019 có quy định về các loại hợp đồng lao động cụ thể như sau:

“1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn;

Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.”

Như vậy trong trường hợp này, nếu có sự thỏa thuận giữa hai bên thì việc ký thêm phụ lục hợp đòng như vậy là đúng vì pháp luật về lao động luôn tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên.

Trong trường hợp không có sự thỏa thuận và nhất trí giữa hai bên thì việc ký thêm phụ lục hợp đồng như thế là không đúng quy định của pháp luật vì dẫn chiếu theo hai điều luật vừa nêu trên thì việc ký thêm  phụ lục hợp đồng chỉ được làm thay đổi thời hạn hợp đồng chứ không được thay đổi loại hợp đồng. Tức là bạn đang ký hợp đồng 3 năm có thể ký thêm phụ lục thành 5 năm chứ không được thay đổi từ hợp đồng không xác định thời hạn thành hợp đồng xác định thời hạn. Trong trường hợp này bạn có thể ký lại một hợp đòng xác định thời hạn mới với Ban quản lý mới vừa được sáp nhập.

8. Trường hợp thay đổi phụ lục hợp đồng so với hợp đồng chính:

Tóm tắt câu hỏi:

Luật sư cho tôi hỏi là tôi có kí hợp đồng lao động với công ty thời hạn 1 năm ngày 1/10/2020. Đến ngày 1/1/2021 tôi lại ký 1 phụ lục lao động điều chỉnh lương, phụ lục có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 đến 31/12/2021. Vậy thời hạn hết hợp đồng lao động với công ty của tôi là ngày 30/9/2021 hay là ngày 31/12/2021. Cảm ơn luật sư!

Luật sư tư vấn:

Phụ lục của hợp đồng lao động là một bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động. Khi hai bên giao kết hợp đồng có thỏa thuận về vấn đề chấm dứt hợp đồng dựa trên loại của hợp đồng quy định trong Điều 22 Bộ luật lao động 2019.

Điều 24 Bộ luật lao động năm 2019 quy định thì trong hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản sửa đổi nội dung của hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của phụ lục hợp đồng.

Điều 35 Bộ luật lao động 2019 quy định trong quá trình thực hiện hợp đồng, hai bên có nhu cầu có thể sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng bằng phụ lục, nếu sửa đổi về thời hạn của hợp đồng thì chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục của hợp đồng, đồng thời, việc sửa đổi ngày không được làm thay đổi loại hợp đồng hai bên đã giao kết.

Đối chiếu theo quy định trên vào trường hợp của bạn, bạn có giao kết hợp đồng lao động với công ty có thời hạn 1 năm từ ngày 1/10/2020, đến hết 30/9/2021 thì hết hạn, tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng, trước khi hợp đồng có hết hạn, bạn có giao kết lại một phụ lục hợp đồng lao động điều chỉnh lương, phụ lục có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2021 đến ngày 31/12/2021.

Tuy nhiên, có thế thấy, trong phụ lục này, 2 bên chỉ thực hiện việc thay đổi nội dung của tiền lương trong hợp đồng, còn không có thỏa thuận về thay đổi thời hạn của hợp đồng. Trong trường hợp phụ lục này có điều khoản về thời gian áp dụng việc điều chỉnh lương là đến ngày 31/12/2021, chứ không phải là thay đổi về thời hạn, nên dẫn đến cách hiểu khác trong hợp đồng lao động chính. Vì vậy, về nguyên tắc, thời hạn của hợp đồng lao động vẫn được áp dụng theo hợp đồng lao động chính, tức ngày 30/9/2021 là hết hạn hợp đồng. 

Từ khóa » Form Phụ Lục Hợp đồng Xây Dựng