Màu Sắc Kinh Nguyệt Nói Lên điều Gì Về Sức Khỏe Của Bạn? - Ferrovit

Skip to content Trang chủ Chia sẻ từ Iron Woman Màu sắc kinh nguyệt nói lên điều gì về cơ thể của bạn? Màu sắc kinh nguyệt nói lên điều gì về cơ thể của bạn?

Chu kỳ kinh nguyệt là yếu tố sinh lý quan trọng ở nữ giới. Tuy gây ra nhiều phiền toái nhưng kinh nguyệt mang lại nhiều lợi ích cho phái nữ. Thông qua màu sắc kinh nguyệt, bạn có thể nhận biết được những vấn đề sức khỏe đang tiềm ẩn trong cơ thể.

Tại sao màu sắc kinh nguyệt khác nhau?

Màu của máu có thể thay đổi từ cam đến đỏ tươi, nâu, hay thậm chí là màu đen. Sự thay đổi về kết cấu và màu sắc kinh nguyệt có thể được xem là dấu hiệu tiềm tàng của một căn bệnh nguy hiểm nào đó. Khi lượng hormone trong cơ thể thay đổi hay việc mắc một số bệnh phụ khoa như cũng có thể khiến màu sắc kinh nguyệt của bạn bị thay đổi.

Màu sắc kinh nguyệt có ý nghĩa gì trong từng thời kỳ?

Bạn hãy cùng Iron Woman xem bảng bên dưới:

Màu sắc kinh nguyệt có ý nghĩa gì trong từng thời kỳ?

Tiết lộ tình trạng sức khỏe qua màu sắc kinh nguyệt

1. Màu hồng

máu kinh nguyệt màu hồng có nghĩa là gì

Khi nồng độ estrogen trong cơ thể giảm, máu kinh nguyệt sẽ có màu hồng. Estrogen giúp ổn định niêm mạc tử cung. Do đó, nếu loại hormone này suy giảm, lớp niêm mạc sẽ bị bong tróc, khiến máu có màu hồng. Một số nguyên nhân gây ra estrogen thấp bao gồm việc sử dụng biện pháp ngừa thai nội tiết tố không chứa estrogen hoặc do tiền mãn kinh.

Trong thời gian rụng trứng, những giọt máu nhỏ trong âm đạo hoặc cổ tử cung hòa lẫn với dịch âm đạo sẽ tạo ra dạng dịch tiết màu hồng.

Trong thai kỳ, dịch tiết màu hồng đi kèm triệu chứng chuột rút có thể là dấu hiệu của việc sảy thai.

Ngoài ra, máu kinh nguyệt màu hồng có thể do giảm cân nhanh và bất thường, chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu máu thiếu sắt…

Có thể bạn muốn tìm hiểu Bổ sung sắt cho phụ nữ thiếu máu thiếu sắt như thế nào?

2. Màu cam

Kinh nguyệt có màu cam biểu hiện điều gì

Nếu phát hiện kinh nguyệt màu cam, rất có thể bạn đã mắc các bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc nhiễm trichomonas. Hiện tượng này thường đi kèm các triệu chứng khác như ngứa âm đạo, khó chịu và dịch tiết có mùi hôi. Nếu thấy có những cơn đau nặng ở vùng bụng thì có thể bạn đang mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD/STI).

Ngoài ra, những đốm máu màu cam hoặc hồng cũng có thể là máu báo thai. Xuất hiện sau khi thụ thai từ 10-14 ngày và kéo dài trong 1-2 ngày. Thông thường, tình trạng này dễ bị nhầm lẫn với máu kinh nguyệt. Nếu nghi ngờ, bạn nên dùng que thử thai để kiểm tra.

3. Màu đỏ tươi

Kinh nguyệt có màu đỏ tươi có ý nghĩa gì

Kinh nguyệt có màu đỏ tươi cho thấy cơ thể bạn vẫn đang khỏe mạnh. Điều đó có nghĩa là lớp niêm mạc bong tróc dễ dàng và máu chảy qua hệ thống sinh dục nhanh chóng. Mặc dù là dấu hiệu tốt nhưng bạn đừng nên chủ quan, cần chú ý quan sát kinh nguyệt của mình hàng tháng và duy trì lối sống lành mạnh.

Tuy nhiên, máu màu đỏ tươi xuất hiện trước hoặc sau những ngày “đèn đỏ” có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe như nhiễm nấm chlamydia, lậu hay polyp hoặc u xơ.

Xem ngay: Nhiễm khuẩn huyết có nguy hiểm không?

4. Màu đỏ sẫm

Kinh nguyệt có màu đỏ sẫm có sao không

Bạn có thể nhận thấy máu kinh nguyệt có màu đỏ sẫm sau khi thức dậy hoặc sau khi nằm, ngồi trong vài tiếng. Máu đỏ sẫm đơn giản chỉ là là máu đã nằm trong tử cung trong một thời gian nhưng không bị oxy hóa đến mức chuyển sang màu nâu. Bạn cũng có thể thấy màu máu này vào cuối đợt hành kinh.

Phụ nữ sau sinh cũng gặp tình trạng chảy máu màu đỏ sẫm kèm theo các cục máu đông trong vòng 3 ngày đầu.

5. Màu nâu

Kinh nguyệt có màu nâu là bị gì

Thông thường, kinh nguyệt có màu nâu là hiện tượng sinh lý tự nhiên và không gây ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe. Máu màu nâu có thể do:

  • Máu kinh nguyệt của chu kỳ trước còn sót lại và nằm trong tử cung một thời gian, sau đó chúng được đẩy ra ngoài cùng máu kinh mới. Đây là hiện tượng bình thường nếu máu kinh có màu nâu, ra ít và chỉ xuất hiện vào thời điểm đầu và cuối kỳ kinh.
  • Lượng máu kinh nguyệt còn tồn đọng bị oxy hóa, khi thoát ra ngoài sẽ có màu nâu.

Tuy nhiên, nếu tình trạng máu kinh có màu nâu kéo dài, bạn nên quan tâm đến cơ thể mình hơn nữa. Một số bệnh lý phụ khoa có thể làm cho kinh nguyệt có màu nâu, điển hình là u xơ tử cung, polyp tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung… Lúc này, bạn nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, máu nâu đôi khi là dấu hiệu mang thai. Dịch màu nâu hoặc đốm trong thai kỳ có thể báo hiệu tình trạng sẩy thai hoặc thai ngoài tử cung. Máu nâu xuất hiện sau khi sinh cũng là một hiện tượng bình thường. Đây là kết quả của quá trình cơ thể đào thải lượng máu và mô dư thừa ra khỏi tử cung.

6. Màu đen

Kinh nguyệt có màu đen là hiện tượng gì

Bạn có thể hoảng hốt khi thấy máu kinh nguyệt có màu đen nhưng đây không hẳn là lý do để lo lắng. Tương tự với máu nâu, máu kinh nguyệt ra ít và có màu đen là máu bị ứ đọng lâu ngày còn sót lại từ đợt hành kinh trước, thường xuất hiện vào ngày đầu và cuối kỳ kinh.

Tuy nhiên, nếu tình trạng máu kinh nguyệt có màu đen kéo dài khoảng 7 ngày thì bạn cần phải lưu ý và đi khám ngay. Nguyên nhân có thể kể đến là rối loạn nội tiết, bệnh phụ khoa hoặc do cấu tạo tử cung gập…

7. Màu xám

Kinh nguyệt có màu xám là bị gì

Nếu máu kinh nguyệt có màu xám, đây là lúc bạn cần gặp bác sĩ vì điều này thể hiện một số tình trạng quan trọng.

  • Máu màu này cũng có thể chỉ ra rằng bạn đang bị nhiễm khuẩn âm đạo, xảy ra do sự mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại trong âm đạo. Các dấu hiệu của nhiễm trùng bao gồm: sốt, đau, ngứa, vùng kín có mùi hôi…
  • Nếu bạn đang mang thai, dịch tiết màu xám có thể là dấu hiệu sảy thai, cần hết sức chú ý.

Xem thêm:

8 lý do gây trễ kinh mà bạn nữ nào cũng nên biết

Nên ăn gì và kiêng ăn gì trong những ngày “đèn đỏ”?

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài trong bao lâu?

Nguồn tham khảo:

Black, Brown, Bright Red, and More: What Does Each Period Blood Color Mean? – https://www.healthline.com/health/womens-health/period-blood

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Máu lắng – Vì sao phải làm xét nghiệm?

CHI TIẾT máu nhiễm khuẩn

Máu nhiễm khuẩn có nguy hiểm không?

CHI TIẾT

Nhóm máu B: Những điều thú vị mà bạn chưa biết  

CHI TIẾT mất máu

Mất máu nhiều dẫn đến điều gì?

CHI TIẾT mất máu ăn gì

Mất máu ăn gì để bổ sung sức khoẻ?

CHI TIẾT tốc độ máu lắng

Tốc độ máu lắng bình thường là bao nhiêu?

CHI TIẾT Page1 Page2 Page3 Page5 Close Menu

Từ khóa » Da Xám Là Gì