Xám – Wikipedia Tiếng Việt

 

#808080

Màu xám, đôi khi còn được gọi là màu ghi (gray, bắt nguồn từ từ tiếng Pháp gris /ɡʁi/),[1] là màu thông thường được nhìn thấy trong tự nhiên. Nó được tạo ra bằng cách trộn màu trắng và màu đen trong các tỷ lệ khác nhau. Phụ thuộc vào nguồn sáng, mắt người có thể cảm nhận màu sắc của một vật hoặc là màu xám hoặc màu khác.

Hai màu được gọi là các màu bù nếu màu xám được tạo ra khi ánh sáng của hai màu này tổ hợp với nhau. Các màu gốc thuộc tâm lý là:

  • Đen và Trắng
  • Xanh lam và Vàng
  • Đỏ và Xanh lá cây

Các tập hợp khác của các màu bù bao gồm:

  • Màu da cam và màu xanh nước biển
  • Màu vàng chanh và màu tía

Màu xám là tự bù (trong ảo giác quang học thì màu sắc có thể bị chuyển sang màu bù của nó nếu nhìn lâu vào một vật).

Sử dụng, biểu tượng, biểu hiện thông thường

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Màu xám đôi khi tượng trưng cho cuộc sống tẻ nhạt, chán ngắt, không có mục đích hay những người có cuộc sống khắc khổ.
  • Chất tạo thành não người được nhắc tới như là có màu xám và được gọi là "chất xám", vì thế nó còn có nghĩa là những cái gì đó thuộc về trí thức. "Lý thuyết chỉ là màu xám..."
  • Ở châu Âu và châu Mỹ, màu xám làm người ta liên tưởng tới mùa thu, thời tiết xấu và nỗi buồn.
  • Màu xám được sử dụng để miêu tả chủ nghĩa công nghiệp, ngược lại với màu xanh lá cây để miêu tả chủ nghĩa môi trường.
  • Tóc trở thành có màu xám khi người ta đứng tuổi, vì thế màu xám liên tưởng tới những người cao tuổi, và nó truyền cảm hứng cho việc đặt tên của tổ chức Gray Panthers ở Mỹ.
  • Màu xám được sử dụng như màu của trang phục cho quân đội Liên minh miền Nam trong Nội chiến Hoa Kỳ, ngược lại với trang phục màu xanh lam của binh lính Liên bang miền Bắc Hoa Kỳ.

Tọa độ màu

[sửa | sửa mã nguồn] (Của màu mẫu) Số Hex = #808080 RGB (r, g, b) = (128, 128, 128) CMYK (c, m, y, k) = (0, 0, 0, 50) HSV (h, s, v) = (0, 0, 50) RGB Các giá trị màu xám trong thang độ màu xám là các phương án của bất đẳng thức: 0 ≤ ( R = G = B ) ≤ 255 {\displaystyle 0\leq (R=G=B)\leq 255} CMYK Các giá trị màu xám trong thang độ màu xám là các phương án của bất đẳng thức: 0 ≤ K ≤ 255 {\displaystyle 0\leq K\leq 255} khi C = M = Y = 0 {\displaystyle C=M=Y=0\,} . Trên lý thuyết, có thể đạt được thang độ màu xám với mực hoàn hảo khi: C = M = Y {\displaystyle C=M=Y\,} K = 0 {\displaystyle K=0\,} HSV Các giá trị màu xám trong thang độ màu xám là các phương án của bất đẳng thức: 0 ≤ V ≤ 100 {\displaystyle 0\leq V\leq 100} khi H = S = 0 {\displaystyle H=S=0\,} .

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Danh sách màu

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Đặng Thái Minh, "Dictionnaire vietnamien - français. Les mots vietnamiens d’origine française", Synergies Pays riverains du Mékong, n° spécial, năm 2011. ISSN: 2107-6758. Trang 113.
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Xám.
  • x
  • t
  • s
Chủ đề màu sắc
  • Đỏ
  • Cam
  • Vàng
  • Lục
  • Xanh lơ
  • Lam
  • Chàm
  • Tím
  • Tía
  • Hồng tím
  • Hồng
  • Nâu
  • Trắng
  • Xám
  • Đen
Khoa họcmàu sắc
Vật lýmàu sắc
  • Phổ điện từ
    • Ánh sáng
    • Cầu vồng
    • Nhìn thấy được
  • Màu quang phổ
  • Nhóm mang màu
    • Nhuộm màu kết cấu
    • Màu sắc động vật
  • Ueber das Sehn und die Farben
  • Cùng màu khác phổ
    • Phân bố công suất quang phổ
Cảm nhận màu
  • Thị giác màu
    • Rối loạn sắc giác
      • Achromatopsia
    • Thử ngiệm Ishihara
  • Thị giác bốn màu
    • Tính bất biến màu
    • Thuật ngữ màu
  • Độ sâu màu
    • Nhiếp ảnh màu
    • Màu đơn ấn loát
    • In màu
    • Màu web
    • Ánh xạ màu
    • Mã màu
    • Quản lý màu
    • Thành phần màu
    • Màu giả
  • Phủ tách màu
  • Cân bằng màu
  • Thiên lệch màu
  • Nhiệt độ màu
  • Eigengrau
  • Chiếc váy
Tâm lý họcmàu sắc
  • Chủ nghĩa tượng trưng màu sắc
  • Thiên vị màu
  • Thử nghiệm màu Lüscher
  • Đường cong Kruithof
  • Màu sắc chính trị
  • Màu đại diện quốc gia
  • Chứng sợ màu
  • Liệu pháp màu
Triết họcmàu sắc
Không gian màu
  • Mô hình màu
    • Phát xạ
    • Hấp thụ
  • Phối hợp màu
    • Màu cơ bản
    • Màu thứ cấp
    • Màu tam cấp
    • Màu tứ cấp
    • Màu ngũ cấp
    • Màu nóng (ấm)
    • Màu lạnh (mát)
  • Màu phấn tiên
  • Tiệm biến màu
Phối màu
  • Công cụ màu
    • Màu đơn sắc
    • Màu phụ
    • Màu tương tự
    • Màu không sắc
    • Màu đa sắc
  • Màu không thể có
  • Phối màu sáng nền tối
  • Sắc thái trong huy hiệu học
Lý thuyết màu
  • Biểu đồ độ màu
  • Lập thể màu
  • Vòng màu
  • Tam giác màu
  • Phân tích màu
  • Chủ nghĩa hiện thực màu
Thuật ngữmàu sắc
Thuật ngữcơ bản
  • Xanh dương
  • Xanh lá cây
  • Đỏ
  • Vàng
  • Hồng
  • Tía
  • Da cam
  • Đen
  • Xám
  • Trắng
  • Nâu
Khác biệtvăn hóa
  • Linguistic relativity and the color naming debate
    • Blue–green distinction in language
  • Lịch sử màu sắc
    • Color in Chinese culture
    • Traditional colors of Japan
    • Màu da
Các chiều màu
  • Hue
    • Dichromatism
  • Colorfulness (chroma and saturation)
  • Tints and shades
  • Lightness (tone and value)
  • Grayscale
Tổ chứcmàu
  • Pantone
  • Color Marketing Group
  • The Color Association of the United States
  • International Colour Authority
  • Ủy ban Quốc tế về Chiếu sáng (CIE)
  • International Color Consortium
  • International Colour Association
Danh sách
  • List of colors: A–F
  • List of colors: G–M
  • List of colors: N–Z
  • Danh sách màu
  • List of colors by shade
  • List of color palettes
  • List of color spaces
  • List of Crayola crayon colors
    • history
  • Color chart
  • List of fictional colors
  • List of RAL colors
  • List of web colors
Liên quan
  • Thị giác
  • Xử lý hình ảnh
  • Multi-primary color display
    • Quattron
  • Qualia
  • Chiếu sáng
  • Local color (visual art)
  • Thể loại Thể loại
  • Index of color-related articles

Từ khóa » Da Xám Là Gì